Phương Nam Co LTD
© 19/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Chủ nghĩa kiến trúc chiết trung (ECLECTICISM) nhà đẹp.

Chủ nghĩa chiết trung trong kiến trúc Phương Tây nửa sau thế kỷ XIX, chủ yếu ở Pháp và muộn hơn một chút ở Mỹ, là sự thể hiện quan điểm của tầng lớp tư sản hãnh tiến ít hiểu biết về nghệ thuật và kiến trúc nhà đẹp song muốn phô diễn sự giàu có và thị hiếu khác lạ về nghệ thuật của họ thông qua hình thức trang trí cầu kỳ mà chưa tính đến hiệu quả về mặt thẩm mỹ. Họ dễ dàng chấp nhận những hình thức nghệ thuật, nhất là loại hình phóng khoáng, không bị bó buộc bởi quan điểm học viện cứng nhắc.

Tác phẩm kiến trúc điển hình cho xu hướng này là Nhà hát Paris đẹp của Pháp được xây dựng trong khoảng thời gian 1862 - 1875 với sự tham gia của kiến trúc sư Charles Garnier (1825 - 1898). Được đào tạo tại Trường Mỹ thuật Paris. Gamier là một nhân vật chủ chốt của học phái Mỹ thuật và chịu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Chiết trung. Nhà hát Paris được trang trí hết sức công phu và tỷ mỷ theo phong cách nghệ thuật Tân Baroc hơn là Tân Cổ điển, phối màu tinh tế, song cũng có ý kiến cho rằng ở đây có sự "nổi loạn về màu sắc". Để đạt hiệu quả nhìn và đồng thời tạo nên một sự khác biệt cần thiết so với những công trình trước đó, Gamier bố trí cột thành từng cặp cả trên mặt đứng lẫn trong khan phòng, thay vì dàn đều. Các cầu thang và ban công và cả những mảng, diện nhỏ nhất trên trần và tường cũng được  tận dụng để lấp đầy các chi tiết trang trí. Sảnh là không gian đáp ứng nhu cầu giao tiếp của giới thượng lưu nên được thiết kế rộng và được trang trí rất tinh tế. Nhà hát đạt được những giá trị nhất định, về nghệ thuật hơn là về kiến trúc, và là một công trình trọng yếu trong dự án quy hoạch lại trung tâm Paris của Haussmann.

 

Mặt bằng nhà hát Opera Paris

Mặt đứng phía trước nhà hát Opera Paris (1862 - 1875)

Vật liệu xây dựng thô, kỷ thuật thi công mới và các loại hình kiên trúc nhà đẹp mới

Thế kỷ XIX đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nén sản xuất công nghiệp tư bản chú nghĩa cùng với những thành tựu vé kỹ thuật và phát minh khoa học. Những kỹ thuật thi công nhà đẹp mới này được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống, đem lại những chuyển biến xã hội to lớn. Trong lĩnh vực xày dựng, thi công phần thô nhà ở những tiến bộ này thể hiện của những loại hình kết cấu xây dựng phần thô mới, những vật liệu xây dựng thô mới, những công trình mới xuất hiện gây ấn tượng mạnh vì đem lại một cái nhìn hoàn toàn khác so với những quan điểm từng tồn tại trước đó hàng trãm năm, Những kỹ sư được đào tạo trong những trường kỹ thuật chính là người hấp thụ những kiến thức tiên tiến và khởi xướng xu hướng kỹ thuật thi công mới trong kiến trúc, chứ không phải là những kiến trúc sư được đào tạo bài bản trong môi trường kinh viện cho thiết kế mẫu nhà đẹp. Luyện kim là một trong số những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất lúc bấy giờ. Sản lượng thép tăng mạnh nên việc sử dụng thép trong xây dựng phần thô ngày một phổ biến hơn. So với kết cấu thông thường như gạch, đá, gổ thì thép mang nhiều tính ưu việt như trọng lượng bản thân nhỏ đơn giá thi công cho phần thô thấp, kích thước gọn tạo cảm giác thanh thoát, và quan trọng hơn là vượt được những nhịp lớn hơn hẳn so với những dạng cấu trúc khác. Ngoài ra thép còn có khả năng chống cháy tốt hơn các loai vặt liệu truyền thống. Sau thép, đến lượt vật liệu kính được nghiên cứu áp dụng, đem lại những hiệu quả to lớn giải quyết về ánh sáng và tạo nên dáng vẻ hiện dại cho công trình. Trong khi đó, bộ môn kết cấu cũng có những nghiên cứu tìm tòi để cho ra các loại hình kết cấu làm việc hiệu quả cũng như cơ chế chịu lực của kết cấu như các dầm chữ T, chữ I, kết cấu sườn chịu lực, kết cấu dàn thép, vỏ mỏng. Sự kết hợp giữa thép và ximãng đã cho ra vật liệu bêtông cốt thép - được xem như "đá nhân tạo'' trong xây dựng. Cung Thủy tinh ở Anh (1851), Tháp Eiffel (1889) và Nhà triển lãm Cơ khí tại Pháp (1855) là những công trình di tiên phong. Thủv tinh cung ở London ra đời nãm 1851 trong bối cảnh các hội chợ triển lãm những thành tựu cống nghiệp liên tục được tổ chức. Thực tế đặt ra bài toán cho những người hữu trách cần có những không gian lớn, thậm chí rất lớn, với thòi gian xây lắp nhanh, sau đó cũng phải tháo dỡ nhanh để trả lại không gian vốn có của dô thị, đồng thời sẵn sàng được sử dụng cho những lần tiếp theo. Cuộc triển lãm năm đó lần dầu tiên mang tính quốc tế. Nhiệm vụ của nhũng người thiết kế là có được một công trình xứng tầm với vị thế của Đế quốc Anh trên phạm vi toàn cầu. Với những ưu điểm đã được khẳng định qua các công trình quy mô nhỏ hơn truớc đó mang tính thử nghiệm, kết cấu thép và kính đã được lựa chọn, sử dụng những cấu kiện chế tạo sẩn theo một quy chuẩn thống nhất nên một công trình ỉớn như vậy chỉ cần chưa đầy 8 tháng là lắp ráp xong. Kích thước công trình rất đồ sộ: dài 554,4 m, rộng 122,4 m, cao 3 tầng. Ngôn ngữ tạo hình mới mẻ với những cấu kiện thép vững chãi mà lại thanh mảnh, và sự trong suốt của kính đã tạo ra ấn tượng rất mạnh mẽ. Những mảng kính lớn được sử dụng ncn ánh sáng bcn trong rất đầy đủ. Tòa nhà có thể trưng bày những cỗ máy lớn dài hàng chục mét đến những vật dụng nhỏ như cái kéo, chiếc kim. 29 Ngay lập tức, Cung thủy tinh được coi là một biểu tượng của sự cách tân. Đã qua bao thế kỷ nhìn nhiều công trình bằng gạch đá đặc, nặng nề, công chúng nay có dịp thướng thức một loại hình nghệ thuật tạo không gian mới như đưa con người vào một thế giới khác hán. Chính vẻ huy hoàng tráng lệ đó đã giúp công trình vượt qua những định kiến thủ cựu để được xã hội thừa nhận như một nhà phê bình đã viết: "Sự mới mẻ của hình thức và chi tiết mang lại một ảnh hưởng lớn lao đến thị hiếu thẩm mỹ của cả một dân tộc".

Thủy tinh cung ỏ London - Anh (1850 -1851)

Tuy chỉ tồn tại trong thời gian triển lãm chừng 5 tháng song công trình này để lại một tiếng vang lớn, khẳng định xu thế đi lên của kỹ thuật thi công hiện đại. Quan trọng hơn, sự kiện này đã cổ vũ các kiến trúc sư mạnh dạn sử dụng những vật liệu thô mới và thể nghiệm những phong cách mới trong thiết kế xây dựng công trình nhà ở.

 

Tháp Eiffel ở Paris - Pháp (1889)

Một ví dụ cho sự mạnh dạn này là Tháp Eiffel ở thủ đô Paris. Với mong muốn được đế lại một kiệt tác kiến trúc, khi có được cơ hội để thể hiện tài năng, kỹ sư lỗi lạc Gustave Eiffel (1832 - 1923) đã đưa ra một phương án thiết kế thi công thô rất táo bạo gây xốn xao dư luận Pháp cũng như cả Châu Âu lúc bấy giờ, với sự hiện diện của một tòa tháp bằng thép vươn tới độ cao mà ít ai dám nghĩ đến. Ý tưởng chủ đạo của ông là tạo ra một biểu tượng cúa nền công nghiệp Pháp và là một dấu ấn không phai về nghệ thuật xây dựng bằng vật liệu kim loại trong phần thô. Công trình khổng lồ hoàn toàn bằng thép này gồm 3 tầng, cao 276 m (nếu kể cả cột tháp vô tuyến là 320 m, có 4 chân trụ trên một đế hình vuông có cạnh 124 m. Trên độ cao này, du khách có thể nhìn toàn cảnh Paris tươi đẹp. Nếu như Thủy tinh cung của Anh khiến người ta bàng hoàng bởi chiều dài và chiểu rộng thì tháp Eiffel lại gây ấn tượng mạnh ở độ cao. Cũng như ở Anh, sự thể nghiệm mới này ở Pháp cũng gây nên nhiều cuộc tranh luận trong mọi tầng lớp xã hội, song cuối cùng thì trào lưu kỹ thuật mới cũng thắng thế. Bản thân tác giả phát biểu: "Nguyên tắc đẩu tiên của thẩm mỹ kiến trúc là những dường nét cơ bàn phải được xác định bởi chính công năng của công trình". Còn tự bản thân công trình với những đường cong duyên dáng và những chi tiết tinh tế đã đủ sức thuyết phục và tháp Eiffel từ ngày khánh thành luôn là một biểu trưng của nước Pháp chứ không còn là của riêng Paris, và cũng là một trong số những điểm thu hút nhiều khách tham quan nhất Châu Âu. Tháp Eiffel đã chứng minh được sức mạnh của khoa học kỹ thuật cũng như sức sáng tạo vô song của con người.

 Mặt bằng Thư viện Quốc gia Pháp ở Paris

Cùng được khánh thành nãm 1889, Cung cơ khí ở Paris được ghi nhận bởi sự vượt nhịp lớn tới 115 m. Đây là sự hợp tác chặt chẽ của 2 kỹ sư tên tuổi: Charles Dutert (1845 - 1906) và Victor Contamin (1840 - 1893). Lại một lần nữa, kết cấu thép đã chứng tỏ được những tính năng vượt trội. Tuy khiêm tốn hơn hai công trình trên về quy mô, song Thư viện Quốc gia Paris (1859 - 1867) thiết kế bởi kiến trúc sư Henri Labrouste (1801 - 1875) lại gây được sự chú ý bởi sự trang trí giàu sức biểu hiện của 9 vòm coupole chịu lực bằng thép của phòng đọc trung tâm để trần, và những ô kính lấy sáng trên mái cũng được lắp những hoa văn bằng thép mềm mại, nền nã. Cả những cột thép tại những điểm giao nhau của các vòm cũng được chế tạo từ thép rất thanh mảnh, không che khuất nhiều tầm nhìn trong thư phòng.

Nội thất phòng đọc Thư viện Quốc gia Pháp tại Paris (1859 - 1867)