Phương Nam Co LTD
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Khối lượng thi công đất trong công trình nhà dân dụng

Khối lượng thi công đất trong công trình nhà dân dụng và phương pháp tính khối lượng thi công đào đất

Những công trình  bằng đất thường có kích thước lớn theo không gian 3 chiều. Bởi vậy, trước khi quyết định kích thước thi công hoặc đo đạc nhầm, sai lệch một ít thì dẫn đến sai lệch về khối lượng công tác, sai lệch về quy định của thiết kế gây tốn kém cho chi phí Thi công.

Muốn thi công đào đất phần móng nhà dân dụng đúng đồ án thiết kế đã quy định, đảm bảo kỹ, mỹ thuật cho công trình thì việc xác định kích thước để tính toán cần phải chính xác. Đối với các công trình như nền đường, mương máng, mặt nền thì lấy kích thước tính toán khối lượng đúng bằng kích thước thực tế của công trình. Còn đối với các công trình đất phục vụ cho việc tiếp tục thi công các phần việc khác như hố móng nhà, đường hầm thì khi đó lấy kích thước để tính toán sẽ phụ thuôc vào đụng cụ và máy móc thi công. Nếu thi công bằng phương pháp thủ công thì lấy kích thước lớn hơn kích thước các hạng mục công trình tiếp theo là 20 - 30cm. Nếu thi công bằng phương pháp cơ giới thì người ta phải lấy kích thước tính toán lớn hơn kích thước công trình thi công tiếp theo từ 2 đến 5m tuỳ theo loại máy móc dự kiến sẽ sử dụng thi công.

Phương pháp títih toán khối lượng công tác đất dựa vào các công thức toán học (hình học không gian), ví dụ như hình nón, hình hộp chữ nhật, hình đống cát... Đối với những hình khối không đúng các dạng hình học không gian thông thường thì ta phải dưa về những cách tính gần đúng, sao cho sai số không lớn lắm, nằm trong phạm vi cho phép. Đôi khi một công trình cần phân tích ra nhiều hình khối để tính toán.

Tính khối lượng đất cần  khi thi công đào móng nhà

Đối với hình đống cát : V = h/6 x [ab + (a + d) (b + c) + dcl

Đối với khối lập phương:         V = a3

Đối với khối hộp chữ nhật : V = a.b.h

Đối với hình nón: : V = (h/7)x π R2

Với công thức tính thể tích hình đống cát nếu hai đáy song song với nhau thì độ chính xác đạt rất cao. Người ta thường áp dụng công thức này để tính hố móng những đống rất lớn. Nếu công trình chạy dài như kênh, mương, đê, đập khi tính toán người ta có thể chia nhỏ ra từng phần để tính.

Tính khối lượng công tác đất của công trình chạy dài

Những công trình dạng này có thể dài từ vài chục mét đến vài chục kilômét. Do mặt đất tự nhiên không bằng phẳng, nên chiều cao h của công trình luôn thay dổi. Để xác định khối lượng đào đắp chính xác, người ta phân công trình ra làm nhiêu đoạn nhỏ để tính. Đo chia ra nên khối lượng sẽ tăng lên. Sau khi chia ra thành từng đoạn, ta xác định các thông số hình học của tiết điện 2 đầu.

Thể tích của hình chạy dài tính gần đúng theo các công thức sau:

V1 = 0.5x(F1+F2)x l

V2 = Ftbx l

Trong dó: F1 - diện tích của tiết diện trước;

F2 - diện tích của tiết diện sau;

l - chiều dài của đoạn công trình cần tính;

Ftb - diện tích của tiết diện trung bình mà ở đó chiều cao của tiết diện bằng trung bình công của chiều cao hai tiết diện trước và sau. (3)

V1 > V > V2

Vì vậy, công thức (1) và (2) chỉ áp dụng trong trường hợp đoạn công trình có l < 50m và sự chênh lệch chiều cao của tiết diện đầu và cuối không quá 0,5m: h1 - h2 < 0,5m.

Theo Vinkler, ta có công thức

V= [0.5x(F-F2)-1/6x(h-h’)2 xm]x l

Trong đó:

h = 0.5*(h1+h2)

h’= 0.5*(h3+h4)

m - độ soải của mái đốc 2 bên sườn coi là bằng nhau.

Xác định khối lượng theo công thức của Muazô:

V= [Ftb + m*(h-h’)2/12]x l