Phương Nam Co LTD
© 19/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Polysorbate 80 có tác dụng gì? Ba nhóm vải sợi dệt

Ngày nay vải sợi được sử dụng trong lĩnh vực may mặc gồm một nhiều loại sợi dệt khác nhau mà mỗi loại đòi hỏi sự giặt ủi thích hợp, tác động một cách khác nhau dưới các tác dụng của nước, nhiệt độ, tác động cơ giới của máy, chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt tween 80, span 80.

Các sợi dệt được xếp thành ba nhóm theo nguồn gốc của chúng.

Sợi thiên nhiên.

Sợi thiên nhiên có thể thuộc các loại thảo mộc như bông, sợi gai hoặc thuộc động vật như len, tơ. . . Trong đó sợi bông được sử dụng trong công nghiệp dệt với tỉ lệ lớn nhất 52 đến 60%, sợi len chiếm từ 6 đến 9%, còn sợi tơ tằm chiếm khoảng 0,2% số sợi dệt trên toàn thế giới.

Sợi thiên nhiên được chia làm 2 loại:

* Sợi thiên nhiên thực vật: Sợi thiên nhiên thực vật gồm chủ yếu hai loại sợi chính là: sợi bông và sợi libe.

-Sợi bông thu hoạch từ quả bông, là tập hợp các tế bào thực vật có hình dải, đầu trên nhọn khép kín và bị xoắn nhiều hơn ở đầu dưới. Thành phần chính của sợi bông là xenlulo, ngoài ra còn một số tạp chất khác như: hợp chất chứa nitơ, sáp bông, chất pectin, tro và một vài chất nữa. Khối lượng riêng của sợi bông là 1,53 g/cm3. Hàm ẩm của sợi bông lần lượt là 5,5 đến 6,5 % và 11 đến 12% tương ứng trong điều kiện không khí khô và trong không khí ẩm .

- Sợi libe được lấy từ vỏ một số cây như: lanh, đay, gai và một số cây khác tương tự. Cấu tạo sợi libe là những xơ libe liên kết với nhau bởi màng pectin. Quá trình tách sợi libe ra khỏi vỏ cây gọi là quá trình sơ chế hay gọi là quá trình thoát keo.

Sợi thiên nhiên thực vật có đặc tính dai, bền, có khả năng chịu nhiệt cao, chà sát mạnh.

*. Sợi thiên nhiên động vật: Sợi thiên nhiên động vật, ngày nay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong công nghiệp dệt, chủ yếu là len và tơ.

Theo cấu tạo và đặc tính chung len được chia làm 4 loại: Len tơ. Len nửa tơ. Len nửa thô. Len thô.

Sợi len rất dễ hút ẩm. Tuỳ theo độ ẩm và nhiệt độ của môi trường mà hàm ẩm của len sẽ thay đổi theo. Ví dụ: sấy khô len ở 100 đến 105 oC len sẽ bị giảm độ bền và dòn vì mất ẩm, nếu cho hồi ẩm thì len lại trở nên mềm mại như ban đầu. Trong các nguồn nguyên liệu dùng làm len thì lông cừu chiếm một trữ lượng lớn hơn cả.

Khác với các loại sợi thiên nhiên trên, tơ tằm không có cấu tạo tế bào. Mỗi sợi tơ gồm hai sợi nhỏ nằm song song, thành phần chủ yếu là fibroin và được phủ ngoài bằng một lớp keo dính xerixin. Khi nấu tơ tằm trong dung dịch xà phòng, do các tạp chất tan ra trong rượu và ete nên, khối lượng tơ giảm đi từ 20 đến 30%.

Nói chung, sợi thiên nhiên động vật rất mỏng manh, nếu bị ướt sẽ mất 40% sức bền dai của chúng. Sợi thiên nhiên động vật phải xử lý hết sức thận trọng, ở 20 đến 30 oC là tối đa. Trong các loại sợi thiên nhiên thì sợi bông được sử dụng trong công nghiệp dệt nhiều nhất (52 đến 60 %).

Polysorbate 80 có tác dụng gì? Sợi hoá học.

Là những loại xơ không có sẵn trong thiên nhiên, do con người chế tạo bằng các quy trình gia công hóa học. Sợi hoá học tuy mới xuất hiện trong vòng hơn nửa thế kỷ nay nhưng nó đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt. Sợi hoá học bao gồm sợi nhân tạo và sợi tổng hợp.

* Sợi tổng hợp: Sợi tổng hợp là những loại được chế tạo hoàn toàn bằng những hợp chất cao phân tử tổng hợp. Sợi tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dệt hiện nay gồm các loại như: polyeste (bao gồm terilen, dacron, lapxan,. . . ), polyacrylonitril, polyvinylic, polyvinylclorua, polyamit (bao gồm nylon 6, nylon 7, nylon 8, nylon 9, nylon 4 và các kiểu nylon 4 - 6, nylon 5 - 6, nylon 6 - 10, v. v. . . Quan trọng và được sản xuất nhiều hơn cả là nylon 6, nylon 6,6, nylon 7 và nylon 6 - 10.

Sợi polyamit và polyeste thuộc về nhóm sợi mạch dị thể, còn polyacrylonitril, polyvinilic, và polyvinylclorua thuộc nhóm mạch cacbon.

Sợi thuộc nhóm mạch dị thể có độ bền cao. Độ bền đứt của nó có thể đạt đến 60 đến 70 m. Độ bền nhiệt của nó vượt xa các loại sợi khác (khi chịu gia nhiệt liên tục trong 1000 h ở nhiệt độ 150 oC thì độ bền của nó chỉ giảm 50 %). Trong khi đó cũng nhiệt độ này thì chỉ trong 200 đến 300 h nhiều sợi khác đã bị phá huỷ hoàn toàn. Tuy nhiên khi đến 235 oC chúng bắt đầu bị mất độ định hướng đại phân tử, 265 oC bị nóng chảy và đến 275 oC thì bị phá huỷ.

Sợi thuộc nhóm mạch cacbon thì không những có độ bền cơ học cao mà độ bền này còn không bị giảm trong trạng thái ướt. Tuy nhiên nhược điểm của nó là kém bền với ma sát. Chúng dễ giặt, mau khô và giữ nhiệt. Độ bền nhiệt của loại sợi này khá cao. Tác dụng nhiệt ở 130 oC trong một thời gian dài hầu như độ bền cơ lý của nó vẫn không thay đổi. Song ở 220 oC đến 230 oC chúng mềm ra và bắt đầu bị phân huỷ.

Tóm lại, sợi tổng hợp có tính bền, chắc. Chúng không cho nước hoặc chất bẩn thấm sâu vào, ngoại trừ một số chất mỡ. Tuy nhiên sợi tổng hợp ít chịu được nhiệt độ cao nên việc tẩy rửa, tỉ lệ polysorbate 80 trong chất tẩy rửa cũng phải hết sức thận trọng.

* Sợi nhân tạo: Sợi nhân tạo được sản xuất từ các hợp chất cao phân tử thiên nhiên như: nguồn gốc từ xenlulô (viscose, axetat, triaxetat, đồng - amoniac), nguồn gốc từ protit (cazêin, zêin. . . )

Sợi nhân tạo có cấu trúc xốp, hầu như không có các phần kết tinh. Sợi nhân tạo chính là dẫn xuất của sợi thiên nhiên thực vật. Chúng mỏng manh hơn sợi thiên nhiên cùng loại. Dưới tác dụng của các axit khoáng đậm đặc ở nhiệt độ thường và axit khoáng loãng ở nhiệt độ cao hay trong thời gian dài sợi nhân tạo sẽ bị phá huỷ nhanh hơn sợi tự nhiên.

Sợi nhân tạo không có tính nhiệt dẻo, vì vậy ở 100 oC đến 120 oC độ bền của nó không những bị giảm mà còn tăng lên do một phần ẩm bị khử ra khỏi sợi, làm liên kết giữa các đại phân tử thêm chặt chẽ hơn. Khi chịu tác dụng của nhiệt độ đến 150 oC trong thời gian dài chúng sẽ bị giảm độ bền nghiêm trọng.

Sợi hỗn hợp (sợi pha).

Sợi hỗn hợp (sợi pha) gồm những sợi thiên nhiên và sợi tổng hợp phối trộn với nhau theo những tỷ lệ nhất định như: polyeste pha bông, len pha polyamit. . .

Sợi hỗn hợp phối hợp ưu điểm của từng loại sợi thành phần. Ngày nay chúng được sử dụng nhiều vì chúng dung hoà sự thoải mái của sợi thiên nhiên với lợi ích của sợi tổng hợp. Nhiệt độ xử lý sợi hỗn hợp chịu chi phối bởi loại sợi mỏng manh nhất.

Tùy vào mục đích và đặc tính của từng loại sợi mà người ta sử dụng phù hợp cho các mục đích khác nhau.

Đặc tính của các loại sợi dệt khác nhau

Sợi thiên nhiên thực vật: Bông, Sợi gai;  Dai, bền cơ.  Chịu nhiệt cao, chà xát mạnh và xử lý bằng Clo, tween 80

Sợi      thiên  nhiên động vật: Len, Tơ;  Mỏng manh, mất 40 % sức bền dai của chúng nếu bị ướt.  Xử lý thận trọng, giặt và xả ở nhiệt độ tối đa 20 đến 30 oC.

Sợi      nhân  tạo (viscose, axetate);  Dẫn xuất của sợi thiên nhiên thực vật.  Không dùng clo để xử lý.

Sợi hỗn hợp (sợi pha - hỗn hợp của sợi tổng hợp và thiên nhiên);  Ngày nay được sử dụng nhiều, loại sợi tân tiến này dung hoà sự thoải mái của sợi thiên nhiên với lợi ích của sợi tổng hợp.  Nhiệt độ giặt giũ cần chọn tuỳ theo loại sợi mỏng manh nhất.

Sợi      tổng   hợp: Nylon, Rilsan;  Có tính bền chắc. Chúng không để cho nước hoặc chất bẩn thấm sâu vào, ngoại trừ một số chất mỡ ; Không chịu được nhiệt độ cao. Do đó việc tẩy rửa cần thận trọng. Công thức dầu bôi trơn sợi vải với tỷ lệ polysorbate 80 ; span 80; nước phù hợp.