Phương Nam Co LTD
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Thi công nhà giá rẻ bằng phương pháp tăng năng suất lao động

Tăng năng suất lao động để thực hiện đơn giá thi công nhà giá rẻ với chất lượng công trình đảm bảo yêu cầu đạt nghiệm thu theo tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu  theo tiêu chuẩn xây dựng là mục tiêu mà ban giám đốc công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam.

Năng suất lao động trong thi công xây dựng nhà là:

+ Khối lượng (m2) cốt pha dầm sàn cột được thi công xây dựng nhà đóng trong 1 ngày công hoặc 1 ca làm việc (số lượng lao động hao phí “giờ công, ngày công”)

+ Khối lượng thép (kg, tấn..) dầm sàn cột được thi công xây dựng nhà trong 1 ngày công hoặc 1 ca làm việc

 + Khối lượng (m2) xây tường, tô dầm trần cột tường được thi công xây dựng nhà trong 1 ngày công hoặc 1 ca làm việc

+ Khối lượng (m2) lát, ốp gạch, đá granite được thi công xây dựng nhà trong 1 ngày công hoặc 1 ca làm việc

+ Khối lượng (m2) sơn nước, sơn được thi công xây dựng nhà trong 1 ngày công hoặc 1 ca làm việc….vv

Là số lượng lao động hao phí (giờ công, ngày công) để tạo ra một đơn vị sản phẩm

Thi công nhà giá rẻ bằng phương pháp tăng năng suất lao động

Tăng năng suất lao động và thi công nhà giá rẻ

Với 2 cách đo tính năng suất lao động và thi công nhà giá rẻ đó là: số lượng sản phẩm ... hoặc số lượng nhân công hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm. Hai cách do tính này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau:

Nếu gọi s là số sản phẩm làm ra khi hao phí một lượng lao động tương ứng là T thì:

+ Năng suất lao động tính theo số lượng sản phẩm (s) là: s =S/T

+ Năng suất lao động tính theo số lượng lao đông hao phí (t) là: t = T/S

Vậy ta có công thức cở bản: t = 1/s ;

Ngoài 2 cách đo tính năng suất lao động nêu trên, nếu đo năng suất lao động bằng đơn giá tiền công (hoặc tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm) là không đúng. Vì rằng năng suất lao động và đơn giá tiền lương (hoặc tiền công) thuộc 2 phạm trù khác hẳn nhau: năng suất lao động thuộc phạm trù hiệu suất lao động còn dơn giá tiền lương thuộc phạm trù giá cả lao động. Muốn tăng năng suất lao động để đạt hiệu quả trong thi công nhà giá rẻ thì phải đầu tư cho thiết bị, công nghệ và con người; còn tăng đơn giá tiền lương nhiều khi không phái đơn thuần do công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam quyết định được mà còn do quy luật cung - cầu - giá cả và các chính sách lớn của nhà nước nói chung, tức là có khi năng suất lao động chẳng có gì tăng nhưng đơn giá tiền công vẫn phải tăng điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trong thi công nhà giá rẻ. Trong thực tế, có một số doanh nghiệp lấy đơn giá tiền lương làm thước đo năng suất lao động thì qua một đêm "năng suất lao động có thể tăng đến vài chục phần trăm” cũng không phải là chuyện hiếm. Điều đó gây ra nhiều khó khăn cho việc quản lý sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Đánh giá khen thưởng tạo hiệu quả thi công nhà giá rẻ:

Vì năng suất lao động được tính theo hai hình thức: theo sản phẩm và theo hao phí lao động nên cấn xem xét khi đánh giá mức độ tăng (hoặc giảm) năng suất lao động có gì khác nhau không?

Xét một tình huống trong thi công xây dựng nhà của công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam: Có 2 nhóm thợ cùng làm một loại sản phẩm trong điều kiện tương tự: nhóm I gồm 4 người làm được 10 sản phẩm hết 5 giờ; nhóm II gồm 5 người làm được 10 sản phẩm hết 4,3 giờ. Hỏi nhóm nào có năng suất lao động cao hơn và cao hơn nhóm kia là bao nhiêu % (tính theo sản phẩm và theo hao phí lao động)?

Năng suất lao động tính theo sản phẩm cùa từng nhóm:

+ Nhóm I- năng suất lao động I = 0,5SP/ giờ .công

+ Nhóm II: năng suất lao động II = 0,465SP/giờ.công

Ta thấy nhóm I có năng suất lao động cao hơn nhóm II và cao hơn là: 7,53%

Năng suất lao động tính theo hao phí lao động của từng nhóm:

+ Nhóm I: năng suất lao động 1 = 2 giờ .công /SP

+ Nhóm II: năng suất lao động 2 = 2.15 giờ .công /SP

Ta thấy nhóm I có năng suất lao động cao hơn nhóm II và cao hơn là: = -6,98%

Có nghĩa là "hiệu suất lao động" của nhóm I cao hơn nhóm II, vì rằng để làm ra 1 sản phẩm nhóm I đã hao phí ít hơn (dấu trừ) là 6,98% hao phí lao động, tức là tăng năng suất lao động 6,98% (tính theo hao phí lao động).

Từ kết quả tính toán ở trên, ta thấy tăng năng suất lao động tính theo sản phẩm tăng nhiều hơn tính theo hao phí lao động (7,53%>6,98%). Do đó khi xét thưởng tăng năng suất lao động cần phải quy định thống nhất.

Khi xếp loại khen thưởng dựa vào mức độ tăng năng suất lao động , vấn đề còn ở chỗ là "cách đặt phép tính" chứ không hẳn là dùng số liệu là sản phẩm (S) hay hao phí lao động (H).

 (*) Trong thực tế người ta hay dùng công thức này để tính tăng năng suất lao động theo số lượng sản phẩm  tuy rằng các số liệu dùng để tính đều là HPLĐ.

Tăng năng suất lao động và làm nhanh hơn là hai vấn đề có ý nghĩa khác nhau:

Ta lấy tình huống trong thi công xây dựng nhà của công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam, thấy rằng nhóm I gổm 4 người làm được 10 sản phẩm hết 5 giờ; nhóm II gồm 5 người làm được 10 sản phẩm hết 4,3 giờ. Như vậy nhóm I làm chậm hơn nhưng lại có năng suất lao động cao hơn; nhóm II làm nhanh hơn nhung năng suất lao động lại thấp hơn. Do đó làm nhanh hơn không phải bao giờ cũng là có năng suất lao động cao hơn nhưng cũng có lúc cần thiết. Vấn đề này có liên quan đến hai đại lượng hao phí thời gian và hao phí lao động cùng với những ý nghĩa của nó.

Đại luợng thời gian: trong công tác định mức thường dùng các đơn vị đo thời gian: giây, phút, ngày, tháng (dùng trong định mức thời hạn xây dựng công trình).

Thời gian cũng dùng để đo tốc độ sản xuất, chẳng hạn một dội xây dựng cứ mỗi ca 8 giờ làm được 25 cấu kiện xây dựng; một đội xây dựng khác cứ mỗi ca làm ra 30 cấu kiện xây dựng cùng loại thì nói ngay rằng đội thứ hai làm nhanh hơn, chưa thể nói được đội nào có năng suất lao động cao hơn.

Đại lượng hao phí lao động: Hao phí lao động (H) là lao động của con người sản ra trong một khoảng thời gian.

+ Công thức tính;

H = (Số người làm việc) X [Thời gian làm việc (giây, phút, giờ, ngày)] (4.2)

+ Đơn vị đo của hao phí lao động (H) thường dùng trong định mức là: giây X người; phút X người; giờ X người (giờ. công); ngày X người (ngày.công, hoặc viết ngắn gọn là công)

+ Hao phí lao động dùng để đo hiệu suất làm việc của con người

Vai trò và tác dụng của đại lượng hao phí thời gian và hao phí lao động trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp xây dựng:

+ Nếu không có gì hối thúc thì hoạt động SXKD phải đảm bảo năng suất lao động để dạt và vượt các định mức được giao nhằm đạt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.

+ Sản xuất xây lắp là một lĩnh vục sản xuất kém ổn định và gặp nhiều rủi ro vì thiên tai nén sản phẩm xây dựng nhiều khi không được hoàn thành và bàn giao đúng hạn định. Nếu là những công trình có ý nghĩa chính trị cụ thể hoặc để giữ tín nhiệm với các đối tác thì "làm nhanh" để hoàn thành đúng hạn còn quan trọng hơn là bảo đảm năng suất lao động nhưng bị chậm. Vì, nếu doanh nghiệp có được vị thế và sự tín nhiệm sẽ có nhiều cở hội để bù đắp những thua thiệt nhỏ, nhất thời.

Nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động hiệu quả thi công nhà giá rẻ

Bố trí chỗ làm việc hợp lý, bảo đảm các tiêu chuẩn quy định

Khái niệm chỗ làm việc: là một khoảng không gian trong đó đủ chỗ để bố trí công cụ lao động, đối tượng lao động, sản phẩm làm ra và đường đi lại, vận chuyển sao cho người lao động thao tác thuận lợi để đạt và tăng năng suất lao động.

Chỗ làm việc phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

+ Đảm bảo an toàn (an toàn sản xuất, an toàn lao động); phòng chống cháy nổ.

+ Đảm bảo vệ sinh môi ưường: thông gió, độ nhiễm độc, nhiễm bụi phải đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Đảm bảo chiểu sáng nhất là các đèn tín hiệu để điều hành các khâu công việc phải phối hợp chặt chẽ. Không để tiếng ồn quả mức cho phép vừa hại sức khoẻ vừa cản trở thông tin, mệnh lệnh bằng tiếng nói.

Chất lượng của công cụ lao động: máy móc thiết bị và công cụ cầm tay phải phù hợp với sản phẩm và công nghệ; bảo đảm sẩn sàng vào việc và vận hành bình thường suốt cả ca làm việc.

Chất lượng của đổi tượng lao động: vật liệu, bán thành phẩm đưa vào sản xuất cần phải có xuất xứ, mẫu mã đúng quy cách và chất Lượng theo yêu cầu của thiết kế.

Bố trí lao động đứng nghê và đúng bậc thợ yêu cầu ở mỗi vị trí làm việc, đôi khi còn lưu ý đến cá tính của người thợ có phù hợp với yêu cầu công việc không. Ở mỗi vị trí cần nói rõ "người thợ phải làm những gì được ghi ở trên bảng và ghi lại những gì chưa lốt trong công việc".