Phương Nam Co LTD
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Kỹ thuật thi công báo giá tô trát hoàn thiện nhà phố

Các loại mặt trát, phạm vi ứng dạng

Căn cứ vào bản vẻ kiến trúc, kết cấu, báo giá hoàn thiện nhà phố giữa Phương Nam và chủ đầu tư mà có thể phân ra các phân khu khác mà có các mặt trát khác nhau, thường có một số loại mặt trát:

Trát l lớp: chiều dày lớp vữa khoảng lcm;

Trát 2 lớp: chiều dày lớp vữa khoảng 1,5 - 2cm;

Trát 3 lớp: chiều dày lớp vữa khoảng 2,5 -3cm.

Thi công hoàn thiện trát một lớp nhà phố

Thường có chiều dày lcm, với kỹ thuật trát tường nhà phố này có thể dùng vữa tam hợp hoặc vữa xi măng mác >50. Có thể dùng trát tường, trần các bộ phận kết cấu không quan trọng như tường ngăn, tường bao che, trần các công trình thấp tầng ít quan trọng, trọng môi trường khô ráp. Loại lớp trát này có ưu điểm trát nhanh, tốn ít nguyên vật liệu nhưng nhược điểm là bề mặt các kết cấu phải phẳng, khi trát mới thực hiện được dễ dàng, nếu mặt trát gồ ghề, lồi lõm thì thao tác trát gặp rất nhiều khó khăn vì lớp trát quá mỏng. Một nhược điểm nữa của lớp trát này là khả năng chống thấm kém, kết cấu ở ngoài trời rất đễ bị thấm nước vào bên trong.

Đơn giá thi công tô trát một lớp của Phương Nam là 60,000 VNĐ/m2.

Thi công hoàn thiện trát hai lớp nhà phố

Thường có chiều dày 1,5 - 2cm. Có thể dùng vữa tam hợp hoặc vữa xi măng mác >50. Thi công hoàn thiện trát hai lớp nhà phố cho tất cả các loại kết cấu như móng, cột, tường, trần. Các kết cấu nơi khô ráo và cả nơi ẩm ướt. Thi công hoàn thiện trát hai lớp nhà phố này thường trát làm 2 lớp nên đơn giá nhân công cho hoàn thiện loại kết cấu như móng, cột, tường, trần tăng lên và tăng giá thành nguyên vật liệu, nhưng có ưu điểm là mặt trát dày nên dễ tạo phẳng, thẳng đứng hoặc ngang bằng, mặt trát thường có độ bóng hơn, ít lộ hình các lớp kết cấu bên trong như loại mặt trát một lớp.

Đơn giá thi công tô trát hai lớp của Phương Nam là 80,000 VNĐ/m2.

Thi công hoàn thiện trát ba lớp nhà phố

Thường có chiều dày 2,5 - 3cm. Có thể dùng vữa tam hợp hoặc vữa xi măng mác > 50. Loại lớp trát này thường dùng cho các kết cấu đòi hỏi yêu cầu chống thấm cao như móng, cột, tường trần tầng hầm, bể nước, bể phốt, các kết cấu nằm trong môi trường ngập nước thường xuyên v. v. . . hầu hết là dùng vữa xi măng mác > 50. Với chiều dày lớn như vậy nên thường trát làm 3 lớp, lớp 1 và 2 là các lớp lót, chỉ cần phủ kín bề mặt kết cấu, mặt tương đối phẳng, tạo độ bám cho lớp mặt, tảng cường khả năng chống thấm cho kết cấu mà không cần phẳng nhẵn, lớp ngoài cùng mới tạo độ phẳng nhẵn cho mặt trát.

Đơn giá thi công tô trát hai lớp của Phương Nam là 110,000 VNĐ/m2.

Phương Nam yêu cầu về kỹ thuật thi công tô trát hoàn thiện nhà xây thô

Tất cả các loại mặt trát: 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp trước khi khởi công trát phải chuẩn bị tốt mặt trát. Công việc này có tác dụng lớn đối với chất lượng của lớp vữa trát. Chuẩn bị cẩn thận mặt Trát sẽ làm cho lớp vữa bám chặt mặt trát và không bị nứt nẻ.

Mặt trát phải sạch và nhám. Mặt trát bẩn thì vữa không dính trực tiếp vào tường; mặt trát nhẩn quá thì lớp vữa trát không bám chặt được vào mặt tường hay trần. Như vây sẽ phát sinh hiộn tượng bộp. Đồng thời, mặt trát cũng không được lồi lõm quá nhiều, để tránh phải có những chỗ trát quá dày. Đối với những mặt trát chỉ trát 1 lớp thì việc chuẩn bị mặt trát càng cần thiết và quan trọng để tăng độ bám dính cua vữa vào mặt tường, trần, tạo độ phẳng cho bề mặt lớp trát.

Sau dây là những việc chuẩn bị các loại mặt trát:

Chuẩn bị mặt tường gạch và tường trần bê tông

Trước hết kiểm tra lại độ thẳng đứng của tường bằng dây dọi và độ bằng phẳng của trần bằng thước tầm và ni-vô, với mặt trần bê tông rộng, tốt nhất là dùng ống nước bằng dây nhựa để xác định thãng bằng. Những chỗ lồi quá nhiều phải được vạt đi bằng dao xây hay đục. Chỗ lõm vào sâu quá 40 mm phải được phủ lên một lớp lưới thép đóng chặt vào mặt tường trước khi trát; những chồ lõm quá 70 mm phải lắp đầy bằng gạch và phãi có bật giữ.

Phải cạo, rửa mặt trát cho sạch bụi, bùn, rêu mốc, vết sơn, dầu mỡ v. v. . . Tùy trường hợp có thể rửa bằng nước hoặc dùng bàn chải sắt kết hợp với phun nước.

Tường gạch xây mạch đầy phải được vét vữa ở mạch sâu vào khoảng lcm; mặt bê tông nhẵn cần phải được đánh sờm (bằng cách băm, phun cát v. v. . . ) hoạc dùng máy phun vữa xi măng làm cho mặt sần sùi.

Ở những mạch nối của các bộ phận công trình có hệ số giãn nở khác nhau cần phủ lên một tấm lưới thép rộng khoảng 15 cm.

Yêu cầu kỹ thuật Phương Nam đối với thi công kết cấu mặt tường gạch nhà phố hay kết cấu tường bê tông cần phải tưới nước cho ướt trước khi trát. Điều này rất cần thiết để mặt trát không hút mất nước của vữa trước khi vữa ninh kết xong, nhất là đối với vữa có nhiều xi măng. Trong trường hợp tường xây bằng gạch có lỗ hoặc gạch có độ rỗng lớn, cần phải tưới nước Trước 2 hoặc 3 lần, cách nhau khoảng 10 - 15 phút; nếu viên gạch không tái đi là được. Đối với gạch có độ rỗng ít thì có thể tưới một lần. Tưới nước không dủ trước khi trát có thể phát sinh hâu quả: một là vữa không dính kết tốt với mặt tường (gõ kêu bộp), hai là lớp vữa trát bị nứt từ phía mặt trong vì vữa bị hút nước sinh co ngót và nứt. Nhưng mặt trát ấm ướt quá cũng khó trát và đôi khi không trát được, như tường bị ngấm nước mưa nhiều quá hay bị ngấm nước mạchẵ

Đối với tường và các bộ phận bằng bê tông, phải tưới nước trước 1 - 2 giờ để bề mặt khô rồi mới trát.

Chuẩn các mặt lưới thép

Có những trường hợp cần phải đóng một lượt lưới thép phủ lên mặt công trình trước khi trát như: làm trần nhà phố ngay dưới các sàn có dầm đỡ, che kín các đường ống, làm mái đua giả, làm đường nét trang trí công trình v. v. . .

Để làm chỗ tựa cho lưới thép ở trần nhà, trước hết buộc những thanh thép tròn 6-8 mm, thi công  thành ô vuông 25x25cm, vào những sợi thép râu 2 4- 2,5mm mặt dưới của sàn. Sau đó, buộc lưới thép vào các thanh thép tròn bằng những sợi thép tráng kẽm.

Bề mặt các tấm lưới phải phẳng, không được có sai lệch trên mặt phẳng quá 5 mm.

Thi công mốc trên bề mặt trát nhà phố

Để bảo đảm lớp vữa trát có chiều dày đồng nhất theo đúng quy phạm kỹ thuật và bề mặt được bằng phẳng theo chiều đứng cũng như chiều ngang, trước khi trát cần phải đặt mốc lên bề mặt trát, đánh dấu chiều dày của lớp trát.

Tất cả các loại mặt trát 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp đều phải đặt mốc trên bề mặt trát, đảm bảo chiều dày, độ phẳng của mặt trát.

Có thể đặt mốc bằng nhiều cách: bằng những vệt vữa, bằng những cọc thép, những nẹp gỗ.

Thi công mốc trên mặt tường bằng những cột vữa thẳng đứng

Những cột vữa mốc, có chiều rộng từ 8 đến 12cm, dày bằng lớp vữa trát, được trát lên mặt tường từng khoảng cách 2m (hình 12. 1, 12. 2).

Việc này tiến hành như sau: Ở một góc phòng, cách trần nhà chừng 20 cm và cách góc tường chừng 20 cm, đóng đinh vào mạch vữa, để đinh ló ra khỏi mặt tường 15 - 20 mm. Treo vào mũ đinh một quả dọi thả xuống gần đến mặt sàn và đóng một cây đinh cách sàn chừng 20 cm, mũ đinh chạm vào dây dọi. Ở khoảng giữa hai đinh ấy, treo dây dọi, đóng một cây đinh nữa. Hình 12. 1 đặt những cột vữa mốc thẳng đứng trên tường. Ở phía góc kia của tường cũng làm như vậy.

Sau dó, ở phía trên đầu tường, căng một sợi dây nằm ngang, buộc vào hai cây đinh đã đóng ở hai góc phòng và dọc theo dây cứ từng quãng 2m đóng một cây đinh, mũ đinh chạm vào dây. ở đoạn giữa và ở chân tường cũng làm thư vậy. Chung quanh nhQUg cây đinh ấy, đắp vữa dày lên đến mũ đinh, làm thành những điểm mốc vữa phụ, sau đó dựa vào các mốc vữa phụ trát những cột vữa đứng có chiều rộng 8-12 cm, nối liền các điểm mốc; chiều dày các cột vữa dược đảm bảo nhờ thước tầm đặt giữa hai cây đinh (hình 12. ỉ). Muốn được chính xác hom, có thể trát các cột vữa bằng vữa thạch cao với chiều rộng 2 - 3 cm.

Dựa vào các cột vữa dã trát trước, sau khi vào vữa xong, dùng thước tầm tựa lên các cột mốc vữa cán phẳng bề mặt trát, chỗ thừa vữa sẽ bị cán đi, chỗ thiếu vữa sẽ trát phụ thêm và tiếp tục cán đến khi phẳng.

Thi công  mốc vữa trên trần nhà phố

Đặt mốc vữa trần nhà cũng làm giống như ở tường. Ở giữa trần đặt một bệt vữa xi măng mác cao dày bằng chiều dày lớp vữa (khoảng l,5cm) làm điểm chuẩn. Để trát được bệt vữa này chính xác, cần trát trước các mốc vữa trên trần làm thành một đường thẳng, đặt thước tầm và dùng nivô (hoặc dây ống nước) lấy thăng bằng giữa các điểm, sau đó trát nối các mốc vữa trên lại thành bệt vữa. Trên điểm chuẩn ấy đặt song song với một mặt tường một cây thước tầm và áp sát vào thước tầm một cái ni-vô lấy thăng bằng. Giữ cho thước thãng bằng rồi trát ở mỗi đầu thước một bệt vữa mốc bằng vữa xi măng. Cũng như thế, quay thước thẳng góc với hướng trước và đặt những bệt vữa mốc. Dựa trên những điểm mốc ấy, đặt thêm những điểm mốc gần các bức tường. Sau cùng trát các vệt vữa dài nối liền các điểm mốc ấy lại thành các băng vữa với khoảng cách giữa các băng vữa 1,5 -r 2m. Khi trát cũng tựa vào các băng vữa đã trát chuẩn ở trên để cán phẳng khi vào vữa, tạo mặt phẳng cho mặt trần.

Cũng có thể đặt các mốc chính ở góc tường trước, sau đó căng dây hoặc dùng thước tầm để trát các mốc vữa trung gian ở giữa. Căng dây giữa các điểm, dùng nivô hoặc ống nước để xác định thăng bằng của các mốc vữa.

Thi công mốc bằng các nẹp gỗ, thép (hoặc nhôm)

Phương pháp này thường dùng đặt mốc vữa cho tường. Cách tiến hành như sau: Ở hai góc tường cách trần 20cm và góc tường cũng khoảng 20cm, đóng các đinh vào mạch vữa để cho đinh nhô lên đúng bằng chiều dày lớp vữa. Từ 2 đinh thả dây dpi xuống, dựa vào dây dọi đống một đinh cách mặt sàn 20cm, giữa hai dinh đóng dinh thứ 3. Căng 3 dây nằm ngang xác định chiều dày lớp vữa trát.

Dưới các dây căng ngang này đặt những mốc nẹp gỗ rộng khoảng 5cm, chiều dày bằng chiều  dày lốp vữa rải (hoặc có khi làm bằng thép hay nhôm), những mốc này dược ghim chật vào tường theo phương thẳng dứng, khoảng cách các mốc nẹp gỗ là 1,5 -H 2m. Khi trát tường, sau khi vào vữa công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam  dùng thước tầm tỳ lên các nẹp gỗ chuẩn để cán tạo mặt phẳng cho tường. Khi trát tới đâu ta tháo bỏ các nẹp gỗ (hoăc thép) tới đó