Phương Nam Co LTD
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Kỹ thuật và đơn giá nhân công xây dựng cốt thép phần thô

Các loại cốt thép trong thi công phần thô nhà phố, biệt thự

Có nhiều cơ sở để phân loại cốt thép

Theo thi công có hai loại:

-Cốt thép mềm: Là loại cốt uốn được đó là các loại thép tròn, thép vuông hoặc bầu dục

-Cốt cứng: Là loại cốt thép không uốn được, đó là các thanh thép hình như thép góc, thép I, thép U…Loại này chỉ dùng cho những kết cấu chịu tải trọng lớn.

Theo phương pháp chế tạo:

Thép dùng thi công phần thô gồm hai loại cốt thanh cán nóng hay cốt sợi kéo nguội.

Cốt cán nóng được sản xuất thành từng thanh dài không quá 13m với các loại đường kính Φ ≥ 10mm với các loại  Φ <10 mm sản xuất thành cuộn.

Thép sợi kéo nguội được chuốt qua các khuôn có đường kính nhỏ dần.

Khi bị kéo nguội cường độ của cốt thép tăng lên nhưng tính dẻo giảm. Thép kéo nguội có Φ ≥ 8mm.

Theo hình thức bề mặt và cơ tính giá xây dựng thô nhà đẹp

Có hai loại thép tròn trơn, thép có gờ (hình 8. 6).

 

Một số thép có gờ,  cốt thép nhóm C-II; cốt thép nhóm C-III và C-IV; c và d) một vài dạng cốt thép có gờ khác

Theo thành phần cũng có hai loại là thép cacbon và thép hợp kim thấp.

Thép cácbon thường dùng là loại CT3 và CT5 với tỉ lệ cácbon là 3 % và 5 %.

Thép hợp kim thấp có trong thành phần một số kim loại mầu như đồng, crôm… Về mác thép xem phần kết cấu thép.

Một số tính chất cơ bản của cốt thép

Cường độ cốt thép.

Để xác định cường độ của thép Phương Nam thí nghiệm kéo các mẫu và thu được biểu đồ quan hệ giữa ứng suất và biến dạng của các loại thép như trên hình 8. 7a. Trên mỗi biểu đồ đều có phần thẳng người ta gọi đó là giai đoạn đàn hồi, phần nằm ngang và cong là giai đoạn có biến dạng dẻo. Phần nằm ngang gọi là thềm chảy, lúc này thép ở trạng thái chảy dẻo, biến dạng tăng trong khi ứng suất không tăng.

Nếu kéo thép trong giai đoạn đàn hồi rồi giảm tải, biểu đồ sẽ trở về theo vị trí ban đầu.

.

1, 2-thép cán nóng CT3 và CT5; 3-cốt thép CT5 cán nguội; 4- Thép hợp kim gia công nhiệt; 5, 6-dây thép kéo nguội cường độ cao.

Nếu kéo thép đến trạng thái chảy dẻo rồi giảm tải thì biểu đồ không trở về theo đường cũ mà theo đường song song với đường biểu diễn giải đoạn đàn hồi, khi ứng suất bằng 0 (điểm B trên hình 8. 7. b) nhưng vẫn còn một lượng biến dạng gọi là biến dạng εd. Nếu kéo tiếp thì biểu đồ kéo là đường BA. Theo biểu đồ kéo mới thì ứng suất kéo cao hơn biểu đồ cũ hình 8. 7. b nhưng khi sử dụng tính dẻo của thép giảm. Nhân công Phương Nam lợi dụng tính chất này để làm cốt thép kéo nguội.

Theo ứng suất, người ta thường quy định 3 giới hạn sau:

-Giới hạn bền ( σb ): là giá trị ứng suất lớn nhất thép chịu được trước khi bị kéo đứt

-Giới hạn đàn hồi (σdh): Là giá trị ứng suất ở cuối giai đoạn đàn hồi.

-Giới hạn chảy (σch): là giá trị ứng suất ở đầu giai đoạn chảy.

Các giá trị giới hạn trên được lấy làm cường độ tiêu chuẩn của thép ứng với các giai đoạn làm việc.

Khi tính toán cốt thép và lập đơn giá xây dựng phần thô nhân công Phương Nam phân ra các loại cường độ: cường độ tính toán về kéo kí hiệu Ra, cường độ tính toán về nén kí hiệu R’a, cường độ tính toán khi tính cốt đai và cốt xiên kí hiệu Rad. Các cường độ này cũng như môđun đàn hồi được tra theo nhóm thép cho ở phụ lục 21.

Tính hàn được

Tính hàn được của cốt thép được thể hiện bằng độ chắc chắn của các vị trí hàn nối chúng: Thép cán nóng chứa ít cabon và thép hợp kim thấp có tính hàn được tốt. Không được hàn các cốt thép đã gia công nhiệt hoặc kéo nguội. Không được hàn hồ quang các thép nhóm A-IV, A-V.

Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn tới tính chất cơ học của thép. ở nhiệt độ cao cấu trúc kim loại trong thép bị thay đổi làm giảm cường độ và môdun đàn hồi. Khi nguội chúng lại được khôi phục nhưng không hoàn toàn.

Ở nhiệt độ thấp (dới 300C), một số thép cán nóng trở nên dòn. Người ta gọi là hiện tượng dòn nguội.

Phân nhóm cốt thép và cơ lập khoán đơn giá nhân công xây dựng phần thô

Phân theo tiêu chuẩn Việt Nam

Theo tiểu chuẩn nhà nước về “Thép cán nóng, thép cốt bêtông TCVN 1651-75”, thép được chia ra bốn nhóm: cốt tròn trơn C-I, cốt có gờ C-II, C-III, C-IV với các đặc trưng cơ bản trong bảng 1-1.

Cốt thép nhóm C-I được sản xuất thành thanh tròn nhẵn.

Cốt thép nhóm C-II, C-III, C-IV là loại có gờ. Đường kính danhư nghĩa của các thanh thép gồm: 6; 7; 8; 9; 10; 12; 14; 16; 18; 20; 22; 25; 28; 32; 36;  40.

Bảng 1-1: Các đặc trưng cơ học của cốt thép

 

Theo TCVN 6285-1997 còn qui định năm loại cốt thép RB300, RB400, RB500, RB400W, RB500W. Con số ghi ở mỗi loại lấy bằng giới hạn chảy theo đơn vị Mpa.

Phân theo các tiêu chuẩn khác

Hiện nay tiêu chuẩn đang sử dụng các nhóm thép nhập từ Liên Bang Nga theo đó gồm có các loại AI, AII, AIII, AIV nó tương đơng với các nhóm CI, CII, CIII, CIV. Ngoài ra còn có thép thanh nhóm AV, AVI, ATIV, ATV, ATVI (chủ yếu sử dụng làm cốt căng trước), thép sợi (dây) nhóm BI, BII, BPI, BpII.

Tương quan giữa mác thép và nhóm cốt thép

Mác thép được định ra và được ký hiệu dựa vào thành phần hoá học và cách luyện thép. Ví dụ CT38, CT42…

Nhóm cốt thép được phân chia theo tính chất cơ học. Tính chất cơ học của cốt thép được quyết định bởi thành phần hoá học và cách luyện thép, vì vậy chúng có liên quan với nhau.

Cốt CI chế tạo từ thép than CT38; cốt nhóm CII từ thép CT42 và các thép hợp kim thấp…

Để nhận dạng các nhóm cốt thép ngoài căn cứ vào hình thức bề mặt người ta còn đánh dấu ở đầu mút các thanh cốt thép bằng sơn màu.

Lựa chọn nhóm thép vả lập báo giá khoán nhân công xây dựng phần thô

Việc dùng loại cốt thép cần xuất phát từ : nhiệm vụ và đặc điểm của kết cấu, điều kiện xây dựng và sử dụng công trình, điều kiện và khả năng cung cấp vật liệu. Theo TCVN 5574 : 1991 thì:

Để làm cốt dọc chịu lực cho dầm côt ưu tiên cốt thép CII, CIII (AII, AIII), RB300, RB400.

Cốt thép nhóm CI chỉ nên dùng trong lới buộc của kết cấu bản, vỏ, hoặc để làm cốt đai, cốt dọc cấu tạo. Chỉ dùng thép nhóm CI làm cốt chịu lực khi có cơ sở để kết luận dùng các thép nhóm khác không hợp lí bằng.

Đối với kết cấu chịu áp lực hơi hoặc chất lỏng (như bể nớc) nên dùng nhóm CI và CII, cũng cho phép dùng nhóm CIII.

Cốt nhóm CIV cũng như cốt thép đã gia công nhiệt chỉ được dùng để làm cốt dọc chịu lực trong khung buộc và lới buộc, chúng chủ yếu dùng làm cốt chịu kéo. Không cho phép dùng nhóm CIV trong các kết cấu chịu tải trọng rung động.

Để làm móc cẩu chỉ nên dùng cốt thép có độ dẻo lớn, chủ yếu là thép nhóm CI chế tạo bằng ”thép tĩnh” hoặc ”nửa tĩnh”.