Phương Nam Co LTD
© 18/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Nhận biết nhà phố hay nhà cao tầng để thiết kế và lập đơn giá thi công

Thiết kế, lập đơn giá, thi công nền - móng nhà phố, nhất là nền móng của nhà cao tầng, là một trong những bài toán kỹ thuật và kinh tế phức tạp vì nó chẳng những có liên qụan trực tiếp đến tính chất cơ lý và cấu trúc của đất nền mà còn không thể tách ròi khỏi hệ kết cấu bên trên móng. Để có nền - móng tốt cần phải có sự hiểu biết đầy đủ những yếu tố quan hệ với nó.

Thiết kế kết cấu kiến trúc, lập đơn giá thi công thi công nhà phố, nhà cao tầng.

Trước khi thiết kế kết cấu kiến trúc, lập đơn giá thi công thi công nhà phố, nhà cao tầng chúng ta cần phân biệt thế nào là nhà phố, và định nghĩa nhà cao tầng.

Về độ cao khởi đầu của nhà cao tầng, các nước có những quy định khác nhau. Dựa vào yêu cầu phòng cháy, tiêu chuẩn độ cao khởi đầu nhà cao tầng và nhà phố.

Trung Quốc; Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác > 28m

Liên Xô (cũ); Nhà ở 10 tầng và 10 tầng trở lên, kiến trúc khác 7 tầng

Mỹ; 22 - 25m hoặc trên 7 tầng

Pháp; Nhà ở > 50m, kiến trúc khác > 28m

Anh; 24,3m

Nhật Bản; 11 tầng, 31m

Tây Đức; > 22m (từ mặt nển nhà)

Bỉ; 25m (từ mặt đất ngoài nhà)

Ủy ban Nhà cao tầng Quốc tế đưa ra định nghĩa nhà cao tẩng như sau:

Ngôi nhà mà chiều cao của nó là yếu tố quyết định các điều kiện thiết kế kiến trúc, lập đơn giá  thi công là nhà phố hay nhà cao tầng, hoặc sử dụng khác với các ngôi nhà thông thường thì được gọi là nhà cao tầng.

Theo định nghĩa trên đây thì nhà cao tầng là một khái niệm có tính tương đối với các quốc gia, các địa phương và các thời điểm, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, kỹ thuật và xã hội.

Căn cứ vào chiều cao và số tầng nhà, Ủy an Nhà cao tầng Quốc tế phân nhà cao tầng ra 4 loại.

Đây cũng là tiêu chí để công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam phân loại để có đơn giá thi công công trình là nhà phố, hay nhà cao tầng.

Đơn giá thi công phần thô và nhân công phần hoàn thiện nhà phố Phương Nam tính theo m2 sàn:

+ Đơn giá áp dụng cho công trình tiêu chuẩn có diện tích thi công > 350 m2 là 3,200,000 VNĐ/m2

+ Đơn giá áp dụng cho công trình có diện tích thi công < 350 m2 là 3,350,000 VNĐ/m2

+ Đơn giá áp dụng cho công trình có diện tích thi công < 200 m2 là 3,500,000 VNĐ/m2

Còn đơn giá thi công nhà cao tầng Phương Nam lập dự toán thi công và báo giá thi công nhà cao tầng theo dự toán đó.

Nhà cao tầng khi có các yếu tố sau:

Thiết kế kiến trúc nhà cao tầng loại 1: 9 ÷  16 tầng (cao nhất 50m)

Thiết kế kiến trúc nhà cao tầng loại 2; 17 ÷ 25 tầng (cao nhất 75m);

Thiết kế kiến trúc nhà cao tầng loại 3: 26 ÷ 40 tầng (cao nhất l00m);

Thiết kế kiến trúc nhà cao tầng loại 4: 40 tầng trở lên ( gọi là nhà siêu cao tầng).

Các nước tùy theo sự phát triển nhà cao tầng của mình thường có cách phân loại khác nhau. Hiện nay ở nước ta đang có xu thế chấp nhận sự phân loại trên đây của ủy ban Nhà cao tầng Quốc tế.

Sự phân loại như vậy không phải có tính chất hình thức mà là căn cứ để đầu tư, thiết kế kiến trúc, thiết kế kết cấu, đơn giá thi công xây dựng nhà cao tầng và tính toán cũng như lắp đặt trang thiết bị kỹ thuật (thang máy, điện nước, phòng cháy, v.v...) cho công trình khi vận hành, khai thác.

Thiết kế kết cấu nhà cao tầng; theo - một công trình được định nghĩa là cao tầng khi độ bền vững và chuyển vị của nó do tải trọng ngang quyết định. Tải trọng ngang có thể dưới dạng tải trọng gió bão hoặc động đất. Mặc dù chưa có sự thống nhất chung nào về định nghĩa nhà cao tầng nhưng có một ranh giới được đa số các kỹ sư kết cấu chấp nhận, đó là từ nhà thấp tầng đến nhà cao tầng có một sự chuyển tiếp ĩừ phân tích tĩnh học sang phân tích động học, khi nhà chịu tải trọng động đất, tải trọng gió..., tức là vấn đề dao động và ổn định nói chung.

Thách thức đối với các kỹ sư thiết kế kết cấu hiện nay là các công trình cao tầng sẽ ngày càng cao hơn, nhẹ hơn và mảnh hơn so với nhà cao tầng trong quá khứ. Các nghiên cứu trên thế giới cũng khẳng định xu hướng này trong tương lai thông qua các kết quả so sánh cho thấy các công trình có độ mảnh cao đồng thời sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Sơ lược về phát triển nhà cao tầng

Nhà cao tầng được phát triển tuỳ thuộc vào các nhân tố như sự phát triển kinh tế quốc gia, dân số thành thị gia tăng, đất có thế dùng xây dựng giảm đi, giá đất không ngừng tăng cao, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc sử dụng sắt thép và xi măng, phát minh thang máy, cơ giới Koá và điện khí hoá trong xây dựng. Ngoài các nhân tố vừa nêu còn có liên quan đến hệ thống công trình ngầm ở đô thị cũng như chính sách phòng vệ dân sự của mỗi nước. Tình hình phát triển nhà cao tầng của các nước không giống nhau, riêng ở Mỹ do khoa học kỹ thuật và công nghiệp phát triển tương đối nhanh nên nhà cao tầng phát triển sớm, số tầng nhiều, số lượng lớn, hiện là nước đứng đầu thế giới về số lượng và độ cao.

Tính đến thời điểm năm 1994, trên thế rgiới có 104 ngôi nhà cao từ 190 - 443m, phân bố theo bảng 0.2 vằ 0.3.

Trên hình 0.1 trình bày trên mười kiến trúc cao tầng có tính đại biểu ở nước ngoài nhằm tạo ra một ấn tượng về độ cao và trọng lượng của chúng.

Một số công trình vừa xây dựng xong gần đây hoặc sắp đưa vào khai thác, trong đó đáng chú ý có:

Toà nhà Kim Mậu ; (42lm, 88 tầng, Thượng Hải)

Tháp đôi Petronas; (451,9m, 88 tầng, Kualla Lampure)

Toà nhà Ecotovver; (452,7m, London)

Toà nhà Lotte World II; (464m, 107 tầng, Busan, Hàn Quốc)

Trung tâm Tài chính thế giới; (460m, 98 tầng, Thượng Hải)

Trung tâm Tài chính Đài Bắc 101; (508m, 101 tầng, Đài Loan)

Toà nhà Grollo Towe; (557m, Melbourne)

Toà nhà đường 7 South Dearborn; (602m, Chicago)

Việc phân tích về lịch sử và xu thế phát triển xây dựng những nhà cao tầng và siêu cao tầng (tạm chấp nhận khi nhà cao hơn 40 tầng hoặc hơn lOOm) là công việc của kiến trúc sư và đô thị học, nên ở đây chỉ hạn chế trong những vấn để kỹ thuật nảy sinh khi xây dựng nhà cao tầng. Danh sách những nhà cao tầng trên thế giới sẽ khổng thể dừng nếu muốn thống kê. Tuy thế một số mốc quan trọng trong sự phát triển nhà cao tầng cần ghi nhận. Đó là vào nãm 1885 ở Chicago (Mỹ) đã xây toà nhà cao tầng đầu tiên trên thế giới, nhà Bảo hiểm gia đình, bằng khung thép cao 10 tầngệ Năm 1913, tại Nẹw York đã xây dựng nhà Woolworth kiểu tháp 60 tầng cao 24lm. Ngày 30 tháng 4 năm 1931 đã xây toà nhà "Bang New York" nổi tiếng trên thế giới gồm 102 tầng, cao 38 lm. Nhật Bản là nước có nhiều động đất nhưng vào năm 1968 ỞTokyo đã xây ngôi nhà siêu cao tầng đầu tiên gồm 36 tầng, cao 147m. Đến nay, ngôi nhà cao nhất của Nhật là toà thị chính Tokyo (số 7 trên hình 0-1) cao 243m. Hồng Kông cũng là một trong những nơi xây dựng nhà cao tầng rầm rộ nhất châu Á, trong đó có toà nhà Ngân hàng Trung Quốc (số 10 trong hình 0-1) gồm 72 tầng, cao 367m (không kể phần tháp phía trên) xây xong vào năm 1990, được xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng năm 1997 của 20 ngôi nhà cao trên 300m trên thế giới. Danh sách vừa nêu sẽ bị lạc hậu khi xem một số dự án xây dựng nhà cao tầng trong tương lai gần.

Một sổ dự án về những nhà tháp siêu cắo tầng (sẽ hoàn thành trong 10-15 năm tới) ở Tokyo có X - Seed 4000 cao 4000m, Try 2004 cao 2004m; Aeropolis 2001 cao 2001m; Mother cao 1321m; Super Pyramid cao l000m; Skycity cao l000m; ở Chicago (Mỹ) có Mile Highy Ilinois cao 1690m; ở Singapore có Pyramid-in Pyramid cao 1500m; ở Hồng Kông (Trung Quốc) có Bionic Tower cao 1128m v.v...