Phương Nam Co LTD
© 28/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Thiết kế kiến trúc nội thất công trình công cộng đẹp

Yêu cầu thiết kế công trình công cộng phải thể hiện:

Tính đại chúng, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của quảng đại quần chúng.

Xây dựng hàng loạt trên quy mô rộng lớn: là những công trình được thi công rất phổ biến như nhà trẻ, trường học, bệnh viện, câu lạc bộ, rạp chiếu phim.

Các công trình đặc biệt thiết kế xây đựng theo nhiệm vụ riêng và có quy mô lớn như cung văn hoá, nhà bảo tàng đẹp, nhà quốc hội...

Khi thiết kế phải xem xét những yêu cầu cơ bản do nhiệm vụ đề ra:

Nghiên cứu thiết kế kiến trúc dây chuyền chức năng sử dụng và mối quan hệ giữa các bộ phân để lựa chọn giải pháp tổ chức liên hệ phù hợp với tính chất công trình nhà ở dân dụng.

Sắp xếp, bố trí các bộ phận đó thành từng khu vực rõ ràng, mang đặc điểm yêu cầu riêng, tạo nên những tổ hợp kiến trúc rõ ràng, chặt chẽ và phù hợp.

Phân loại công trình kiến trúc;

Do tính chất hoạt động phong phú, đa dạng, mỗi loại công trình mang tính chất và đặc điểm khác nhau, để nghiên cứu thiết kế ngày càng tốt, việc phân loại nhà công cộng thành từng nhóm mang những đặc điểm giống nhau là cần thiết. Dựa vào đặc điểm và tính chất sử dụng của công trình, ta phân thành 10 loại như sau:

I- Công trình y tế

- Trạm xá, bệnh xá nông thôn,...

- Bênh viện đa khoa cấp huyện.

- Bệnh viện chuyên khoa tỉnh và Trung ương.

- Các loại bệnh viện chuyên ngành.

- Nhà điều dưỡng, an dưỡng.

II- Công trình giáo dục

- Trường học.

- Nhà mẫu giáo, nhà trẻ.

- Trường tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học.

- Trường trung học kỹ thuật, trường dạy nghề.

- Truờng cao đẳng, học viện, trường nghệ thuật.

- Các trường đại học.

III -Công trình văn hoá - xã hội

- Nhà văn hóa huyện, xã

- Câu lạc bộ các chuyên ngành

- Các loại hội trường, nhà họp, phòng hoà nhạc

- Rạp chiếu bóng, rạp hát, rạp xiếc, nhà hát ngoài trời

- Nhà triển lãm, trưng bày, nơi tổ chức hội chợ

- Bảo tàng các loại

- Nghĩa trang, tượng đài

IV- Nhà làm việc

- Trụ sở cơ quan

- Trụ sở UBND tỉnh, tỉnh uv các địa phương

- Viện nghiên cứu

- Nhà ngân hàng

- Bưu điện tỉnh, huvện

- Các nhà làm việc có yêu cầu đặc biệt (thông tấn xã, viện tư Liệu phim,...)

V - Công trình phục vụ công cộng

- Khách sạn các loại

- Môten

- Nhà nghỉ (các nơi có danh thắng)

- Trại hè, trại sáng tác,...

- Các còng trình phục vụ (nhà tấm công cộng, vệ sinh công cộng)

VI - Các công trình thưưng nghiệp và ăn uống công cộng

- Các loại quầy, quán

- Các loại cửa hàng

- Cửa hàng phục vụ các cấp

- Bách hoá tổng hợp

- Các loại chợ có mái

- Chợ lớn và siêu thị

- Nhà ăn, tiệm ăn, giải khát

- Các trung tâm dịch vụ (ăn uống, bán hàng, biểu diễn ca nhạc, xiếc,...)

VII - Các công trình thể thao

- Sân vận động (có hay không có mái che)

- Nhà thi đấu TDTT

- Bể bơi có mái che hoặc ngoài trời

- Khu liên hợp TDTT

- Các công trình thể thao chuyêil ngành

- Các làng Olympic

VIII - Các công trình giao thông

- Các loại ga xc lửa

- Ga cảng đường thuỷ

- Ga hàng không

- Trạm chờ ô tô, gara ô tô,...

IX - Các công trình nông nghiệp

- Các trạm, Irại (trạm máy kéo, xay xát,.,.)

- Nhà kho, sân phơi,...

- Các loại chuồng gia súc

- Nhà ươm giống cây, súc vật

X - Các loại công trình có yêu cầu đặc biệt

- Quảng trường, tượng đài kỷ niệm

- Tháp vô tuyến truyền hình, phát thanh

- Các phòng bá âm, thu âm

- Các trường quay phim ảnh.

Các không gian nội thất công trình công cộng

Khoảng trung tâm cửa vào (tiền sảnh)

Là bộ phận chủ yếu giải quyết mối quan hệ giao thông giữa trong và ngoài công trình. Trong một công trình có thể tổ chức một hay nhiều khu trung tâm cửa vào nhưng có chính và phụ. Khu trung tâm chính thường đặt ở mặt chính của công trình. Khống gian chuyển tiếp này nói lên đặc tính công năng công trình, vì vậy phải được nghiên cứu thiết kế đảm bảo thẩm mỹ và yêu cầu kỹ thuật. Bộ phận này thường bao gồm các phòng và diện tích như sau:

Bậc cửa vào

Hiên cửa

Tiền sảnh: là không gian lớn của khu cửa vào, là đầu mối điều hoà giao thông từ tiền sảnh đi đến các bộ phận khác trong công trình.

Phòng để mũ áo (hay nơi treo mũ áo)

Phòng thường trực, phòng đợi của khách, phòng điện thoại, bán vé, càng tin. Vói những công trình có tính chất và quy mó khác nhau thì mức độ yêu cầu của các bộ phận trên cũng khác nhau.

Phòng làm việc

Các phòng làm việc diện tích thường khống lớn, bố trí dọc theo hành lang hay quây quanh một nút giao thông hoặc một phòng chờ công cộng. Phòng làm việc có nhiều loại với các tính chất và quy mô khác nhau như: phòng làm việc, phòng học, phòng thiết kế trong viện thiết kế, viện nghiên cứu,...

Khi thiết kế các phòng này phải thoả mãn một số yêu cầu sau:

Kích thước và không gian phòng phải phù hợp với đặc điểm sử dụng.

Ánh sáng, thông hơi thoáng gió, chế độ nhiệt, ẩm phải phù hợp với yêu cầu sử dụng.

Giao thông đi lại, sắp xếp dụng cụ thuận tiện, tạo điều kiện tốt cho hoạt động trong phòng.

Phòng họp, hội trường

Đây là các phòng có diện tích lớn, khi thiết kế cần thoả mãn các yêu cầu:

Kích thước phải thoả mãn yêu cầu sử dụng với các tiêu chuẩn, quy định, quy phạm đã đặt ra.

Đảm bảo yêu cầu nhìn rõ, chất lượng âm thanh, thông hơi, thoáng gió (tự nhiên và nhân tạo).

Đảm bảo giao thông thuận tiện và an toàn.

Đảm bảo yêu cầu về nghệ thuật của không gian bên trong.

Phòng họp, hội trường loại nhỏ, đơn giản thường có mặt bằng hình chữ nhật; loại lớn thường có mặt bằng hình thang, hình quạt, hình tròn, hình lục lăng, hình bầu dục, hình móng ngựa,..

Yêu cầu về âm thanh sẽ quyết định hình dáng phòng, trần và vật liệu ốp trong. (Hình 38.1, 38.2).

Các không gian khác

Hành lang nối liền với tiền sảnh, với nút giao thông, với cầu thang chính và phụ, phải đảm bảo thoát người khi có sự cố xảy ra. Bề rộng hành lang thường lớn hơn so với nhà ở, hành lang giữa thường lớn hơn hành lang bên: hành lang giữa rộng 1800 - 2100mm; hành lang bên rộng 1500 - 2100mm. Chiều dài hành lang không nên lớn hơn 50m.

Cầu thang:

+ Cẩu thang chính phải liên hệ chặt chẽ với các bộ phận chính của công trình, có thể đặt ở phòng lớn (sảnh chính), trong buồng thang hoặc ngoài trời. Trong trường hợp đặt ờ tiền sảnh (là một bộ phận trang trí cho không gian chính), cần lựa chọn hình thức đẹp.

+ Cầu thang phụ thường được dùng cho nhu cầu nội bộ hoặc trong trường hợp có sự cố (thoát người). Vị trí đặt cầu thang phụ không ảnh hưởng đến không gian chính của công trình, từ vị trí xa nhất đến cầu thang không quá 30m, phải giải quyết ánh sáng tốt để đi lại an toàn. Khi nhà cao quá 5 tầng cần sử dụng đến thang máy.

+ Cầu thang dốc thường sử dụng trong bệnh viện để di chuyển bệnh nhân.

Khu vộ sinh: phân tán đều toàn nhà và tập trung ở nơi đông người qua lại nhưng phải kín đáo và cách ly tốt với các phòng xung quanh. Khoảng cách nơi xa nhất đến khu vệ sinh tối đa là 60m, cần có phòng đệm cho các khu vệ sinh