Phương Nam Co LTD
© 19/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Thiết kế kiến trúc phục hưng cổ điển (classical revival) với những mẫu nhà đẹp

Ở Châu Âu thế kỷ XIX, tuy tàn dư của chú nghĩa phong kiến không còn nhưng trong xã hội vẫn tồn tại những luồng tư tưởng đối lập. Giai cấp tư sản là thành phần cấp tiến trong xã hội, tuy nhiên một bộ phận vẫn còn mang nặng tư tưởng phong kiến, thế hiện ở tâm lý sính các thiết kế kiến trúc với những mẫu nhà đẹp cổ điển của Hy Lạp, La Mã. Đó là mảnh đất cho thiết kế kiến trúc Phục hưng cổ điển nảy nở, thêm vào đó là sự hỗ trợ của công tác đạc họa, khảo cổ và lưu trữ tài liệu chi tiết.

Chủ nghĩa Phục hưng cổ điển Châu Âu thế kỷ XIX, mà điển hình là những mẫu nhà đẹp ở Đức, được đánh dấu bởi những công trình của kiến trúc sư Karl Friedrich Schinkel (1781 - 1841). Schinkel coi thiết kế kiến trúc là một cách thể hiện để thúc đẩy sự nhận thức của công chúng và xem chủ nghĩa cổ điển thành bang Hy Lạp đạt đến đỉnh điểm của ngôn ngữ hình tượng. Vào thời điểm đó, nước Phổ đang trên đà hưng thịnh với tham vọng biến Berlin thành trung tâm của cả Châu Âu, nên đã cho thi công từ phần thô đến hoàn thiện nhà đã xây thô nhiều công trình kiến trúc bề thế và nguy nga.

Thiết kế thi công tòa nhà đẹp Cảnh vệ Hoàng gia (The Royal Guard House) (1817 - 1818) ở trên đường Unter der Linden - một trục giao thông chính của Berlin - là một biểu trưng cho sự thống nhất quyền lực của nước Phổ dưới thời Vua Friedrich Wilhelm III. Tòa nhà thể hiện tính chất phục cổ bằng cách khôi phục hình ảnh đền đài, mặt đứng có tỷ lệ rất hài hòa, dù kích thước công trình có phần khiêm tốn song vẫn mang tính hoành tráng. Schinkel đã đặt mái cổng vào theo lối Doric giữa hàng cột to và vững chãi, được trang trí theo phong cách mộc mạc. Công trình là một sự thể nghiệm thành công của riêng Schinkel vì đã kết hợp được hình thức kiến trúc bề thế của một công trình quân sự với sự nguy nga mang phong cách bình dân.

Thiết kế mẫu nhà đẹp cảnh vệ Hoàng gia Berlin (1817 -1818)

Thiết kế nhà hát Quốc gia Berlin được thi công xây dựng lại năm 1818, một năm sau một vụ hỏa hoạn lớn. Đây cũng là một bản thiết kế bất hủ của kiến trúc sư Schinkel, dựng lên ngay trên chính nền móng cũ của nhà hát đẹp bị thiêu rụi trước đó, hai bên là hai nhà thờ mang hai phong cách khác nhau, một theo kiểu mẫu thiết kế Đức và một theo kiểu mẫu thiết kế Pháp. Tận dụng không gian ở giữa, kiến trúc sư Schinkel đã thiết kế không gian tiền phòng với một quan điểm mới bằng cách đưa cầu thang ra hẳn ngoài trời, mang dáng dấp của một công trình tưởng niệm. Thay vì những kiểu mẫu thiết kế nhà đẹp truyền thống đặt cầu thang ở sảnh chính trong nhà, Schinkel đã đặt hệ thống bậc cấp ở mặt trước công trình để tăng thêm vẻ bề thế và nhấn mạnh tính chất tường niệm. Hàng cột sảnh theo lối Ionic với những mặt pháng vát vào bên trong cả hai cánh ăn khớp với trụ tường và những đường gờ nống cho người xem cảm giác công trình bị kéo căng trong một bộ khung. Trên sơ đồ mặt bằng dễ nhận thấy rằng tác giả đã có giải pháp bố cục thông minh và chính xác, kết hợp nhiều gian phòng trong một tổng thể đăng đối.

Cách xử lý mặt đứng phía trước kiểu chồng cột của Schinkel là tiền đề mà sau này người ta có thể thấy trong sự phân vị nhà cao tầng thế kỷ XX.

Mẫu thiết kế nhà hát Berlin đẹp (1818-1821)

Bảo tàng Cổ Berlin (1823-1828) có lẽ là công trình nổi bật nhất của kiến trúc sư Schinkel theo phong cách thiết kế mẫu nhà đẹp Phục hưng cổ điển. Đây là viện bảo tàng nghệ thuật mở cửa cho công chúng đầu tiên ở Châu Âu. Tòa nhà được quy hoạch rất chỉn chu, đối diện với một cung điện có sẵn và một kho quân dụng ở phía Nam, tạo ra một khoảng sân đẹp với một rặng cây ở mặt phía Đông, về mặt lý thuyết thiết kế kiến trúc, người ta coi một hàng cột là một bức tường bị cắt đứt theo chiểu đứng ở nhiều đoạn. Ở nhà Bảo tàng cổ Berlin,

Kiến trúc sư Schinkel đã rất thành công trong việc thiết kế hàng cột ở mặt đứng phía trước, tạo ra dáng vẻ cởi mở cho một loại hình nhà công cộng đẹp mà thời đại sau này còn học tập được rất nhiều ở kiến trúc sư tài năng này.

Tương tự như cách xử lý thiết kế của nhà hát đẹp, mặt tiền của Viện bảo tàng bao gồm một hàng cột Ionic đặt trên một bệ cao, chiếm lĩnh toàn bộ chiều rộng của công trình. Sự đơn giản vừa tạo ra sự cảm nhận được chân giá trị của kiến trúc đô thị vừa chuẩn bị cho khách tham quan thưởng thức sự bài trí hấp dẫn phía sau. Schinkel đã đặt một phòng lớn hình tròn với mái vòm kẹp hai bcn bởi những không gian trưng bày mở rất linh hoạt. Được nhìn nhận như một nguyên mẫu của sự cài đặt phong cách mẫu nhà đẹp cổ điển, viện bảo tàng như là một điện thờ các danh nhân nằm giữa hai cung điện có chung một lối vào dạng cổng vòm Hy Lạp. Trên tầng hai là loggia từ đó có thể quan sát được toàn cảnh thành phố xuyên qua hai làn cột. Schinkel cũng chứng tỏ sự khéo léo của mình trong việc vận dụng sáng tạo ngốn ngữ kiến trúc cổ điển Hy Lạp trong một số công trình nổi tiếng khác như Lâu đài Charlottenhof ở Potsdam (1829 - 1831 ) có chú trọng đến yếu tố kiến trúc cảnh quan.

Mẫu thiết kế nhà Viện Bảo tàng cổ Berlin (1823 - 1828)

Trong khi đó ở Anh, chủ nghĩa Tân cổ điển cũng đạt được nhiều thành tựu mà tiêu biểu nhất là kiến trúc nhà ga. Chủ nghĩa Tân cổ điển ở Anh mang đậm phong cách Hy Lạp. Nhà ga là loại hình kiến trúc mới phát sinh từ nước Anh do ở đây hình thành tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới vào năm 1825. Các kiến trúc sư nhanh chóng nhận ra vai trò của nhà ga xe lửa, cũng như nhà hát hay viện bảo tàng, là điểm nhấn cho bộ mặt của một thành phố. Tính chất đặc trưng của nhà ga, ngoài phần trung tâm là khối nhà mang kiểu dáng kiến trúc cách tân cổ điển, là những mái vòm thép lớn che kín các đường tàu, mang dáng dấp công trình của thời đại công nghiệp gây được những ấn tượng mỹ cảm mạnh mẽ, dù rằng trong thời gian đầu loại hình kiến trúc này chưa được các kiến trúc sư chấp nhận. Nhà ga Saint Paneras ở thủ đô London (1864 - 1868) do KTS William Barlow (1812 - 1902) thiết kế với vỏ mỏng 8 cm vượt nhịp 74 m là công trình minh họa cho thể loại này.

Mẫu thiết kế Nhà ga Saint Paneras đẹp (London) (1864 - 1868)

Cầu đường sắt bằng thép với kết cấu dây treo, cũng như thiết kế nhà ga, là loại hình kiến trúc mới ra đời ở Anh trong những năm giữa thế kỷ XIX, mang đậm dấu ấn của thời đại kim khí. Cầu treo Clifton ở Bristol (1830 - 1863) bắc qua một hỏm núi sâu, vượt nhịp 214 m gây ấn tượng mạnh bởi hai trụ cầu khổng lồ với dải cáp treo phỏng theo sơ đồ nguyên lý phân phối mômcn. Tương tự như vậy là cầu treo Brooklyn khởi công năm 1869 và khánh thành năm 1883 nối hai khu thương mại sầm uất nhất nhì New York là Brooklyn và Manhattan.