Phương Nam Co LTD
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Tween 20 và span 80. Bào chế gel vi nhũ tương

Tinh chế cao nguyên liệu

Kết quả định lượng cao nguyên liệu sau 3 lần lặp lại cho thấy hàm lượng flavonoid toàn phần là 2,621 mg quercetin/1 g cao. Hàm lượng này quá thấp, khó có thể sử dụng để điều chế thành phẩm đạt yêu cầu nên nguyên liệu cần phải được tinh chế để làm giàu hoạt chất, đồng thời loại các tạp tan trong nước để chế phẩm bền vững hơn.

Tween polysorbate 80 và span 80 với giá trị HLB ở vùng 15.0, khả năng nhũ hóa tốt. Phương Nam dung tá dược này để nguyên cứu và bào chế gel vi nhũ tương. Bởi nguyên nhân khác là Phương Nam là nhà nhập các loại tá dược tween 80, span 80 và triethanolamine tea hang đầu tại Việt Nam nên giá cả loại tá dược này phù hợp cho nguyên cứu và sản xuất.

Trong số các mẫu cao cồn 45, 70 và 90% đem định tính kháng khuẩn, chỉ có mẫu cao cồn 90% cho phản ứng dương tính ở nồng độ thử nghiệm (200 mg/ml) trên trực khuẩn Gram (-) P. Aeruginosa, âm tính với 3 chủng còn lại; các mẫu cao cồn 45% và 70% không thể hiện tính kháng khuẩn. Do đó, ethanol 90% được chọn làm dung môi tinh chế cao khô rau đắng đất ban đầu, qua quá trình xử lý thu được cao đặc màu nâu đen có hàm ẩm trung bình 14,5% gọi là cao RTC.

Polysorbate 20 và span 80. Nguyên cứu Xây dựng công thức vi nhũ tương trắng

Các giản đồ pha trên hình 1 cho thấy, hỗn hợp tween 20/span 80 tỷ lệ 5:1 cho vùng tạo vi nhũ tương lớn nhất, nên tỷ lệ này sẽ được lựa chọn để xây dựng công thức vi nhũ tương.

Giản đồ pha thể hiện vùng tạo vi nhũ tương (vùng diện tích bên trong đường nối kín) với các tỷ lệ tween 20/span 80 lần lượt là 1:1 (A), 3:1 (B) và 5:1 (C).

Trên giản đồ pha của tỷ lệ tween 20/span 80 (5:1) chọn được 3 công thức tạo vi nhũ tương là F1, F2 và F3. Từ 3 công thức này phối hợp thêm 10% cao RTC để được 3 công thức F4, F5 và F6. Điều chế 6 công thức vi nhũ tương có thành phần như bảng 1.

Bảng 1. Thành phần các công thức vi nhũ tương khảo sát sơ bộ.

Về cảm quan, các công thức đều đồng nhất, trong suốt và cho ánh sáng truyền qua. Kết quả thử độ bền pha ghi nhận F4 bị tách lớp ở chu kỳ thứ 1 và F1 bị tách lớp ở chu kỳ thứ 3, các công thức còn lại đều bền vững qua 6 chu kỳ. Chọn công thức vi nhũ tương trắng là F2 để tiếp tục khảo sát do công thức này tạo được vi nhũ tương chứa hoạt chất F5 bền vững và có hàm lượng nước cao nhất, thích hợp cho quá trình gel hóa.

Xác định các tính chất của cao đã tinh chế

Hàm lượng flavonoid toàn phần trong cao RTC là 7,305 mg quercetin/1 g cao (n=3), tăng 2,8 lần so với cao khô ban đầu và ít tạp chất hơn nên cao RTC thích hợp để trực tiếp sử dụng điều chế gel vi nhũ tương.

Độ tan của cao RTC trong các chất thử nghiệm được mô tả trong bảng 2 cho thấy, vi nhũ tương làm tăng đáng kể độ tan của cao RTC so với dung môi nước. Do đó, dạng vi nhũ tương là một lựa chọn hợp lý để tải một lượng lớn thuốc vào chế phẩm.

Kết quả thử độ tan cao RTC trong các dung môi (n=3).

Nước,Độ tan 0,4319 (g/ml)

Vi nhũ tương F2,Độ tan 1,4546 (g/ml)

Giá trị MIC của cao RTC đối với chủng P. aeruginosa ATCC 27853 là 5 mg/ml; đối với chủng S. aureus ATCC 29213 là trên 5 mg/ml (hình 2). Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả định tính kháng khuẩn ở phần trên và các nghiên cứu của Juliana Janet R. Martin-Puzon và cs (2015) [3].

MIC của cao RTC không vượt quá khả năng tải của vi nhũ tương F2 nên có thể tạo ra gel vi nhũ tương với nồng độ cao của RTC để cho hiệu quả kháng khuẩn tối ưu.