Phương Nam Co LTD
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Xác định dự toán bảng giá nhân công, vật tư thi công xây dựng

Lập bảng giá trị dự toán nhân công, vật tư thi công xây dựng sau thuế của hạng mục công trình bao gồm giá trị dự toán xây lắp trước thuế và khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra.

Giá trị dự toán nhân công, vật tư thi công xây dựng trước thuế của hạng mục công trình bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.

Chi phí trực tiếp: Bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy thi công được xác định dựa trên cơ sơ khối lượng công tác xây lắp và đơn giá xây dựng của công tác xây lắp tương ứng.

Riêng chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng nói trên bao gồm:

Tiền lương trả cho nhân công “thợ” xây dựng theo ngày nam 2018;

Tiền lương thợ chính công trình 380.000 – 400.000 VNĐ/ ngày.

Tiền lương thợ phụ công trình 280.000 – 320.000VNĐ/ ngày.

Tiền lương thợ quản lý (cai công trình) 420.000 – 450.000VNĐ/ ngày.

Tiền lương kỹ sư thi công công trình 12.000.000 – 25.000.000VNĐ/ tháng.

Xác định dự toán bảng giá nhân công, vật tư thi công xây dựng

Các khoản phụ cấp: bao gồm phụ cấp lưu động ở mức thấp nhất bằng 20% tiền lương tối thiểu, phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức thấp nhất bình quân bằng 10% tiền lương cơ bản, một số khoản lương phụ (nghỉ lễ, tết, phép...) bằng 12% và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với tiền lương cơ bản.

Đối với các công trình được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cho phép được hưởng thêm các khoản phụ cấp lương và chế độ chính sách khác chưa tính vào chi phí nhân công trong đơn giá nêu trên hoặc được hướng phụ cấp lưu động ở mức cao hơn 20% hay được hướng phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức cao hơn 10% thì được bổ sung các khoản này vào chi phí nhân công trong dự toán theo hướng dẫn (Bảng tổng hợp dự toán xây lắp hạng mục công trình xây dựng).

Đối với chi phí cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt ở những nơi thiếu nước ngọt được đưa vào dự toán xây lắp công trình cùng với nước ngọt phục vụ sản xuất.

Chi phí chung: Được tính bằng tỉ lệ (%) so với chi phí nhân công trong dự toán xây lắp. Khoản chi phí chung này quy định theo từng loại công trình tại bảng 2 của phụ lục này.

Thu nhập chịu thuế tính trước: Được tính bằng tỉ lệ (%) so với chi phí trực tiếp và chi phí chung quy định theo từng loại công trình.

Bảng tổng hợp giá dự toán nhân công, vật tư thi công xây dựng

Chi phí trực tiếp; VL =  [Tổng(j từ 1 đến m)]  Qj x Djvl + CLVL

Chi phí vật liệu;  NC = [Tổng(j từ 1 đến m)]  Qj x Djnc (1+ F1/ h1n + F2/h2n)

Chi phí máy thi công; M = [Tổng(j từ 1 đến m)]  Qj x Djm

Cộng chi phí trực tiếp; T = VL + NC + M

Chi phí chung; C = P x NC

Thu nhập chịu thuế tính trước; TL = (T+C)x tỉ lệ quy định

Giá trị dự toán xây lắp trước thuế; (T+C+TL)

Thuê giá trị gia tăng đầu ra; VAT = gXL x TXLGTGT

Giá trị dự toán xây lắp sau thuế; GXL = (T+C+TL) +VAT

Qj  : Khối lượng công tác xây lắp thứ j

Djvl, Djnc, Djm : Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng của công tác xây lắp thứ j.

F1 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.

F2 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.

hln : Hệ số biếu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiếu của các nhóm lương thứ n.

Nhóm I : h11 = 2,342

Nhóm II: h12 = 2,493

Nhóm III: h13 = 2,638

Nhóm IV; h14 = 2,796

h2n : Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc của các nhóm lương thứ n.

Nhóm I: h21 = 1,378

Nhóm II: h22 = 1,370

Nhóm III : h23 = 1,363

Nhóm IV : h24 = 1,357

P : Định mức chi phí chung {%).

TL : Thu nhập chịu thuế tính trước.

gXL : Giá trị dự toán xây lắp trước thuế.

GXL : Giá trị dự toán xây lắp sau thuế.

CLVL: Chênh lệch vật liệu (nếu có).

TXLGTGT : Mức Thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho Công tác xây dựng, lắp đặt.

VAT: Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu ra (gồm thuê giá trị gia tăng đầu vào để trả khi mua các loại vật tư, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng... và phần thuê giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp).

Bảng tổng hợp giá trị chung và thu nhập chịu thuế tính trước (Đơn vị tính: %)

Loại công trình; ------------Chi phí chung; ------------Thu nhập chịu thuế tính trước.

1)------------Xây lắp công trình dân dụng.------------58,0------------5,5

2)------------Xây lắp công trình công nghiệp, trạm thùy điện nhỏ------------67,0------------5,5

3)------------Xây lắp công trình thúy điện, đường dây tải điện, trạm biến thế------------71,0------------6,0

4)------------Xây dựng đường hầm, hầm lò, lắp đặt máy trong đường hầm, hầm lò------------74,0------------6,5

5)------------Xây dựng nền đường, mặt đường------------66,0------------6,0

6)------------Xây lắp cầu công giao thông, bến cảng, các công trình biển------------64,0------------6,0

7)------------Xây lắp công trình thủy lợi------------64,0------------5,5

------------- Riêng đào, đắp đất thủ công công trình thủy lợi (trừ lực lượng dân Công nghĩa vụ)------------51,0------------5,0

8)------------Xây lắp công trình thông tin bưu điện, thông tin tín hiệu đường sắt, phát thanh truyển hình------------69,0------------5,5

9)------------Xây dựng và lắp đặt bế xàng dầu, đường ống dẫn đầu dẫn khí------------66,0------------6,0

10)------------Xây dựng trạm, trại các loại, tróng rừng, trồng cây Công nghiệp, khai hoang xây dựng đồng ruộng------------55,0------------5,5

Phương pháp tính tiên lượng lập bảng giá thi công các hạng mục công trình

Để công tác xác định giá nhân công, vật tư thi công xây dựng các hạng mục công trình được chính xác thì khâu tính khối lượng (bóc tiên lượng) cần chính xác. Muốn vậy công việc tính tiên lượng được thực hiện như sau:

Tính tiên lượng toàn bộ một Công trình xây dựng nói chung và một hạng mục công trình nói riêng là một công việc phức tạp vì nó tổng hợp nhiều loại công tác, các quy cách, hình khối đa dạng, khối lượng tính toán nhiều. Vì vậy muốn tính được đầy đú tránh nhám lẫn sai sót (tính trùng lặp thừa, hoặc bỏ sót). Rút giảm được thời gian và khối lượng tính toán cần phải chú ý một số điểm sau đây:

Bước 1. Cần nghiên cứu bản vẽ từ toàn thể đến bộ phận chi tiết để nắm chắc cấu tạo các bộ phận cúa công trình. Sự liên quan giữa các bộ phận với nhau để xác định được các khối lượng cần tính toán cho mỗi công tác của công trình. Sau đó ta thực hiện tính tiên lượng cho mỗi công tác.

Bước 2: Trình tự tính toán tiên lượng xây lắp các công tác

Đẽ tránh bỏ sót khi tính tiên lượng ta nên tiến hành liệt kê các công việc phải tính trong mỗi phần công trình như sau: (như 1 dàn bài)

Phần móng

1- Công tác đất: (đào, đắp đất móng)

2- Công tác bê tông: lót móng, móng

3- Công tác cốt thép

4- Công tác ván khuôn móng

5 - Công tác xây

6- Công tác trát láng phần cổ móng ớ ngoài nhà

7- Công tác quét vôi

8- Lấp móng, san nền ...

Phần hè rãnh

1- Công tác đất

2- Công tác bê tông

3- Công tác xây

4- Công tác trát, láng

5- Công tác quét vòi, sơn trang trí bồn hoa, tam cấp

6- Vận chuyển đất đi xa (nếu có)

Phần thân nhà

1- Công tác bê tông (đúc sẵn, tại chỗ)

2- Công tác sắt thép

3- Công tác xây

4- Công tác trát, láng, lát, ốp

5- Công tác cửa, then khoá

6- Công tác quét vôi, sơn

7- Láng, lát, dán, ốp trang trí... (nếu có)

8- Công tác lắp ghép sàn

Phần mái

Làm mái bằng:

Kiểu dáng

Xây tường mái

Trát, ốp, quét vôi

Chống nóng ngoài quy cách nêu trong các kiểu mái (nếu có)

Làm mái dốc:

Gỗ mái: vì kèo - xà gồ, cầu phong

Lợp mái, xây bờ

Sơn, quét vôi

Tuỳ từng công trình cụ thể mà một vài công tác có thể vắng mặt trong từng phần của công trình. Trước khi tính ta cần liệt kê đầy đủ từng công việc và sắp xếp theo trình tự như trên.

Nếu lập dự toán thi công thì ta nên tính theo trình tự thi công, để tạo điều kiện dễ dàng cho việc nhật khối lượng lập kế hoạch thi công, giao khoán khối lượng.

Bước 3: Tính toán và trình bày kết quả vào bảng tiên lượng

Sau khi đã liệt kẽ đầy đủ các loại công tác của từng phần công trình ta tiền hành tính tiên lượng cho từng công tác đó như đã nêu ở mục 2 phần III nhưng đó chỉ là diễn giải cách thực hiện phương pháp tính. Còn trong hồ sơ dự toán thiết kế ta phải thể hiện cách tính đó và ghi kết quả vào bảng tiên lượng theo mẫu sau.

+ Chú ý khi ghi bảng tiên lượng:

Về quy cách: Cần ghi đầy đủ, chính xác quy cách của từng loại công tác, khống hạn chế số dòng, ứng với một quy cách của một khối lượng công tác ta ghi một số thứ tự, ứng với một số thứ tự ta có một kết quả ghi ở cột toàn phần (mọi kết quả trong quá trình tính mà chưa phải là khối lượng cần tìm thì không được ghi ở cột toàn phần)

Phần diễn giải cách phân tích khối lượng tính toán cần ghi rõ để dẻ kiểm tra theo dõi.

Các kích thước ghi trong bảng tiên lượng là kích thước thực đã được tính toán nhưng không cần trình bày cách tính các kích thước đó trong bảng.

Thanh toán khối lượng thực hiện theo bảng giá nhân công, vật tư thi công xây dựng

Thanh toán khối lượng thực hiện hay công trình hoàn thành được tiến hành theo khối lượng mà các tổ chức nhận thầu đã hoàn thành trong quá trình thưc hiên dự án.

Nguyên tắc chung

Tất cả các công trình đầu tư xây dựng từ mọi nguồn vốn đầu tư đều áp dụng việc cấp vốn, cho vay và thanh toán vốn đầu tư theo giá trị khối lượng thực hiện được nghiệm thu;

Việc thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện được tiến hành giữa chủ đầu tư và các tổ chức nhận thầu phù hợp với phương thức đầu thầu hoặc giao thầu;

Việc cấp vốn thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện (không phân biệt nguồn vốn) giữa chủ đầu tư và các tổ chức có liên quan trong việc thực hiện khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành khối lượng xây lắp, mua sắm, trang thiết bị.ẵ.) đều thực hiện thông qua hệ thống cơ quan cấp phát thanh toán và phải có ghi trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Trong năm kết thúc dự án, chủ đầu tư chỉ được cấp thanh toán tối đa là 95% giá trị khối lượng kế hoạch, 5% còn lại chỉ được thanh toán sau khi có báo cáo quyết toán được duyệt.

Tiêu chuẩn, điều kiện để khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện được cấp vốn thanh toán

Đối với xây lắp

Khối lượng xây lắp đã thực hiện của công trình, hạng mục công trình có trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có ghi trong hợp đồng kinh tế và trong tổng dự toán của cả công trình. Những khối lượng xây lắp thực hiện ngoài kế hoạch và thiết kế dự toán được hội đồng thẩm tra phân cấp xét duyệt chấp thuận mới được thanh toán;

Có biến bản nghiệm thu, bản giao theo đúng quy định hiện hành của nhà nước;

Có phiếu giá thanh toán được lập tương ứng với khối lượng thực hiện trên cơ sơ đơn giá đã thống nhất và các chế độ chính sách do nhà nước quy định.

Đối với thiết bị

Các thiết bị máy móc cần lắp đặt và không cần lắp đặt có trong danh mục thiết bị đầu tư phải có trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có hợp đồng mua bản hoặc gia công thiết bị được cấp vốn thanh toán;

Mỗi lần thực hiện xong các bước công việc, vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, gia công thiết bị đúng quy trình kỹ thuật theo hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và các tổ chức có liên quan thì chi phí của mỗi lần thực hiện trên sẽ được cấp vốn thanh toán.

Đối với các chi phí khác

Các công việc thuộc chi phí khác có tính chất xây lắp được cấp có thẩm quyền cho phép được áp dụng cấp vốn thanh toán như đối với khối lượng xây lắp thực hiện;

Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng thì tổng chi phí mỗi lần được cấp vốn thanh toán;

Các chi phí khác cho công tác chuẩn bị đầu tư được cấp thanh toán cho từng khoản mục, chi phí tương ứng với khối lượng công việc đã thực hiện từng kỳ trên cơ sơ hợp đồng giữa chủ đầu tư và các tổ chức có liên qưan;

Đôi với công tác khảo sát, thiết kế, chủ đầu tư ứng trước cho các tổ chức này không quá 30% giá trị khảo sát, thiết kế theo hợp đồng kinh tế đã ký. Việc thanh toán được thực hiện theo lịch giao hồ sơ tài liệu, khi bên chủ đầu tư nhận đủ phải thanh toán 95% giá trị hợp đồng, còn 5% các đơn vị khảo sát, thiết kế sẽ nhận được sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của minh đã ghi trong hợp đồng kinh tế.

Các khoản chi phí khác còn lại được cấp vốn thanh toán theo dự toán chi phí và kế hoạch đầu tư được duyệt.

Căn cứ để thanh toán

Về khối lượng công tác phải được xác định theo khối lượng thực tế đã hoàn thành. Trường hợp khối lượng công tác phát sinh không có trong thiết kế phải được bẽn chủ đầu tư xác nhận, phải có ý kiến của cơ quan thiết kế và phải trình duyệt cơ quan cấp trên, phải có biến bản bản giao;

Các biến lai chứng từ tạm ứng, tạm chi;

về đơn giá : giá cả vật liệu theo thông bảo giá bản hàng tháng của địa phương để xác định chênh lệch giá vật liệu không có trong thông bảo giá thì phải dựa vào biến lai, hoá đơn của Bộ Tài chính.

Phương pháp tính

Nội dung phương pháp thanh toán cũng giống như tính dự toán :

Tính các khối lượng công tác thực tế hoàn thành có ghi chú, diễn giải, có ý kiến xét duyệt các khối lượng phát sinh thêm;

Sử dụng bảng đơn giá chi tiết hiện hành để tính ra các chi phí trực tiếp theo đơn giá;

Tổng hợp giá trị dự toán xây lắp;

Tổng hợp tổng bảng giá nhân công, vật tư thi công xây dựng công trình.