Phương Nam Co LTD
© 24/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Yêu cầu kỹ thuật thi công cửa đi nhà phố, nhà ở dân dụng

Cửa đi là phương tiện giao thông liên hệ giữa trong và ngoài nhà, giữa hành lang và các phòng, hoặc giữa các phòng với nhau. Ngoài ra còn có tác dụng thông gió và lấy ánh sáng.

Khi thiết kế thi công cửa đi cần phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Số lượng cửa và bề rộng của cửa bảo đảm thoát người cũng như vận chuyển đồ đạt được nhanh chóng và dễ dàng; ít loại kiểu.

Bố trí cửa chiếm diện tích ít nhất, đóng mở thuận tiện, không căn trở việc bố trí đồ đạc;

Giá thành rẻ, bền lâu, thi công cửa đi nhà phố, nhà ở dân dụng dễ dàng.

Phân loại cửa đi nhà phố, nhà ở dân dụng

Theo vật liệu có thể phân cửa đi nhà phố, nhà ở dân dụng thành các loại : cửa kính, cửa chớp, cửa panô, cửa kim loại (nhôm) v. v. . .

Yêu cầu kỹ thuật thi công cửa đi nhà phố, nhà ở dân dụng

Phân loại cửa đi theo vật liệu

Theo phương thức đóng mở cửa đi nhà phố, nhà ở dân dụng có thể phân thành các loại: cửa mở một chiều, cửa mở hai chiều, cửa trượt, cửa xếp và cửa quay v. v. . . Trong đó thường dùng là cửa mở một chiều và cửa mở hai chiều.

Yêu cầu kỹ thuật thi công cửa đi nhà phố, nhà ở dân dụng

Phân loại cửa đi theo phương thức đóng mở:

a, b) cửa mở một chiều; c,d) cửa mà hai chiều; e,f) cửa trượt; g,h) cửa xếp; i) cửa quay.

Cửa mở một chiều về hình thức đóng mở giống với cửa sổ mở theo chiều đứng, được dùng rộng rãi nhất. Về hướng mở cũng có thể mở ra phía ngoài và mở vào phía trong nhà. Cửa thoát người trong các nhà công cộng nhất thiết phải mở ra phía ngoài nhà.

Cửa mở hai chiều dùng để làm cửa ra vào trong các nhà công cộng, người đi lại tương đối nhiều. Khi dùng loại cửa này để tránh sự va đập vào người, bộ phận trên của cánh cửa nhất thiết phải làm bằng kính.

Cửa trượt: loại cửa này khi đóng mở không chiếm điện tích và không gian của phòng, được dùng nhiều trong việc ngăn chia các phòng hoặc làm cửa nhà kho, cửa vào buồng thang máy.

Cửa xếp được dùng khi cửa có chiều rộng rất lớn.

Cửa quay được dùng nhiều trong các công trình công cộng như khách sạn.

Kích thước của cửa đi nhà phố, nhà ở dân dụng

Độ cao của cửa thấp nhất cũng cần bảo đảm người lớn đội mũ đi lại được dễ dàng. Trong kiến trúc dân dụng chiều cao của cửa nói chung là 1800 - 2100 mm. Chiều rộng của cửa do công dụng của nhà, yêu cầu phòng cháy, mỹ quan quyết định. Chiều rộng của cửa thường dùng là: cửa một cánh rộng 650, 700, 800 mm. Cửa hai cánh rộng 1200, 1400 mm, cửa bốn cánh rộng 2100 mm. Phía trên cửa đi cũng có thể làm cửa lật chiều cao vào khoảng 500 - 600 mm.

Cấu tạo các bộ phận của của đi

Vật liệu làm cửa đi có hai loại: gỗ và kim loại. Cửa đi khuôn khung kim loại cấu tạo tương tự như cửa sổ, cho nên trong phần này không nhắc lại cấu tạo của chúng.

Các bộ phận của cửa đi cũng bao gồm khuôn cửa, cánh cửa và các chi tiết liên kết bằng kim loại.

Thi công khuôn cửa đi

Thi công khuôn cửa đi có hai loại: phía dưới có gờ và không có gờ. Khuôn cửa có gờ ngang sát đất thường dùng đối với cửa ngoài nhà. Ưu điểm là có thể phòng được nước mưa, gió bụi, cách âm tốt. Gờ ngang cao hơn mặt nền độ 15-20 mm, không nên quá cao vì gờ đễ làm cho người ta vấp. Vì vậy các cửa trong nhà không nên làm có gờ dưới. Khuôn cửa không có gờ ngang phía dưới thì cánh cửa cách mặt nền 6-10 mm, như vậy quét nhà được dỗ dàng. Khi cửa ngoài nhà có hành lang hoặc mái hắt thì cũng có thể không cần gờ ở phía dưới.

Kích thước tiết diện khuôn cửa đi

Kích thước tiết diện khuôn cửa đi nên bằng nhau. Nói chung tiết diện của khuôn cửa là 60 x 80 80 x 150 mm. Nếu diện tích cửa quá lớn tiết diện của khuôn cửa cũng tăng lên, hiện nay thường dùng gỗ hộp 60 x 80, 80 x 140, 60 x 260, 100 x 100 mm.

Liên kết giữa tường và khuôn cửa đi

Liên kết giữa tường và khuôn cửa đi giống như liên kết giữa tường và khuôn cửa sổ. Có hai cách lắp khuôn cửa: trước khi xây lỗ và xây lỗ cửa trước khi lắp khuôn cửa. Nói chung cấu tạo giống cửa sổ, một số liên kết khuôn cửa vào tường.

Cánh cửa đi

Cánh cửa đi thường đùng có hai loại: cánh cửa có khung và cánh cửa bằng gỗ dán.

Cánh cửa có khung

Cánh cửa có khung là loại cánh cửa thường dùng nhất. Khung cánh cửa chủ yếu là do các thanh ngang trên giữa, dưới và thanh đứng hai bên làm thành; ở giữa có thể lắp kính, lắp lá chớp, panô.

Khung cánh cửa dày 40 -45 mm, rộng 80 -140 mm, khi thiết kế cần căn cứ yêu cầu cụ thể để quyết định. Các thanh ngang trên bằng thanh ngang đứng, thường rộng 80 -100 mm, thanh giữa rộng 120 -140 mm, thường dùng 120 mm. Thanh ngang dưới rộng 140 -200 mm. thường dùng 140 và 160 mm. Thanh ngang dưới dễ bị hỏng cho nên cửa ngoài hoặc cửa có lưu lượng đi lại nhiều, thanh ngang dưới còn được bọc thêm một lớp kim loại.

Yêu cầu kỹ thuật thi công cửa đi nhà phố, nhà ở dân dụng

Hình thức khuôn cửa đi và cách liên kết với tường Bộ phận lắp ở bên trong khung cửa: cửa panô hoặc cửa chớp có thể dùng gỗ ván dày 10 -20 mm, nếu dùng gỗ dán ít nhất phải là gỗ dán năm lớp. Nếu là cửa kính, thường dùng kính dày 3 mm, diện tích kính tương đổi lớn dùng kính 5 mm.

Cánh cửa đi có khung

Cửa đi kính (Nếu là cửa số thì không có phần ván bịt; Nếu là cửa hai cánh thì đóng thêm nẹp 30 x10)

Yêu cầu kỹ thuật thi công cửa đi nhà phố, nhà ở dân dụng

Cửa đi chớp gỗ

Yêu cầu kỹ thuật thi công cửa đi nhà phố, nhà ở dân dụng

Cửa đi panô

Yêu cầu kỹ thuật thi công cửa đi nhà phố, nhà ở dân dụng

Cửa ván ghép có khuôn

Cánh cửa bằng gỗ dán

Dùng gỗ làm thành khung, hai mặt ghép gỗ dán, thường dùng gỗ dán ba lớp hoặc năm lớp. Các thanh bên trong đều đục các lỗ rỗng f 6 - 9 mm để không khí có thể lưu thông bảo đảm cửa khô ráo, khi yêu cầu cách âm cao, ở giữa có thể nhét các vật liệu cách âm.

Giới thiệu hai cách cấu tạo của cánh cửa bằng gỗ dán.

Yêu cầu kỹ thuật thi công cửa đi nhà phố, nhà ở dân dụng

Cấu tạo cửa gỗ dán

a) cửa panô bầng ván shép; b) cửa gỗ dán có hệ sưởn cứng; c) cửa bằng gỗ thanh bên trong, bên ngoài gỗ dán; d) cửa bằng gỗ thanh mỏng đặt sắt bên trong, bên ngoài gỗ dán; e) mặt cắt ngang một cửa gỏ dán mở bằng tục giữa; f) mặt cắt ngang một cửa gỗ dán mở bằng trục bản lề