Phương Nam Co LTD
Cung cấp polysorbate (tween) Korea
© 28/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Phương pháp nghiên cứu độc tính trên tế bào


Khái niệm độc tính tế bào

Độc tính tế bào là kết quả của những tác động lên cấu trúc và/hoặc hoạt động cần thiết cho sự sống, tăng sinh và/hoặc chức năng của tế bào dẫn đến tác dụng lên chức năng của các cơ quan cụ thể và/hoặc gây tử vong.

Các chất có hoạt tính độc tính tế bào có thể tác động lên sự toàn vẹn của màng tế bào và/hoặc màng bào quan, khung tế bào, quá trình phân chia, chuyển hóa của tế bào, điều hòa ion, sinh tổng hợp hoặc phân giải, phóng thích chất nội bào hoặc các thành phần của tế bào dẫn đến ức chế sự tăng trưởng của tế bào và/hoặc gây chết tế bào.

Phương pháp nghiên cứu độc tính tế bào

Phương pháp dùng thuốc nhuộm đỏ trung tính.

Đếm tế bào sống bằng dung dịch trypan blue.

Phương pháp nhuộm sulforhodamin B (SRB).

Xác định tỷ lệ tế bào sống bằng phương pháp MTT

Trong đó, phương pháp MTT là phương pháp hay được sử dụng vì có một số ưu điểm như độ chính xác, độ tin cậy cao, phép đo phổ có thể phát hiện những thay đổi rất nhỏ trong sự chuyển hóa của tế bào, thuốc thử an toàn…

Phương pháp MTT: là phương pháp xác định và đánh giá khả năng gây độc và tăng sinh tế bào. Hoạt tính độc tế bào đánh giá qua tỷ lệ sống của tế bào được xác định nhờ hoạt tính enzym succinat dehydrogenase (SDH) của ty thể chỉ có trong tế bào sống. SDH chuyển MTT [3-(4,5-dimethyl-thiazol-2-yl)-2,5-diphenyl tetrazolium bromid)] thành tinh thể formazan tan trong dung môi hữu cơ như isopropanol tạo dung dịch màu tím được đo mật độ quang OD ở bước sóng 570 nm, sẽ phản ánh số lượng tế bào sống trong mẫu nuôi cấy. Xác định được số lượng tế bào sống của mẫu nuôi cấy từ đó sẽ kết luận được khả năng gây độc của mẫu thử. Dòng tế bào N87: được phân lập từ ung thư biểu mô dạ dày của người. N87 là một dòng tế bào ung thư biểu mô dạ dày có nguồn gốc từ năm 1976 được phân lập bởi

A. Gazdar và cộng sự tại Viện ung thư quốc gia từ một di căn của ung thư gan. Khối u được cấy truyền như một sự cấy ghép mô ở chuột không có tuyến giáp qua ba đoạn trước khi dòng tế bào đã được thành lập.

Một số nghiên cứu tác dụng của curcumin trong môi trường tá dược tween polysorbate 80,  trên mô hình độc tính tế bào

Zhao Jing và cộng sự (2007) nghiên cứu hiệu quả kháng khối u của curcumin kết hợp tá dược tween 80,  trên dòng tế bào HeLa-gây ung thư cổ tử cung ở người. Kết quả cho thấy, khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào phụ thuộc vào nồng độ và thời gian. Sau 72 giờ, tỷ lệ ức chế 11% -45,8%, sự khác biệt giữa các mẫu với thời gian điều trị khác nhau rất có ý nghĩa (p <0,01). So với nhóm chứng, sự khác biệt của các nhóm 5 µmol/L và 10 µmol/L là có ý nghĩa (p<0,05) và giữa các nhóm của 25 µmol/L và 50 µmol/L rất có ý nghĩa (p<0,01) [134].

Wang Dorothy và cộng sự (2008) nghiên cứu khả năng ức chế dòng tế bào CAL27 và UM-SCC1 (2 dòng tế bào gây ung thư vòm họng ác tính) của liposome curcumin (10%), tá dược polysorbate 80 0.02 %. Kết quả, có một sự ức chế đáng kể sự tăng trưởng tế bào của liposomal curcumin so với liposome (p<0,0001). Khả năng ức chế tế bào phụ thuộc vào nồng độ khảo sát; với dòng tế bào CAL27 bị ức chế tăng trưởng tối ưu ở 200 Amol/L; UM-SCC1 là ở mức 50 Amol/L [128].

Tian Fang và cộng sự (2012) nghiên cứu khả năng của curcumin, tá dược tween 80 trong việc nâng cao hiệu quả điều trị ung thư đường tiêu hóa trên dòng tế bào BGC-823 của 5- Fluorouracil và Oxaliplatin (FOLFOX). Kết quả cho thấy, giá trị IC50 của curcumin, Fluorouracil và Oxaliplatin lần lượt là 10 µM; 0,1 mM và 5 µM [117].

Lu Wei-Dong và cộng sự (2013) nghiên cứu hiệu quả của curcumin, tá dược tween polysorbate 80, trên dòng tế bào HCT8/VCR-gây ung thư đại tràng đa kháng thuốc, thử nghiệm ở các nồng độ (6,25; 12,5; 25 µM) kết quả cho thấy khi nồng độ tăng thì khả năng ức chế tế bào cũng tăng theo. Đồng thời ở nồng độ curcumin 25 µM ức chế tế bào ung thư cao hơn mẫu sử dụng 0,5 µg/mL vincristin (p<0,05) [67].

Rahman Mohamed Habibur và cộng sự (2014) nghiên cứu khả năng ức chế tế bào ung thư thần kinh IMR32 của tiểu phân nano lipid rắn curcumin, môi trường tá dược tween polysorbate 80. Kết quả, độc tính tế bào phụ thuộc vào liều. nồng độ ức chế tối thiểu IC50 của curcumin và nano lipid rắn curcumin là 129,33 µg/mL và 60,08 µg/mL [90].

Liu Xiaohong và cộng sự (2014) nghiên cứu khả năng ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư dạ dày SGC-7901 của curcumin, tá dược tween polysorbate 80. Kết quả cho thấy, độc tính tế bào phụ thuộc vào liều. LCur (9,5% ± 2,10%), MCur (23,2% ± 7,21%), và HCur (39,4% ± 0,43%) so với curcumin (1,20% ± 0,25) (tất cả p <0,05). Kết quả phối hợp với diazoxid, tỷ lệ ức chế đã giảm trong LCur + DZ (6.72% ± 1,80%), MCur + DZ (16,55% ± 6,11%), và HCur + DZ (31,43 ± 8,15%) so tương ứng với LCur, MCur, và HCur (tất cả p<0,05) (LCur, Mcur, Hcur nồng độ curcumin lần lượt là 15 µmol/mL; 30 µmol/mL; 60 µmol/mL) [65].

Li Xingyi và cộng sự (2014) nghiên cứu khả năng ức chế sự tăng sinh của 4 dòng tế bào ung thư HeLa, BGC-823, S-65, C-26 của micell curcumin, tá dược polysorbate 80. Kết quả tất cả các dòng tế bào ung thư đều bị ức chế bởi curcumin và micell curcumin, với IC50 từ 10-20 µg/mL [64].