Phương Nam Co LTD
Cung cấp polysorbate (tween) Korea
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Ung thư dạ dày là gì? Chuẩn đoán ung thư dạ dày


Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Hiện có khoảng 200 loại ung thư [4].

Ung thư dạ dày là một căn bệnh đi kèm với sự xuất hiện của một khối u ác tính được hình thành trên cơ sở của biểu mô của niêm mạc dạ dày [4].

Các yếu tố bệnh sinh

Chế độ ăn nhiều muối có liên quan chặt chẽ với hiện tượng gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày (UTDD). Nghiên cứu trên động vật phát hiện thấy chế độ ăn nhiều muối sẽ tạo hiện tượng viêm teo niêm mạc dạ dày và do đó tạo điều kiện thuận lợi phát sinh UTDD khi kết hợp với nhiễm Helicobacter pylori. Các nitric cũng được coi là vai trò trong bệnh sinh UTDD thông qua các nghiên cứu dịch tễ học [4].

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ UTDD lên 1,56 lần. Theo Gonzalez (2003) xấp xỉ

18% trường hợp UTDD được quy cho hút thuốc lá [30]. Nguy cơ UTDD tăng theo thời gian hút thuốc và giảm đi sau 10 năm cai thuốc.

H. pylori là xoắn khuẩn gram âm, ký sinh trong lớp chất nhày của niêm mạc. Tổ chức Y tế thế giới đã xếp H. pylori vào nhóm tác nhân chính gây UTDD. H. pylori có khả năng gây tổn thương niêm mạc từ đó viêm niêm mạc dạ dày kết hợp cùng các yếu tố khác dẫn tới dị sản, loạn sản và ung thư [27].

Do di truyền, ước tính UTDD có tính chất gia đình chiếm tỷ lệ 1% đến 15% trong tổng số bệnh nhân mắc UTDD [4].

Tiền sử bệnh lý ở dạ dày như: viêm teo dạ dày, vô toan, thiếu máu ác tính, dị sản ruột, u tuyến dạ dày (polyp có kích thước > 2 cm) là một số bệnh lý được coi là nguy cơ cao gây UTDD [38].

Bảng 1. 2. Phân loại mô bệnh học ung thư dạ dày theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2010 [20]

Loại mô học

Khối u nội biểu mô-u tuyến Ung thư biểu mô

Ung thư biểu mô tuyến Typ ruột

Typ lan toả UTBM tuyến nhú

UTBM tuyến ống nhỏ UTBM tuyến nhày UTBM tế bào nhẫn UTBM tuyến vảy UTBM tế bào vảy UTBM tế bào nhỏ UTBM không biệt hoá

Các loại khác

Carcinoid (u nội tiết biệt hoá cao) Ung thư không phải biểu mô Sacom cơ trơn

Ung thư mô đệm đường tiêu hoá Sacom Kaposi

U lympho ác tính

U lympho tế bào B vùng ria của MALT U lympho tế bào Mantle

U lympho tế bào B lan tỏa

Chẩn đoán

Triệu chứng lâm sàng:

Đau bụng thượng vị và sụt cân là hai triệu chứng ban đầu thường gặp nhất của UTDD.

Khó nuốt cũng là triệu chứng ban đầu thường gặp ở bệnh nhân ung thư xuất phát từ đoạn gần dạ dày hoặc ung thư tâm vị.

Thiếu máu là triệu chứng toàn thân thường gặp trong UTDD, với tỷ lệ thường dao động trong khoảng 20-40%.

Xuất huyết tiêu hóa xuất hiện ở một số bệnh nhân trong giai đoạn đầu của UTDD.

Hầu hết các triệu chứng cơ năng và toàn thân của UTDD là không đặc hiệu và có thể gặp trong nhiều bệnh lý ống tiêu hóa khác. Trên thực tế lâm sàng, đa số bệnh nhân khi có các triệu chứng này thì UTDD đã ở giai đoạn tiến triển.

Cận lâm sàng: Chụp dạ dày hàng loạt có thuốc cản quang; nội soi dạ dày ống mềm và sinh thiết; phương pháp tế bào học; phương pháp mô bệnh học; chụp cắt lớp vi tính; chụp cộng hưởng từ; siêu âm nội soi.