Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application
 Báo giá xây dựng nhà xưởng công nghiệp với kết cấu thép

Những yêu cầu cơ bản đối với kết cấu thép

Yêu cầu chính mà kết cấu nói chung, trong đó có kết cấu thép cần phải thoả mãn, đó là đáp ứng được mục đích sử dụng. Những kết cấu chịu lực tiếp nhận những tải trọng khác nhau, vì thế chúng cần phải bền, cứng, vững chắc, đồng thời phải kinh tế và có khối lượng lao động tối thiểu khi chế tạo và lắp ráp.

Để tạo ra một sản phẩm kết cấu, phải trải qua ba giai đoạn: thiết kế, chế tạo và lắp ráp.

Báo giá xây dựng nhà xưởng công nghiệp với kết cấu thép thành phẩm được phân bổ như sau tạm tính theo báo giá nam 2018:

Báo giá thiết kế xây dựng nhà xưởng công nghiệp với kết cấu thép; 2 - 3%  ( ≈ 42,000 VNĐ/m2)

Báo giá thép xây dựng nhà xưởng công nghiệp và các vật liệu khác 60 - 70 % (≈ 910,000 VNĐ/m2)

Báo giá nhân công thi công chế tạo nhà xưởng công nghiệp; 15-20% (≈ 210,000 VNĐ/m2)

Báo giá vận chuyển nhà xưởng công nghiệp; 3 - 5% (≈ 70,000 VNĐ/m2)

Báo giá nhân công xây dựng lắp ráp nhà xưởng công nghiệp; 10-20% (≈ 168,000 VNĐ/m2)

Việc thiết kế kết cấu thép là một trong những khâu quan trọng, mặt dù giá thành thiết kế tương đối thấp. Quá trình thiết kế được tiến hành bắt đầu từ phương án sơ đồ tổ hợp kết cấu và cuối cùng là phương pháp lắp ráp nó một cách hợp lý. Khi thiết kế các yêu cầu đặt ra đối với kết cấu thép phải được đảm bảo.

Những yêu cầu chung cho báo giá thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp.

Cần phải thực hiện tốt nhất những yêu cầu đặt ra để đạt được sự phù hợp với mục đích sử dụng của kết cấu. Phải xét đến những đặc điểm khi khai thác kết cấu: môi trường bên ngoài (trong buồng kín, trong môi trường khí quyển, trong môi trường xâm thực), điều kiện chịu lực của kết cấu (tải trọng tĩnh, tải trọng di động, tải trọng chấn động). Kết cấu cần phải có đủ độ bền, độ cứng, đảm bảo an toàn trong sử dụng; sơ đồ kết cấu, nhừng kích thước cơ bản của nó, tiết diện của những cấu kiện riêng biệt phải hợp lý, kinh tế về chi phí kim loại. Tiết kiệm vật liệu là một trong những yêu cầu quan trọng khi thiết kế kết cấu thép, bởi vì giá thành của thép chiếm hơn một nửa giá thành của kết cấu.

Kết cấu cần phải cân đối, đẹp, và thuận tiện để bảo vệ chống ăn mòn (gỉ): không có khe hở và u bướu, tại đó có thể tích tụ bụi bản và hơi ẩm.

Những yêu cầu về sản xuất

Những kết cấu thép cần phải đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất công nghiêp, nghĩa là thích ứng tốt nhất với điều kiện sản xuất trong nhà máy. Cũng cần phải xét đến năng lực sản xuất của nhà máy: những tính năng kỹ thuật của máy, sức nâng tải của cần trục, những đặc tính kỹ thuật của các thiết bị để hàn và tán đinh, đây chuyền chuyên môn hoá, những thiết bị phụ v.v...

Kết cấu cần đảm bảo sao cho khối lượng lao động chế tạo là ít nhất. Điều đó dạt được bởi hình dạng kết cấu dơn giản, bởi số lượng các chi tiết là tối thiểu, bởi khả nãng gia công cơ khí, bởi việc lắp ráp, hàn đơn giản và thuận tiện.

Sự phân chia kết cấu thành những cấu kìộn xuất xưởng là vấn đề quan trọng. Kết cấu thép, chế tạo ở nhà máy được vận chuyển đến nơi lắp ráp chủ yếu bằng đường sắt, vì thế kích thước của những cấu kiện (bộ phận) xuất xưởng phải phù. hợp với khổ giới hạn của đường sắt.

Chiều dài lớn nhất của cấu kiện xuất xưởng phụ thuộc vào kích thước của toa sàn và phương pháp xếp tải. Để chuyên chở kết cấu thép, thường người ta sử dụng toa sàn trục kép trọng tải 20T, có chiẻu dài tính theo tim móc tự động 10 - 24mm, toa sàn 4 trục trọng tải 60T với chiều dài tim móc 14194mm và xà lan đáy bằng trọng tải 60T. Những cấu kiện xuất xưởng dài được xếp lên những toa sàn chuyên dụng với kê tựa ở một hay hai loa.

Những yêu cầu về lắp ráp

Lắp ráp là giai đoạn sau cùng của quá trình sản xuất kết cấu thép. Nó được thực hiện trong những điều kiện khó khăn nhất - ở ngoài tròi trong điều kiện công trường. Vì thế những yêu cầu chính ở đây là đơn giản, thuận tiện, nhanh và khối lượng lao động ít.

Những yêu cầu khác nhau đặt ra đối với kết cấu thép, đồi khi dẫn đến những quyết định trái ngược: có thể kinh tế về thép, những lại phức tạp về hình dạng kết cấu và điều đó mâư thuẫn với yêu cầu khối lượng lao động ít nhất; có thể tãng độ lặp lại của các cấu kiên xuất xưởng, nếu cấu kiện được chế tạo có tính vạn năng (nghĩa là thống nhất những tính chất yêu cầu từ những cấu kiện khác nhau vào một cấu kiện) và điều đó có thể dẫn đếh táng khối lượng lao động chế tạo hoặc tăng chi phí thép.

Để đạt được tốt nhất đồng thời tất cà những yêu cầu này, người thiết, kế cần giải quyết bài toán cơ bản: sự phù hợp với mục đích sử dụng cùng với chi phí tối thiểu về thép và khối lượng lao động chế tạo là ít nhất trong điều kiện lắp ráp đơn giản và nhanh.

Tổ chức công tác thiết kế và báo giá thiết kế xây dựng nhà xưởng công nghiệp với kết cấu thép

Việc thiết kế công trình nhà xưởng được tiến hành dựa vào luận chứng kinh tế kĩ thuật. Nó được lập ra trên cơ sở của quy hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân đã được phê chuẩn.

Công tác thiết kế thường được tiến hành một bước (một giai đoạn) dưới dạng thiết kế kỹ thuật thi công (thiết kế kỹ thuật kết hợp với bản vẽ thi công nhà xưởng công nghiệp và cơ sở lập bảng báo giá xây dựng).

Thiết kế hai giai đoạn là thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thì công - cho phép đối vối tổ hợp công nghiệp lớn và phức tạp, với những giải pháp kỹ thuật phức tạp của các công trình riêng (đặc biệt). Những kết cấu thép thường được thiết kế theo hai giai đoạn.

Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, những đặc điểm thi công công trình nhà xưởng, những thông tin về nơi xây đựng công trình: khí hâu, tình hình địa chất, tải trọng, những phương án được xem xét của giải pháp thiết kế, thời gian và lập báo giá, tính giá thành xây dựng nhà xưởng công nghiệp là cơ sở để lập thiết kế. Ở giai đoạn này, tính hợp lý của việc sử dụng kết cấu thép được xác định, việc chọn sử dụng kết cấu điển hình được thực hiện và sơ đồ kết cấu có tính nguyên tắc của công trình được xác lập.

Bản vẽ thi công của kết cấu thép được thực hiện trong hai giai đoạn: giai đoạn thiết kế bản vẽ kết cấu thép và giai đoạn thiết kế bản vẽ kết cấu thép - chi tiết hoá.

Ở giai đoạn thiết kế bản vẽ kết cấu thép, tất cả những vấn đề tổ hợp kết cấu, và những ràng buộc chúng với những phần khác của thiết kế: công nghệ, vận chuyển, kiến trúc - xây dựng v.v... được giải quyết.

Trong thành phần của thiết kế bản vẽ kết cấu thép gồm có: danh mục các bản vẽ thiết kế kết cấư thép; bảng tiêu đề gôm những tải liệu về tải trọng, mác thép, những ký hiệu quy ước, nhãn mác và những nhận xét chung khác; sơ đồ kết cấu - mặt bằng, mặt cắt ngang, mặl cắt dọc VỚI nhãn hiệu của tất cả các kết cấu và những chỉ dẫn tiết diện của chúng; những nút kết cấu, chỉ rõ sự liên kết giữa các bộ phận riêng biệt với nhau và bản liệt kê thép theo mặt cắt cho toàn bộ công trình. Những tính toán kết cấu thép nằm ưong thuyết minh tính toán riêng, hoặc được trình bày dưới dạng bản tính trong thành phần của bản vẽ kết cấu thép. Bản vẽ kết cấu thép cần phải bao gồm tất cả những tài liệu để lập bản vẽ kết cấu thép chi tiết hoá, co sở lập báo giá xây dựng nhà xưởng công nghiệp trình chủ đầu tư.

Thiết kế bản vẽ kết cấu thép chi tiết hoá được thực hiện ở trong phòng thiết kế của nhà máy kết cấu thép trên cơ sờ thiết kế bản vẽ kết cấu thép, có xét đến đặc điểm công nghệ của nhà máy (thiết bị, đây chuyển công nghệ, thiết bị hàn, những thiết bị phụ v.v...) và các sản phẩm kim loại có ở kho.

Thiết kế bản vẽ kết cấu thép chi tiết bao gồm bản kê danh mục các bản vẽ thiết kế và bản thuyết minh, sơ đồ lắp ráp các cấu kiện xuất xưởng có đóng nhãn mác và các cụm lắp ráp, bản vẽ thi công của các cấu kiện xuất xưởng, những bulông lắp ráp, mối hàn và đinh tán.