Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 28/3/2024 - Vietnam12h.com Application
 Các kiểu thiết kế nhà thờ theo phong cách phục hưng cổ điển đẹp (classical revival)

Kiểu thiết kế Nhà thờ Madeleine bên ngoài đẹp mang dáng dấp một đền thờ Hy Lạp. Lúc đầu Madclcine gần như không được thiết kế với kiểu chức năng là một nhà thờ. Thi công từ phần thô đến hoàn thiện Công trình này dù được vua Louis XV chuẩn y năm 1759 song chỉ được hoàn tất năm 1842 dưới triều vua Louis Philippe. Sau Cách mạng 1789, công trình này được sử dụng như tòa nhà Thị trường Chứng khoán. Vào năm 1806, Napoleon ra sắc lệnh chuyển chức năng của Madeleine thành một ngôi đền cổ nhằm tốn vinh quân đội Pháp. Sau khi được trùng tu, một lần nữa chức năng của công trình được thay đổi và trở thành nhà thờ như ngày nay với hình dáng mặt bằng đặc trưng cho một ngôi đền Hy Lạp. Nhiều danh nhân của Pháp sau khi qua đời được đưa vào trong nhà thờ để ghi nhận công lao và tôn vinh tên tuổi của họ.

Kiểu thiết kế Nhà thờ Madeleine đẹp(1807 - 1842)

Kiểu thiết kế Nội thất nhà thờ Madeleine đẹp

Công cuộc cải tạo trung tâm Paris do Haussmann khởi xướng là một dự án lớn kéo dài trong gần 20 nãm (1852 - 1870) đã đem lại một bộ mặt mới cho trung tâm của Kinh đô Ánh sáng của thế giới với mục tiêu chính là đảm bảo trật tự trị an, sức khỏe cộng đồng và phân luồng giao thông, cải tạo hệ thống đường phố theo mỏ hình hướng tâm, với điểm nút và các quảng trường.

Theo bản quy hoạch, các tuyến phố chính được mở rộng với những rặng cây thắng tắp hai bên để dễ dàng phục vụ cho việc điều động quân đội. Những luồng dân di cư từ nông thôn đổ về Paris hoa lệ ngày một đồng. Để giảm tải cho khu trung tâm là hạt nhân của sự phát triển đô thị, các khu ngoại ô trước đó đã được quy hoạch thành 20 quận nội thành với hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh và khá đồng bộ.

Với sự hổ trợ và tư vấn chuyên môn vẻ địa chất học, Bá tước Haussmann cho thi công từ phần thô đến hoàn thiện hệ thống đường ống kỹ thuật đi ngầm. Ngoài ra, hệ thống không gian xanh cũng được chú trọng trong công tác thiết kế đô thị, với nhiều phong cách khác nhau như Qưảng trường kiểu Anh (Quảng trường Trévise), vườn kiểu Pháp (Champs-Elysées), công viên rợp bóng mát (Monceau, Montsouris ở phía Nam, Buttes-Chaumont ở khu phố cũ phía Đông). Hai khu rừng Vincennes phía Đông và Boulogne ở phía Tây đều có sự điều chính lớn. về kiến trúc công trinh mạt phố, diện mạo các tuyến phố có sự biến đổi rõ nét do có một loạt những càn hộ cao cấp mà người đương thời gọi là "Phong cách Haussmann" được xây cất dọc theo những trục đường chính. Đặc biệt, Quận 17 là nơi tập trung nhiều nhất những tòa nhà xây bằng đá với những ban công duyên dáng và chi tiết trang trí cầu kỳ thể hiện cho sự thịnh vượng của xã hội Pháp lúc bấy giờ. Quận Opéra hình thành xung quanh lâu đài Gamier là một minh chứng nữa cho giàu có của thù dô với nhiều ngân hàng, công ty bảo hiểm và khách sạn cao cấp tọa lạc ở những vị trí mặt tiền đẹp nhất.

Dần dần. khu trung tâm lan về phía Tây và có sự phân tầng xã hội rõ nét: khu phố Tây của người giàu và khu phố Đông của tầng lớp thợ thuyền lao động. Đại lộ Champs- Elysées là xương sống của khu vực quy hoạch mới với các kiểu thiết kế tòa nhà tráng lộ san sát như bát úp đẹp. Chỉ trong một thời gian ngắn, dân sô Paris tăng lên đến hơn 3 triệu người, dần đến mật độ xây dựng tăng dần. Kết quả là ngoại trừ hai bên bờ sông Seine đoạn từ cầu Concord đến cầu Iéna, những không gian mở ngày một hiếm dần. Nhiều công trình mới đã mọc lên, trong đó có những tòa nhà nổi tiếng như các kiểu thiết kế nhà Cung Khoa học, Cung điện Chaillot và đối diện là tháp Eiffel, Cung điện lớn và Cung điện nhỏ đẹp.

Bản đồ khu trung tàm Paris trước và sau khi cải tạo 1. Nhà thờ nhỏ; 2. Nhà thờ Đức Bà; 3. Khách sạn Dieu; 4. Tòa Công tố; 5. Quảng trường Dauphine; 6. Tòa án Thương mại; 7. Trụ sở cảnh sát trưởng; A, B, H: Các cây cầu

Trung tâm Paris sau khi cải tạo

Dự án cải tạo trung tâm Paris được đánh giá là thành công trên nhiều phương diện, cả về quy hoạch đỏ thị, thiết kế công trình, tạo lập cảnh quan và công lao của Haussmann với Paris đã được ghi nhận.

Bên kia bờ Đại Tây Dương, nước Mỹ cũng du nhập làn sóng kiến trúc cổ điển Phục Hưng, với những tên tuổi như Benjamin Henry Latrobe và Thomas Jeffersson. Benjamin Henry Latrobe (1766 - 1820) trước khi nhập quốc tịch Mỹ đã được đào tạo và có thời gian hành nghề kiến trúc sư tại London (Anh). Năm 1803, được sự ủy nhiệm của Thomas Jeffersson, Latrobe tiếp tục dự án xây dựng Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ (1793 - 1867) tại Washington DC trong khoảng thời gian 1803 - 1811 và 1815 - 1817. Sau một thời gian gián đoạn, công trình được tiếp tục thi công và về cơ bản được hoàn thành vào năm 1829. Latrobe đã trang trí cả hai chái phía Nam và phía Bắc với thức cột lá phong trong không gian tròn của phòng thượng viện và cột lõi ngô của sảnh phía Nam. Những thức cột cổ Hy Lạp này còn được bắt gặp trong kiến trúc của phòng lớn Tòa án Tối cao Liên Bang. Tòa nhà Quốc hội nổi bật bởi mái vòm theo kiểu Panthéon trên hệ khung thép với đường kính đáy 30 m và độ cao tổng cộng 68 m.

Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ (1793 -1867) tại Washington DC

Nhà thờ Công giáo La Mã ở Baltimore (1805 - 1818)

Tại Philadelphia, Latrobe thiết kế Ngân hàng Pennsylvania (1799), kết hợp mái đền kiểu Hy Lạp cả hai mặt trước và sau với mái vòm trung tâm có trổ nhiều cửa sổ ghép ô nhỏ. Sau này ông còn được chỉ định thiết kế Nhà thờ Công giáo La Mã ở Baltimore (1805 - 1818), với hai phương án thiết kế mang hai phong cách khác nhau: Rôman và Gothic cho cùng một mặt bằng xây dựng, và phong cách Gothic cuối cùng được lựa chọn là giải pháp chính. Công trình nổi bật ở sự giản dị với một mái vòm có đường kính 65m với sự pha trộn phong cách Gothic và Tân cổ điển. Trong bản thiết kế được duyệt không có ngọn tháp. Sự hiện diện của ngọn tháp là do con trai của Latrobc sau này đưa thêm vào.

Thomas Jefferson (1743 - 1826) cũng là một kiến trúc sư tầm cỡ đương thời, người tham gia viết bản Tuyên ngôn Độc lập và sau đó trở thành tổng thống thứ 3 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Với tư cách là một kiến trúc sư, ông đã thấm nhuần tư tưởng Tân Cổ điển và thể hiện phong cách này qua nhiều tác phẩm như Khuôn viên Đại học Tổng hợp bang Virginia ở Charlottesville (1817 - 1826). Trong bản thiết kế đầu tiên, ông đề xuất mặt bằng dạng chữ u, các phòng học nối với nhau bởi hệ thống hành lang có cột và được nhấn mạnh bằng nhũng không gian lớn như giảng đường và thư viện, xen kẽ với sân trong và tiểu cảnh. Ông nhấn mạnh thông qua giải pháp thiết kế rằng đây là một "Ngôi làng học thuật" và mời các kiến trúc sư khác tham gia đóng góp ý kiến cho phương án như William Thornton và Latrobe. Sự hợp tác này đã cho ra đời một công trình tiêu biểu cho trào lưu Tân cổ điển ở Mỹ giai đoạn đầu thế kỷ XIX.

Khu học xá Đại học Tổng hợp Virginia (1817 - 1826)

Những mẫu thiết kế cầu treo Clifton ở Bristol - Anh (1830 -1863), Brooklyn ở New York - Mỹ (1869 -1883)

Đối diện với nước Anh, Pháp cũng chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa Tân cổ điển, song khác với Anh, chủ nghĩa Tân cổ điển ở Pháp thời kỳ này mang dấu ấn La Mã, với tính đăng đối nghiêm ngặt, vẻ kỳ vĩ và oai nghiêm của công trình mang tính phô diễn sức mạnh của nền quân chủ Pháp.

Dự án thiết kế cải tạo trung tâm Paris và những mẫu công trình đẹp như Nhà thờ Madeleine (1807 - 1842), cột ghi công Vendôme (1806) và Khải Hoàn Môn (1808) là những ví dụ không thể không đề cập đến.

Khải hoàn Môn ở Paris (1808)

Khải Hoàn Môn ở Paris được đánh giá đạt đến độ chuẩn mực về thiết kế kiến trúc và quy hoạch. Đặt ở vị trí trung tâm của một quảng trường hình tròn là giao lộ của 12 tuyến phố, công trình chiếm lĩnh được tầm nhìn đẹp, đặc biệt là trên trục chính - đại lộ Champs Élysées - dẫn thẳng tới trung tâm thành phố, nơi mà các cuộc diễu binh mừng chiến thắng đều đi qua. về thiết kế kiến trúc, công trình tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc vàng về tỷ lệ nên đạt được sự hài hòa về tổng thể lẫn chi tiết.

Tỷ lệ thể hiện trong thiết kế Khải Hoàn Môn Paris

Cột ghi công Vendôme được thi công từ phần thô đến hoàn thiện năm 1806 bởi Vua Napoleon 1 nhằm kỷ niệm chiến thắng Austerlitz và được đúc bằng thép lấy từ đại bác chiến lợi phẩm thu được từ quân Áo. Những hình chạm khắc trên thân cột theo hình xoáy ốc từ dưới lên mô tả lại tỷ mỷ chiến dịch quân sự năm 1805 và trên đỉnh cột là bức tượng của Hoàng đế Napoleon I. Trong thời kỳ Công xã Paris (1871), cột bị quân đội cách mạng kéo đổ. Sau khi Công xã Paris thất bại, năm 1873, cột lại được dựng trở lại vị trí ban đầu.