Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 19/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Đô thị thời kỳ cận đại.

                Cuối thế kỷ XVI, quan hệ sản xuất TBCN không ngừng lớn mạnh, năng suất lao động ngày càng cao, mậu dịch thương nghiệp càng phát đạt, sự phân hoá giai cấp ngày càng mạnh mẽ. Sau thế kỷ XVI, những đường hàng hải mới và việc chinh phục các vùng đất mới đã kích thích sự phồn vinh của các đô thị. Đến giữa thế kỷ XVI, cách cuộc cách mạng giai cấp tư sản đã thủ tiêu chếđộ phong kiến xây dựng chếđộ tư bản chủ nghĩa. Kinh tếđô thị rất phồn vinh nên các đô thị cũng không ngừng lớn lên và các đô thị mới không ngừng xuất hiện.

                -Những đặc điểm của đô thị thời kỳ Cận đại:

                + Đô thị phát triển trong một bối cảnh nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa đô thị và nông, giữa trung tâm và ngoại ô, giữa tư sản và vô sản…

                + Phương thức sản xuất đại công nghiệp đã làm thay đổi bố cục, công năng, kết cấu của đô thị.

                + Đô thị có đất đai tăng nhanh nhưng dân sốđậm đặc, điều kiện cưtrú chen chúc, điều kiện vệ sinh và môi trường kém cỏi.

                + Trong đô thị có những ưu điểm và tồn tại những nhược điểm vềcác mặt trang thiết bị phục vụ công cộng và giao thông.

                + Trong đô thị tồn tại một số vấn đề về thẩm mỹ kiến trúc, đô thị.

                Quy hoạch và cải tạo đô thị thời kỳ Cận đại.

                -Hiện trạng phát triển thiếu kiểm soát của đô thị Cận đại không chỉảnh hưởng đến người dân đô thị mà còn tác động đến cả các nhà cầm quyền, buộc họphải tiến hành những hoạt động xây dựng và cải tạo phù hợp. Trong khi tại châu Âu, công việc chính là cải tạo lại các đô thị lớn như London và Paris thì tại Mỹ là việc quy hoạch cho các đô thị mới như NewYork và Washington.

                -Cao trào của quy hoạch cải tạo Paris diễn ra dưới thời đại Napoleon III. Một "giải pháp ngoại khoa" được thực hiện với tư tưởng sẵn sàng phá bỏ mọi chướng ngại vật để việc cải tạo Paris trở thành hiện thực. Dưới sự chỉđạo không mệt mỏi của Nam tước Haussmann, trong 18 năm liền (1852 - 1870), Paris đã đổi mới về cơ bản và mang hình ảnh của một đô thị lớn. Trước tiên, Haussmann đã tạo nên những đại lộ "trơn tru như những cái xi-lanh" bằng việc mở rộng các ngõ hẻm, phá bỏ các góc tối, tổ chức các trục đường chính kết hợp với hai tuyến vòng hình oval, xây dựng nhiều quảng trường mới. Tiếp đến là giải quyết vấn đề giao thông đối ngoại các đại lộ nối các khu trung tâm với hệ thống nhà ga đường sắt bên ngoài. Nhằm tạo nên một hình ảnh Paris đẹp, trật tự và "rực rỡ quang vinh", Haussmann đã tiến hành phương pháp phân khu đại quy mô để xây dựng lại các khu phố với kiến trúc theo kiểu sinh lợi với những dãy nhà có tầng dưới làm cửa hàng, các tầng trên cho thuê. Haussmann cũng đã thiết lập một hệ thống cây xanh cho Paris bằng việc chỉnh trang hai công viên rừng, xây dựng các công viên và dải cây xanh. Trong đồ án của Haussmann, có một dự kiến lớn mà ông đã thực hiện được là việc sát nhập vùng ngoại vi Paris với 18 xã vào thành phố Paris thể hiện một tầm nhìn xa về quy hoạch vùng trong xây dựng đô thị.

 

                -Trong hoạt động xây dựng đô thị Cận đại, việc xây dựng các đô thị mới tại Mỹ như Newyork và Washington cũng là những hoạt động nổi bật. NewYork là nơi mà quy hoạch đô thị thể hiện rõ nhất tính thực dụng của chủ nghĩa tư bản. Theo tổng mặt bằng NewYork năm 1811, gần như toàn bộ khu vực đảo Manhattan được vạch ngang dọc bởi những tuyến đường thẳng góc tạo nên nhiều lô phố nhưnhau. Các công trình được xây dựng dày đặc và phát triển theo chiều cao trong điều kiện giá đất đắt đỏ. Các công viên chỉđược thêm vào sau này trong giai đoạn phát triển sau của đô thị. Trong khi đó, Washington với vai trò là thủđô của nước Mỹ, lại có một tổng mặt bằng theo kiểu khác. Phương án quy hoạch Washington được đề xuất bởi Charles L’Enfant, vào năm 1791, kết hợp giữa mạng ô cờ và đường chéo tạo nên vẻ hài hoà trong kiến trúc đồng thời nhấn mạnh hai khu vực chính của thủđô là khu vực Nhà Trắng và khu vực Capital. Với các quảng trường và không gian xanh, quy hoạch Washington đã hấp thu văn hoá Pháp và ít nhiều chịu ảnh hưởng của phong cách Baroque.