Phương Nam Co LTD
Cung cấp chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 17/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Cách nhận dạng dầu thô, dầu gốc

Dầu, dầu gốc là chất lỏng trơn, thường dễ chảy nhưng đôi khi cũng không linh động. Để nhận biết một dầu thô cần nghiên cứu một số tính chất cơ bản của chúng như tỉ trọng, độ nhớt, nhiệt độ  đông đặc, hàm lượng lưu huỳnh, nhựa...Thông qua tính chất của dầu có thể đánh giá giá trị của dầu gốc  với phương diện là nguyên liệu công nghiệp.

Dầu gốc, dầu nhờn theo tỉ trọng

Tỉ trọng là tính chất đơn giản nhất kết hợp cùng các thông số khác có thể biết thành phần phân đoạn và thành phần hóa học của dầu. Tỉ trọng của dầu thay đổi trong khoảng lớn từ 0,730 đến 1,000 hoặc cao hơn, nhưng thông thường trong khoảng 0,80 ÷ 0,92. Theo phần I của chương này từ tỉ trọng của các phân đoạn 250 ÷ 275oC và 275 ÷ 300oC của dầu ta có thể biết phân loại dầu thành dầu parafin, naphten và dầu trung gian.

Mặt khác, theo tỉ trọng ta cũng phân biệt được dầu thuộc loại nhẹ, trung bình và nặng. Nếu tỉ trọng dầu < 0,830 (hay > 39oAPI), nó thuộc nhóm dầu nhẹ. Nếu tỉ trọng trong khoảng 0,830 ÷ 0,884 (hay 39 ÷ 28oAPI), dầu thuộc nhóm dầu trung bình. Nếu tỉ trọng dầu > 0,884 (hay < 28API), nó thuộc nhóm dầu nặng. Dầu Bạch Hổ tầng Mixen có p204= 0,869 và dầu Đại Hùng có p204= 0,8527, đều thuộc nhóm dầu trung bình.

Phân loại dầu thô theo tỉ trọng là thông số rất quan trọng trong mua bán dầu thô. Thông thường dầu thô càng nặng 20 có giá trị càng thấp và ngược lại dầu càng nhẹ 20 có giá trị càng cao. Thực tế tỉ trọng là hàm số của nhiều tính chất khác của dầu thô như: dầu nặng do có hàm lượng hợp chất nặng (nhựa, asphaten) cao, nhiều cấu tử phi hydrocacbon (lưu huỳnh, oxy, nitơ). Theo cách phân loại của Viện khoáng sản Hoa kỳ, phụ thuộc vào tỉ trọng ở 60 F dầu thô được chia làm 9 loại. Việc phân loại này rất thực dụng. Qua thực tế thương mại, số thứ tự về chất lượng dầu thô từ 1 đến 9 tương ứng từ dầu tốt đến kém.

Theo thừa số đặc trưng K (phương trình (1)) cũng có thể phân loại dầu: K = 12,15 ÷ 12,9 - dầu parafin; dầu naphten có K = 10,5  - 11,45; dầu trung gian K = 11,5 - 12,1. Thí dụ, dầu Bạch Hổ của Việt Nam có giá trị K = 12,3, thuộc nhóm dầu parafin, còn dầu Đại Hùng có K = 11,39, thuộc nhóm dầu Naphten hoặc parafin-naphten.

Nhiệt độ đông đặc và hàm lượng parafin trong dầu

Nhiệt độ đông đặc của dầu là thông số quan trọng, vì nó quyết định nhiệt độ giữ cho dầu linh động trong vận chuyển và tồn trữ. Theo nhiệt độ đông đặc của dầu thô có thể biết về hàm lượng parafin trong các phân đoạn dầu nhờn: hàm lượng parafin càng cao nhiệt độ đông đặc của dầu càng cao. Thí dụ, dầu Bắc Sibiri (Nga) có hàm lượng parafin 2,9%, nhiệt độ đông đặc là -20oC, dầu Uzen (Nga) có hàm lượng parafin 17%, nhiệt độ đông đặc 26oC, dầu Đại Hùng (Việt Nam) có hàm lượng parafin 16%, Tđ.đ  = 27oC, còn dầu Bạch Hổ hàm lượng parafin 21,3%, Tđ.đ = 33oC.

Nếu dầu có chứa các chất nhựa, nhiệt độ đông đặc giảm: với cùng hàm lượng parafin dầu có hàm lượng nhựa cao hơn sẽ đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn.

Nhiệt độ bắt cháy

Nhiệt độ bắt cháy của dầu phụ thuộc chính vào hàm lượng phân đoạn xăng nhẹ và dao động trong khoảng nhiệt độ lớn. Phần lớn dầu có nhiệt độ bắt cháy âm: thí dụ Romasky (Nga) có Tb.ch = -38oC, nhưng các dầu nặng, hầu như không có xăng Tb.ch  có giá trị dương (thí dụ, dầu Aren của Nga có Tb.ch. = 108oC). Khi có khí hòa tan trong dầu nhiệt độ bắt cháy của dầu giảm. Nhiệt độ bắt cháy của dầu và sản phẩm dầu đặc trưng cho tính nguy cơ bắt cháy của chúng.

Độ nhớt dầu nhờn, dầu gốc

Độ nhớt của dầu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng chảy của dầu trong đường ống. Độ nhớt của dầu càng cao khi tỉ trọng của nó càng lớn và hàm lượng sản phẩm sáng (đặc biệt là xăng) càng thấp. Tuy nhiên, tuy có cùng giá trị độ nhớt ở nhiệt độ nào đó khi nhiệt độ thay đổi đại lượng này của các dầu khác nhau có thể thay đổi khác nhau phụ thuộc vào thành phần nhóm của chúng.