Phương Nam Co LTD
Cung cấp chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 23/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Khái niệm doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Ở Việt Nam, sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mới được pháp luật chính thức thừa nhận từ năm 1990, khi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được thông qua. Cũng từ đó, thuật ngữ “Doanh nghiệp tư nhân” được sử dụng và biết đến ngày càng nhiều. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, trong thực tế vẫn có những trường hợp hiểu nhầm về nội hàm của  khái  niệm này. Phổ biến nhất là tình trạng sử dụng thuật ngữ “Doanh nghiệp tư nhân” để chỉ một (hoặc các) doanh nghiệp “thuộc thành phần kinh tế tư nhân”. Và như vậy, những người nhầm lẫn đã dùng thuật ngữ “Doanh nghiệp tư nhân” như là một  đối trọng để phân biệt với “Doanh nghiệp Nhà nước” – doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước.

Dùng thuật ngữ “Doanh nghiệp tư nhân” như là cách gọi vắn tắt của “Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân” là không chính xác. Chúng ta nên sử dụng một thuật ngữ khác phù hợp hơn để chỉ những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, đó là  “Doanh nghiệp dân doanh”, vì thực ra, từ buổi đầu được qui định ở Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990, cho đến Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 hiện hành, Doanh nghiệp tư nhân luôn là một trong những hình thức đặc trưng về tổ chức kinh doanh mà cá nhân muốn đầu tư có thể lựa chọn. Về bản chất, Doanh nghiệp tư nhân được pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam qui định tương tự như Doanh nghiệp cá nhân (Sole Proprietorship) ở các nước khác.1  Và như vậy, Doanh nghiệp tư nhân chỉ là một loại hình doanh nghiệp đặc thù thuộc thành phần kinh tế tư nhân mà thôi.

Theo Khoản 1 Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2005, “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Đây là một khái niệm ngắn gọn giúp chúng ta phân biệt Doanh nghiệp tư nhân với các hình thức tổ chức kinh doanh khác. Các yếu tố cơ bản tạo nên khái niệm này và cũng là những đặc điểm quan trọng nhất, đó là “loại hình”, “chủ sở hữu” và “chế độ trách nhiệm”

Đặc điểm:

Trên cơ sở khái niệm Doanh nghiệp tư nhân và các qui định khác của Luật Doanh nghiệp 2005, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm pháp lý cơ bản của hình thức tổ chức kinh doanh này, bao gồm:

Loại hình: Đây là một doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân có đầy đủ các dấu hiệu của một doanh nghiệp như nêu tại Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 và tham gia kinh doanh bình đẳng như mọi doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường. Với tư cách là một doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân được thừa nhận là một đơn vị kinh doanh độc lập , có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Doanh nghiệp tư nhân được hưởng những qui chế pháp lý chung cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, mà trong nhiều trường hợp là khác biệt so với các chủ thể kinh doanh không phải doanh nghiệp.

Chủ sở hữu: Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp một chủ. Giống như Công ty nhà nước và Công ty TNHH một thành viên, Doanh nghiệp tư nhân do một chủ thể đứng ra thành lập. Chủ thể này dùng tài sản của mình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không có sự liên kết và chia sẻ với bất cứ ai khác. Trong Doanh nghiệp tư nhân không có sự hùn vốn, không có sự liên kết của nhiều thành viên. Là người duy nhất đầu tư vốn thành lập nên chủ Doanh nghiệp tư nhân cũng là người duy nhất có quyền định đoạt các vấn đề tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cần phân biệt tính tổ chức liên kết hợp tác dưới giác độ chủ sở hữu với tính tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp. Dù một chủ, Doanh nghiệp tư nhân vẫn là đơn vị kinh doanh mang tính chất một tổ chức, trong đó có người quản lý điều hành, có người lao động làm công, v.v.. Chính vì vậy Doanh nghiệp tư nhân vẫn thỏa mãn dấu hiệu cơ bản đầu tiên của một doanh nghiệp nói chung: bản thân Doanh nghiệp tư nhân là “một tổ chức kinh tế”.

Tuy nhiên, khác với Công ty nhà nước do cơ quan nhà nước thành lập, Công ty TNHH một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân thành lập làm chủ, trong Doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu chỉ có thể là một cá nhân. Cá nhân này vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Đối tượng có quyền thành lập Doanh nghiệp tư nhân là mọi cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài trừ những trường hợp qui định tại tiết b, c, d, đ, e và g, khoản 2 điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005.

Giữa Doanh nghiệp tư nhân và cá nhân người chủ sở hữu có mối quan hệ lệ thuộc và gắn bó rất chặt chẽ. Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một cá nhân cụ thể là chủ sở hữu, nếu có sự thay đổi từ cá nhân này sang cá nhân khác thì Doanh nghiệp tư nhân đó về bản chất phải chấm dứt sự tồn tại, như trong trường hợp bán Doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại. Nếu có sự thay đổi về số lượng chủ sở hữu thì Doanh nghiệp tư nhân đó cũng phải chấm dứt sự tồn tại. Cá nhân chủ Doanh nghiệp tư nhân mà chết, mất tích hoặc rơi vào các trường hợp bị cấm thành lập quản lý doanh nghiệp (không còn chủ sở hữu đủ điều kiện) thì Doanh nghiệp tư nhân phải giải thể. Trường hợp chủ Doanh nghiệp tư nhân chết, người thừa kế (nếu có) chỉ được hưởng thừa kế về tài sản chứ không được thừa kế tư cách chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân. Nếu chỉ có một người thừa kế và người này muốn tiếp tục duy trì khai thác khối tài sản trong doanh nghiệp bằng hoạt động kinh doanh dưới hình thức Doanh nghiệp tư nhân thì phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh lại. Nếu số lượng chủ sở hữu tăng lên hơn một, thì phải làm thủ tục chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân sang hình thức Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.2 Ngược lại, một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.3 Theo quan điểm truyền thống về loại hình Doanh nghiệp tư nhân thì không có sự phân biệt về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ giữa cá nhân người chủ và doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân là đại diện trực tiếp không thể tách rời cho cá nhân chủ sở hữu với tư cách một chủ thể kinh doanh. Do đó, ở bất cứ thời điểm nào, mỗi cá nhân chỉ có thể làm chủ một Doanh nghiệp tư nhân. Khi nào Doanh nghiệp tư nhân đó chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý thì cá nhân không thể đăng ký làm chủ một Doanh nghiệp tư nhân khác.

Khái niệm doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

Ở Việt Nam, sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mới được pháp luật chính thức thừa nhận từ năm 1990, khi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được thông qua. Cũng từ đó, thuật ngữ “Doanh nghiệp tư nhân” được sử dụng và biết đến ngày càng nhiều. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, trong thực tế vẫn có những trường hợp hiểu nhầm về nội hàm của  khái  niệm này. Phổ biến nhất là tình trạng sử dụng thuật ngữ “Doanh nghiệp tư nhân” để chỉ một (hoặc các) doanh nghiệp “thuộc thành phần kinh tế tư nhân”. Và như vậy, những người nhầm lẫn đã dùng thuật ngữ “Doanh nghiệp tư nhân” như là một  đối trọng để phân biệt với “Doanh nghiệp Nhà nước” – doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước.

Dùng thuật ngữ “Doanh nghiệp tư nhân” như là cách gọi vắn tắt của “Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân” là không chính xác. Chúng ta nên sử dụng một thuật ngữ khác phù hợp hơn để chỉ những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, đó là  “Doanh nghiệp dân doanh”, vì thực ra, từ buổi đầu được qui định ở Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990, cho đến Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005 hiện hành, Doanh nghiệp tư nhân luôn là một trong những hình thức đặc trưng về tổ chức kinh doanh mà cá nhân muốn đầu tư có thể lựa chọn. Về bản chất, Doanh nghiệp tư nhân được pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam qui định tương tự như Doanh nghiệp cá nhân (Sole Proprietorship) ở các nước khác.1  Và như vậy, Doanh nghiệp tư nhân chỉ là một loại hình doanh nghiệp đặc thù thuộc thành phần kinh tế tư nhân mà thôi.

Theo Khoản 1 Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2005, “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Đây là một khái niệm ngắn gọn giúp chúng ta phân biệt Doanh nghiệp tư nhân với các hình thức tổ chức kinh doanh khác. Các yếu tố cơ bản tạo nên khái niệm này và cũng là những đặc điểm quan trọng nhất, đó là “loại hình”, “chủ sở hữu” và “chế độ trách nhiệm”

Đặc điểm:

Trên cơ sở khái niệm Doanh nghiệp tư nhân và các qui định khác của Luật Doanh nghiệp 2005, chúng ta có thể rút ra những đặc điểm pháp lý cơ bản của hình thức tổ chức kinh doanh này, bao gồm:

Loại hình: Đây là một doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân có đầy đủ các dấu hiệu của một doanh nghiệp như nêu tại Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 và tham gia kinh doanh bình đẳng như mọi doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường. Với tư cách là một doanh nghiệp, Doanh nghiệp tư nhân được thừa nhận là một đơn vị kinh doanh độc lập , có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Doanh nghiệp tư nhân được hưởng những qui chế pháp lý chung cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, mà trong nhiều trường hợp là khác biệt so với các chủ thể kinh doanh không phải doanh nghiệp.

Chủ sở hữu: Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn ra thành lập và làm chủ

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp một chủ. Giống như Công ty nhà nước và Công ty TNHH một thành viên, Doanh nghiệp tư nhân do một chủ thể đứng ra thành lập. Chủ thể này dùng tài sản của mình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không có sự liên kết và chia sẻ với bất cứ ai khác. Trong Doanh nghiệp tư nhân không có sự hùn vốn, không có sự liên kết của nhiều thành viên. Là người duy nhất đầu tư vốn thành lập nên chủ Doanh nghiệp tư nhân cũng là người duy nhất có quyền định đoạt các vấn đề tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cần phân biệt tính tổ chức liên kết hợp tác dưới giác độ chủ sở hữu với tính tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp. Dù một chủ, Doanh nghiệp tư nhân vẫn là đơn vị kinh doanh mang tính chất một tổ chức, trong đó có người quản lý điều hành, có người lao động làm công, v.v.. Chính vì vậy Doanh nghiệp tư nhân vẫn thỏa mãn dấu hiệu cơ bản đầu tiên của một doanh nghiệp nói chung: bản thân Doanh nghiệp tư nhân là “một tổ chức kinh tế”.

Tuy nhiên, khác với Công ty nhà nước do cơ quan nhà nước thành lập, Công ty TNHH một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân thành lập làm chủ, trong Doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu chỉ có thể là một cá nhân. Cá nhân này vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng tài sản đồng thời cũng là người quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Đối tượng có quyền thành lập Doanh nghiệp tư nhân là mọi cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài trừ những trường hợp qui định tại tiết b, c, d, đ, e và g, khoản 2 điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005.

Giữa Doanh nghiệp tư nhân và cá nhân người chủ sở hữu có mối quan hệ lệ thuộc và gắn bó rất chặt chẽ. Doanh nghiệp tư nhân chỉ có duy nhất một cá nhân cụ thể là chủ sở hữu, nếu có sự thay đổi từ cá nhân này sang cá nhân khác thì Doanh nghiệp tư nhân đó về bản chất phải chấm dứt sự tồn tại, như trong trường hợp bán Doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại. Nếu có sự thay đổi về số lượng chủ sở hữu thì Doanh nghiệp tư nhân đó cũng phải chấm dứt sự tồn tại. Cá nhân chủ Doanh nghiệp tư nhân mà chết, mất tích hoặc rơi vào các trường hợp bị cấm thành lập quản lý doanh nghiệp (không còn chủ sở hữu đủ điều kiện) thì Doanh nghiệp tư nhân phải giải thể. Trường hợp chủ Doanh nghiệp tư nhân chết, người thừa kế (nếu có) chỉ được hưởng thừa kế về tài sản chứ không được thừa kế tư cách chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân. Nếu chỉ có một người thừa kế và người này muốn tiếp tục duy trì khai thác khối tài sản trong doanh nghiệp bằng hoạt động kinh doanh dưới hình thức Doanh nghiệp tư nhân thì phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh lại. Nếu số lượng chủ sở hữu tăng lên hơn một, thì phải làm thủ tục chuyển đổi Doanh nghiệp tư nhân sang hình thức Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.2 Ngược lại, một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.3 Theo quan điểm truyền thống về loại hình Doanh nghiệp tư nhân thì không có sự phân biệt về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ giữa cá nhân người chủ và doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân là đại diện trực tiếp không thể tách rời cho cá nhân chủ sở hữu với tư cách một chủ thể kinh doanh. Do đó, ở bất cứ thời điểm nào, mỗi cá nhân chỉ có thể làm chủ một Doanh nghiệp tư nhân. Khi nào Doanh nghiệp tư nhân đó chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý thì cá nhân không thể đăng ký làm chủ một Doanh nghiệp tư nhân khác.