Phương Nam Co LTD
Cung cấp chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Tất cả các doanh nghiệp khi đã đăng ký kinh doanh hoặc khi đã được phép hoạt động có những quyền và nghĩa vụ chung mặc dù các loại hình doanh nghiệp khác nhau có một số quyền và nghĩa vụ riêng phụ thuộc vào tính chất của mỗi loại hình doanh nghiệp và các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau có những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Ví dụ như: chỉ có công ty cổ phần mới được quyền phát hành cổ phần hoặc chỉ công ty có đăng ký kinh doanh cung cấp dịch vụ du lịch lữ hành mới được cung cấp dịch vụ này. Các quyền và nghĩa vụ riêng của các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ được trình bày ở phần sau: phần các loại hình doanh nghiệp cụ thể. Các quyền và nghĩa vụ riêng của các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề lĩnh vực khác nhau sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản quản lý chuyên ngành áp dụng cho những ngành, những lĩnh vực cụ thể đó.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư còn được hưởng những ưu đãi nhất định được quy định trong Luật Đầu tư 2005 và các văn bản hướng dẫn.

Trong phần này, chỉ trình bày những quyền và nghĩa vụ chung mà pháp luật quy định cho tất cả các lọai hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2005.

Quyền của doanh nghiệp

Các quyền chung của các doanh nghiệp được quy định chủ yếu tại điều 8 Luật Doanh nghiệp 2005.

Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết  hợp đồng.

Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu  kinh doanh.

Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.

Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không  được pháp luật quy định.

Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ quyền tạm ngừng kinh doanh quy định tại điều 156 Luật Doanh nghiệp 2005. Khi tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng và trước ngày tiếp tục kinh doanh.