Phương Nam Co LTD
dịch vụ báo cáo tài chính
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Triethanolamine tea trong hợp chất ancolamin ức chế sự ăn mòn thép CT3

Sự hoà tan anot của thép CT3 trong môi trường HCl

Một nguyên cứu khoa học ảnh hưởng Triethanolamine tea trong hợp chất ancolamin: monoetanolamin (MEA), dietanolamin (DEA), trietanolamin (TEA), đến quá trình ăn mòn CT3. Trong môi trường HCl khi không có Triethanolamine tea trong hợp chất ancolamin, thép CT3 bị hòa tan với sự khử ion H3O+ trên catot. Bằng phép đo phân cực anot điện cực thép CT3 trong dung dịch HCl 1N và 2N (hình 1) đã xác định được thế ăn mòn Eăm và dòng ăn mòn iăm tương ứng.

Giá trị thế ăn mòn Eăm và dòng ăn mòn iăm của thép CT3 trong môi trường axit HCl

Dung dịch HCl, N; 1.      Giá trị Eăm, V; -0,3800   i , mA/cm2; 0,2000

Dung dịch HCl, N; 2.      Giá trị Eăm, V; -0,3820   i , mA/cm2; 0,2500

Trong khoảng quét thế từ -0,5000±0,3000 V, các đường phân cực catot, anot của điện cực thép CT3 trong dung dịch HCl 1 N đều tuân theo phương trình Tafel có dạng tương ứng (hình 1). Trong dung dịch HCl 1 N;

Djc = -0,4776 + (-0,1173)lgic 1(a)

Dja =-0,3202 + 0,0730lgia   1(b)

Trong dung dịch HCl 2 N:

Djc = -0,4775 + (-0,1188)lgic 2(a)

Dja = -0,3217 + 0,0833lgia   2(b)

Từ bảng 1 và các phương trình (1b) và (2b) cho phép khẳng định rằng, trong dung dịch HCl 2 N tốc độ hoà tan thép CT3 lớn hơn trong dung dịch 1 N khoảng 25%.

Tác dụng ức chế của các ancolamin; monoetanolamin (MEA), dietanolamin (DEA), trietanolamin (TEA),  và KI đối với sự hoà tan của thép CT3 trong môi trường HCl 1 N

Trên cơ sở đo đường phân cực của điện cực CT3 trong môi tru7ờng HCl 1 N có và không có chất ức chế, tương tự trên hình 1 và hình 2 đã tính được tốc độ ăn mòn, hiệu quả ức chế của các hợp chất khảo sát, kết quả được trình bày trên bảng 2.

Từ bảng 2 cho thấy rằng tác dụng các ức chế ancolamin; monoetanolamin (MEA), dietanolamin (DEA), trietanolamin (TEA),  với lượng từ 1% đến 2% khối lượng dung dịch đạt được hiệu  quả bảo vệ tối đa khoảng 60%, song vẫn cao hơn khả năng tác dụng ức chế của KI.

Giá trị dòng ăn mòn i (mA/cm2) đối với điện cực thép CT3 trong môi trường HCl 1N có mặt chất ức chế Triethanolamine tea trong hợp chất ancolamin với các nồng độ Triethanolamine tea khác nhau (theo phần trăm khối lượng dung dịch - %KL)

Đường phân cực thép CT3 trong HCl 1 N với các nồng độ ức chế Triethanolamine tea trong hỗn hợp etanolamin khác nhau (1) không ức chế; (2) 0,5%; (3) 1%; (4) 1,5%; (5) 2%

Nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ chống ăn mòn thép CT3 trong môi trường HCl 1N nguyên cứu  đã thử nghiệm dùng hỗn hợp ức chế gồm KI và các hợp chất ancolamin (ALA). Các kết quả được trình bày trên bảng 3.

Bảng 3: Giá trị dòng ăn mòn i   (mA/cm2) đối với điện cực thép CT3 trong môi trường HCl 1N có mặt hỗn hợp ức chế theo tỉ lệ phần trăm khối lượng của KI và monoetanolamin (MEA), dietanolamin (DEA), trietanolamin (TEA) khác nhau (viết tắt là tỉ lệ % KL)

Khi so sánh hiệu quả bảo vệ trên bảng 2 và 3 cho thấy rằng hỗn hợp ức chế gồm KI và các ancolamin cao hơn hẳn các chất ức chế ở dạng đơn chất. Điều đáng quan tâm là sự có mặt của

KI với một lượng nhỏ 0,5% khối lượng đã làm tăng hiệu quả ức chế của các ancolamin; monoetanolamin (MEA), dietanolamin (DEA), trietanolamin (TEA).

Trong cùng một điều kiện giống nhau hỗn hợp ức chế gồm KI và Triethanolamine tea có tác dụng chống ăn mòn thép CT3 trong HCl 1 N cao hơn các chất khác.

Tác dụng ức chế chống ăn mòn thép CT3 trong môi trường HCl 2 N của các hợp chất monoetanolamin (MEA), dietanolamin (DEA), trietanolamin (TEA) và KI

Nhằm mục đích mở rộng khả năng ức chế của hỗn hợp KI và ancolamin; monoetanolamin (MEA), dietanolamin (DEA), trietanolamin (TEA). đối với thép CT3 trong môi trường axit HCl, trong phần này chúng tôi đã tiến hành khảo sát sự ăn mòn thép CT3 trong môi trường HCl 2 N.

Đã tiến hành các thí nghiệm tương tự phần 3.2 và thu được các kết quả được trình bày ở các bảng 4 và 5.

Kết quả bảng 4 chỉ cho thấy rằng trong dung dịch HCl 2 N các hợp chất khảo sát đều có khả năng ức chế sự ăn mòn thép CT3. Trong dung dịch HCl 2 N hiệu quả ức chế của KI đối với sự hòa tan thép CT3 cao hơn trong dung dịch HCl 1 N.Bảng 4: Giá trị dòng ăn mòn iăm (mA/cm ) đối với điện cực thép CT3 trong môi trường HCl 2N có mặt chất ức chế theo với các nồng độ khác nhau (theo phần trăm khối lượng dung dịch - %KL)

Các kết quả ở bảng 5 cũng chỉ ra rằng sự có mặt KI với nồng độ 0,5% đã nâng cao khả năng ức chế của các ancolamin khảo sát đối với sự ăn mòn thép CT3 trong dung dịch HCl 2 N.Bảng 5: Giá trị dòng ăn mòn i   (mA/cm2) đối với điện cực thép CT3 trong môi trường HCl 2 N có mặt hỗn hợp ức chế theo tỉ lệ phần trăm khối lượng của KI/ALA khác nhau (viết tắt là tỉ lệ % KL)

Triethanolamine tea trong hợp chất ancolamin ức chế sự ăn mòn thép CT3

Trong môi trường HCl 1 N và 2 N, các hợp chất ancolamin với nồng độ trong khoảng từ 0,5% khối lượng đến 2% đều có khả năng ức chế quá trình ăn mòn thép CT3 với giá trị tối đa đến 60%.

Trong dung dịch HCl 1 N khả năng ức chế các hợp chất ancolamin đối với sự ăn mòn thép CT3   tăng   theo   thứ   tự:   monoetanolamin   < đietanolamin < trietanolamin.

Khả năng ức chế của KI (trong khoảng nồng độ 0,5% - 2%) đối với sự hoà tan của thép CT3 trong môi trường HCl 2 N cao hơn trong môi trường HCl 1 N.

Hỗn hợp dung dịch KI và các ancolamin có tác dụng ức chế cao hơn hẳn các đơn chất đối với sự ăn mòn của thép CT3 trong cả hai môi trường HCl 1N và HCl 2N.