Phương Nam Co LTD
dịch vụ báo cáo tài chính
© 17/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Nguyên cứu công dụng phân ure cho cây lúa

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu

- Giống lúa SHPT3 do bộ môn Sinh học phân tử

- Viện Di truyền Nông nghiệp cung cấp.

- Nguồn phân bón: Đạm Urê, Supe lân, Kali clorua

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của phân bón và mật độ cấy đến sinh trưởng và phát triển của giống:

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp ô chính, ô phụ (Gomer et al., 1986). Diện tích ô phụ là 30 m2 (5 m ˟ 6 m), diện tích ô chính là 15 m2 (3 m ˟ 5 m). Yếu tố ô phụ là chỉ tiêu phân bón (kg/ha).

Vụ Xuân gồm 3 công thức;

P1: 90 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O,

P2: 110 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O

P3: 130 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O.

Vụ Mùa gồm 3 công thức,

P1: 80 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O,

P2: 100 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O,

P3: 120kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O.

Yếu tố ô chính là mật độ cấy gồm 3 mức (khóm/m2), M : 40 M : 45 M : 50. và  sử  dụng  của  giống  lúa”  (QCVN  01-55:2011/ BNNPTNT).

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu đồng ruộng được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT4.0 và Microsoft Excel 2003.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Vụ Xuân (ngày gieo 18/1/2020) và vụ Mùa (ngày gieo 23/6/2020).

Địa điểm nghiên cứu: Trạm Khảo kiểm nghiệm Giống, sản phẩm cây trồng Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Kết quả và thảo luận

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của phân bón đạm ure và mật độ cấy đến sinh trưởng của giống lúa SHPT3

Việc nghiên cứu và theo dõi thời gian sinh trưởng có ý nghĩa lớn trong việc lựa chọn vùng sinh thái, bố trí thời vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý, từ đó có thể xác định các biện pháp canh tác phù hợp nhằm tăng năng suất cây trồng. Kết quả theo dõi cho thấy tổng thời gian sinh trưởng của giống SHPT3 dao động từ 148 ÷ 155 ngày trong vụ Xuân, 107 ÷ 108 ngày trong vụ Mùa.

Vào thời điểm vụ Xuân 2020, giai đoạn mạ gặp nhiệt độ thấp làm kéo dài thời gian sinh trưởng của giống. Như vậy, giống SHPT3 được xác định phù hợp với cơ cấu Xuân muộn - Mùa sớm tại các tỉnh phía Bắc. Hơn nữa, tăng mức bón phân và thay đổi mật độ cấy không làm ảnh hưởng quá lớn đến thời gian sinh trưởng của giống SHPT3 trong cả 2 vụ (Bảng 1). Trên thực tế đồng ruộng, giai đoạn lúa đẻ nhánh có nhiều ngày nhiệt độ thấp, số giờ chiếu sáng trong ngày ít nên đã ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa.

Giai đoạn lúa trổ bông nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho bệnh đạo ôn gây hại và phát triển, tuy nhiên giống SHPT3 chỉ bị nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn cổ bông. Qua số liệu Bảng 1 cho thấy, khi cấy với mật độ M1; M2; M3 kết hợp với nền phân bón P1; P2; P3, mức độ nhiễm sâu bệnh hại ở mức trung bình (điểm 1 - 3). Tại công thức P3M3, sâu bệnh phá hoại có chiều hướng tăng (điểm 3 - 5). Điều này có thể được giải thích do khi bón nhiều phân và cấy mật độ cao môi trường trong ruộng lúa sẽ không thông thoáng, các 1 2 3

- Quan sát, đánh giá các chỉ tiêu và các biện pháp kỹ thuật khác được tiến hành theo “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác lá che khuất nhau tạo kiều kiện cho sâu bệnh phát sinh phát triển và gây hại.

Bảng 1. Ảnh hưởng của phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống lúa SHPT3

Kết quả đánh giá công dụng phân ure cho cây lúa và mật độ cấy đến yếu tố cấu thành năng suất của giống SHPT3

Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất lúa, chỉ tiêu số bông có thể đóng góp trên 70% năng suất. Kết quả theo dõi cho thấy số bông/m2 của giống SHPT3 ở các công thức thí nghiệm trong vụ Xuân dao động từ 221,0 ÷ 275,5 bông/m2, vụ Mùa từ 200,0 ÷ 262,5 bông/m2, đạt cao nhất tại công thức P2M2

Kết quả theo dõi yếu tố cấu thành năng suất của giống SHPT3 khi bố trí trên các công thức khác nhau được thể hiện ở bảng 2. Trong vụ Mùa 2017, giai đoạn mạ nhiệt độ trung bình trong ngày không quá cao thuận lợi cho mạ phát triển, giai đoạn sau cấy do tác động của cơn bão số 2, số 3 đã ảnh hưởng khá lớn đến khả năng khả năng bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh của cây lúa. Kết quả cho thấy, giống SHPT3 có số hạt/bông cao (167,6 ÷ 192,9 hạt trong vụ Xuân và 164,0 ÷ 182,0 hạt ở vụ Mùa), đây chính là đặc điểm tốt của giống khi mở rộng ra ngoài sản xuất đại trà. Ở giai đoạn lúa trổ bông, thời tiết mưa nhiều làm giống có hiện tượng bị bệnh lép hạt. Tỷ lệ hạt lép của giống dao động từ 10,9 ÷ 22,0% ở vụ Xuân và 10,0 ÷ 16,8% ở vụ Mùa, cao nhất ở tại công thức P3M3. Về khối lượng 1000 hạt, giữa các công thức có sự biến động rất ít, vụ Xuân từ 21,0 - 21,7 gam, vụ Mùa từ 21,0 - 21,4 gam. Trong khi đó, các mức phân bón đạm ure và mật độ cấy khác nhau ảnh hưởng không lớn đến khối lượng 1000 hạt của giống.

Kết  quả đánh giá công dụng phân ure cho cây lúa và mật độ cấy đến năng suất thực thu của giống SHPT3

Năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật. Kết quả ở bảng 3 cho thấy năng suất thực thu ở các công thức thí nghiệm biến động từ 5,42 ÷ 7,53 tấn/ha (vụ Xuân); 5,28 ÷ 7,08 tấn/ha (vụ Mùa) và đều đạt cao nhất ở công thức P2M2. Xét ảnh hưởng của nền phân bón và mật độ cấy đến năng suất thực thu của giống SHPT3 cho thấy, năng suất của giống đạt cao nhất 7,53 tấn/ha (vụ Xuân) và 7,08 tấn/ha (vụ Mùa) tại công thức P2M2 và sai khác có ý nghĩa so với các công thức tham gia thí nghiệm ở mức độ tin cậy 95%.

Ảnh hưởng của phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của SHPT3

Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất thực thu của SHPT3

Kết luận và đề nghị

Kết luận

Giống SHPT3 có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. TGST của giống thuộc nhóm ngắn ngày, phù hợp với cơ cấu Xuân muộn - Mùa sớm tại các tỉnh phía Bắc.

Giống SHPT3 có các yếu tố cấu thành năng suất khá và thuộc dạng hình thâm canh cao. Năng suất thực thu của giống SHPT3 trong vụ Xuân và vụ Mùa lần lượt đạt cao nhất 75,3 tạ/ha; 70,8 tạ/ha tại công thức P2M2.

Khi tăng mức phân bón và mật độ cấy mức độ

nhiễm sâu bệnh hại của giống SHPT3 có chiều hướng nhiễm sâu bệnh hại nặng hơn.

Đề nghị

Cần khuyến cáo lượng phân thích hợp khi đưa giống SHPT3 ra ngoài sản xuất đại trà.