Phương Nam Co LTD
dịch vụ báo cáo tài chính
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Thành phần hoá học của ngọn lá mía sau khi xử lý đạm urê

Ngọn lá mía sau khi ủ chua hay xử lý đạm urê đã có những thay đổi về thành phần hoá học so với NLM tươi (bảng 3). Các thành phần thay đổi cụ thể như sau:

Vật chất khô

Tất cả các mẫu NLM ủ chua, kể cả ủ chua có bổ sung, đều có hàm lượng VCK giảm so với NLM nguyên liệu (P<0,05). Điều đó chứng tỏ một phần chất hữu cơ của NLM đã bị lên men chuyển sang dạng khí và nước nên bị mất đi trong quá trình xử lý mẫu để định lượng VCK. Trong khi đó xử lý đạm urê không làm thay  đổi  (P>0,05)  hàm  lượng  VCK  của  NLM,  chứng  tỏ  không  có  quá  trình  lên men chất hữu cơ đáng kể trong các khối NLM xử lý kiềm hoá này.

Protein thô

Hàm lượng protein thô thay đổi không rõ rệt giữa các công thức ủ chua và không sai khác

đáng kể so với NLM nguyên liệu (P>0,05). Ngược lại, NLM ủ với đạm urê có hàm lượng protein thô cao hơn rất rõ rệt (P<0,01) so với NLM ủ chua hay NLM không ủ. Tăng mức đạm urê xử lý từ 1% lên 2% cũng làm tăng rất rõ rệt (P<0,01) hàm lượng protein thô trong NLM mía được xử lý. Nasseven (1989) cũng cho thấy khi xử lý ngọn mía bằng đạm urê đã làm cho protein thô tăng từ 5,9% lên 10,1%. Như vậy, xử lý đạm urê ngoài tác dụng kiềm hoá (nhằm làm tăng tỷ lệ tiêu hoá) và bảo quản (nhờ amôniac chống mốc) còn có tác dụng bổ sung thêm protein thô cho NLM là loại thức ăn vốn có thành phần protein thô quá thấp so với nhu cầu của bò. Tuy nhiên, cũng có thể bổ sung đạm urê trực tiếp (với lượng ít hơn) khi cho bò ăn NLM tươi hay NLM ủ chua để tăng lượng protein thô.

Ảnh hưởng xử lý đến thành phần hoá học của ngọn lá mía

Ghi chú: Những giá trị trung bình trong từng cột không mang chữ (a, b, c, d, e) giống nhau thì sai khác  có ý nghĩa (P< 0,05).

Các thành phần vách tế bào ở các công thức ủ chua và xử lý đạm urê hàm lượng  ADL đều không có sai khác rệt so với mẫu tươi.

Đối với trường hợp NLM ủ không bổ sung hay bổ sung 0,5% NaCl hàm lượng NDF và ADF có tăng lên rõ rệt (P<0,05), có lẽ là do phần vật chất dễ lên men đã bị tổn thất nên khi tính theo tỷ lệ (%) thì các thành phần vách tế này tăng lên một cách tương đối, chứ không phải tăng lượng tuyệt đối. Đối với các trường hợp có bổ sung rỉ mật hay bột sắn thì tỷ lệ hai thành phần này lại không chênh lệch rõ so với NLM không ủ, có thể là do phần chất hữu cơ của NLM nguyên liệu bị lên men đã được bù lại bởi phần bổ sung này.

Kiềm hoá NLM bằng 1% và 2% đạm urê không làm thay đổi rõ rệt hàm lượng ADF (P>0,05), nhưng ở mức xử lý 2% đạm urê thì hàm lượng NDF đã giảm có ý nghĩa (P<0,05). Tuy nhiên, hàm lượng ADF và ADL vẫn không giảm rõ rệt (P>0,05), có lẽ là do ADF và ADL là những thành phần khó chịu tác động hơn NDF là thành phần có chứa hemixenluloza. Điều này chứng tỏ rằng khi pH>8 thì một phần hemixenluloza đã được hoà tan.

Khoáng tổng số

Hàm lượng khoáng tổng số (tro) của NLM ủ chua theo các công thức khác nhau đều tăng lên rõ rệt (P<0,05) so với NLM nguyên liệu. Cũng như đối với VCK, điều này một lần nữa khẳng định trong quá trình ủ chua một phần chất hữu cơ (không phải là khoáng) đã bị lên men và tổn thất dưới dạng nước và khí cacbonic. Ngược lại, hàm lượng khoáng  tổng  số  trong  NLM  xử  lý  đạm urê  thay  đổi không đáng kể (P>0,05), chứng tỏ chất hữu cơ không bị tổn thất trong quá trình ủ với urê.

Kết luận

Việc ủ chua, dù có hay không có bổ sung (0,5% NaCl, 1-2% rỉ mật hay 1-2% bột sắn), đều có thể hạ pH đủ thấp (3,86-3,91) để cho phép bảo quản NLM. Thức ăn sau khi ủ có màu sắc và mùi đặc trưng của thức ăn ủ chua chất lượng tốt. Tuy nhiên, một phần thức ăn bị mốc và một phần chất hữu cơ bị tổn thất trong quá trình bảo quản NLM dưới hình thức ủ chua.

Việc kiềm hoá bằng đạm urê cho phép bảo quản được NLM không bị mốc, không bị tổn thất chất hữu cơ và làm tăng hàm lượng protein thô rất rõ rệt. Tuy nhiên, xử lý tới mức 2% đạm urê thì mới tăng được pH>8 và làm giảm NDF một cách rõ rệt.