Phương Nam Co LTD
dịch vụ báo cáo tài chính
© 19/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Tween 20 và span 80 cùng Rau đắng đất bào chế gel vi nhũ tương

Cao khô rau đắng đất được cung cấp bởi BV Pharma, Việt Nam theo tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất.

Phương Nam chuyên nhệp khẩu các hóa chất Ethanol, IPM, tween 20, span 80, natri carboxymethyl cellulose (NaCMC), natri alginat, carbopol 940, tá dược tạo gel Velvet (gelV) do Hàn Quốc sản xuất và đạt tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất. Các thuốc thử đều thuộc loại tinh khiết phân tích.

Trang thiết bị nghiên cứu gồm có máy đo quang phổ UV- Vis 1280 (Shimadzu), tủ sấy (Memmert - M23), bếp cách thuỷ (Memmert - WNB114), cân kỹ thuật (Sartorius), cân phân tích (Sartorius), cân phân tích ẩm MB 45 (Ohaus), máy đo pH (Ika), máy khuấy từ (Ika) và các dụng cụ thường quy của phòng thí nghiệm.

Phương Nam nghiên cứu công thức bào chế gel nhũ tương từ Tween 20 và span 80 cùng Rau đắng đất

Tinh chế cao nguyên liệu: xác định hàm lượng flavonoid toàn phần trong cao khô nguyên liệu bằng phương pháp đo quang phổ UV-Vis với thuốc thử nhôm nitrat 10%, dung môi ethanol 80% có 5% acid acetic (dung môi A), sử dụng quercetin làm chất chuẩn (phương pháp được điều chỉnh và thẩm định theo hướng dẫn trong Dược điển Việt Nam IV). Cân chính xác khoảng 1,0 g cao khô cho vào bình định mức 100 ml, thêm dung môi A gần đến vạch, lắc kỹ, siêu âm 5 phút và bổ sung dung môi A đến vạch, lọc qua giấy lọc lấy dịch. Hút 5 ml dịch lọc cho vào bình định mức 25 ml, thêm vào 1 ml natri acetat 1M, 1 ml dung dịch nhôm nitrat 10%, bổ sung dung môi A vừa đủ, lắc đều. Chuẩn bị mẫu trắng không có thuốc thử nhôm nitrat 10%. Để yên các mẫu trong 45 phút rồi tiến hành đo độ hấp thụ quang ở bước sóng 412 nm [4, 5]. Các phép đo được thực hiện 3 lần, lấy giá trị trung bình.

Các tạp chất tan trong nước được loại bằng cách thêm đồng lượng ethanol 90% và để lắng qua đêm trong tủ lạnh và lọc loại tạp. Tiến hành thăm dò nồng độ ethanol phù hợp để loại được tối đa tạp chất mà vẫn đảm bảo hoạt tính kháng khuẩn. Cân các mẫu cao 10 g cho lần lượt vào 100 ml ethanol 45, 70 và 90%, khuấy kỹ, để lắng qua đêm và lọc qua giấy lọc. Cô dịch lọc trên bếp cách thủy đến khô. Các mẫu cao thu được được dùng để định tính khả năng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường thạch với 4 chủng vi khuẩn E. coli, P. aeruginosa, B. subtilis và S. aureus. Tiến hành tinh chế nguyên liệu với dung môi cho mẫu cao có khả năng kháng khuẩn tốt nhất, thu cao tinh chế (RTC).

Xây dựng công thức vi nhũ tương trắng: vi nhũ tương được xây dựng với IPM, chất diện hoạt tween 20,span 80 chất đồng diện hoạt sng - đục phát hiện bằng quan sát dưới ánh sáng thường để khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ chất diện hoạt/chất đồng diện hoạt đến sự hình thành vi nhũ tương qua giản đồ 3 pha: tween 20/span 80 (1/1) - IPM - nước, tween 20/span 80 (3/1) - IPM - nước, tween 20/span 80 (5/1) - IPM - nước, so sánh diện tích vùng tạo vi nhũ tương. Tiến hành khảo sát tỷ lệ giữa dầu và hỗn hợp chất diện hoạt/ đồng diện hoạt ở các tỷ lệ 1/9, 2/8, 3/7, 4/6, 5/5/, 6/4, 7/3, 8/2, 9/1.

Công thức vi nhũ tương được lựa chọn từ giản đồ pha sao cho thành phần pha dầu chiếm tỷ lệ không dưới 5%, lượng chất diện hoạt polysorbate tween 20 và span 80 sử dụng là ít nhất, lượng nước sử dụng là nhiều nhất. Điều chế 3 công thức vi nhũ tương trắng F1, F2, F3 từ vùng tạo vi nhũ tương bằng cách cho IPM vào hỗn hợp chất diện hoạt và đồng diện hoạt, khuấy đều bằng máy khuấy từ, thêm pha nước vào và khuấy đến khi đồng nhất. Phối hợp 10% cao RTC vào các mẫu trắng để tạo 3 công thức chứa hoạt chất là F4, F5, F6. So sánh các công thức về cảm quan và độ bền pha sau 6 chu kỳ sốc nhiệt (mỗi chu kỳ được tiến hành ở dưới 4oC trong 16 giờ và chuyển ngay sang 40oC trong 8 giờ, các chu kỳ được tiến hành liên tục), chọn ra công thức phù hợp nhất.

Xác định các tính chất của cao đã tinh chế: RTC được định lượng flavonoid toàn phần bằng quang phổ UV-Vis và đo độ ẩm bằng cân hồng ngoại phân tích ẩm. Các phép đo được thực hiện 3 lần, lấy giá trị trung bình.

Thử độ tan của cao RTC với nước, ethanol, polysorbate tween 20, span 80 và vi nhũ tương trắng bằng cách cho lượng dư cao RTC vào 20 ml chất thử, khuấy liên tục bằng máy khuấy từ ở nhiệt độ phòng trong 48 giờ. Lượng cao RTC cho vào đến khi đạt dung dịch bão hòa, cao không tan được sẽ làm cho dung dịch bị đục. Hỗn dịch được để qua đêm, đem đi ly tâm, lọc và tiến hành định lượng bằng quang phổ UV-Vis.

Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao RTC bằng phương pháp pha loãng trên đĩa thạch với chủng vi khuẩn nhạy cảm, từ đó định liều cao RTC dùng cho chế phẩm bằng ít nhất 10 lần MIC. So sánh liều dự kiến với độ tan để thiết kế nồng độ phù hợp.

Điều chế vi nhũ tương rau đắng đất : điều chế 3 công thức vi nhũ tương RAU ĐẮNG ĐẤT bằng cách phối hợp vi nhũ tương trắng với cao RTC ở 3 nồng độ dự kiến. Khảo sát các công thức về cảm quan, pH, độ bền pha sau 6 chu kỳ sốc nhiệt, đo kích thước hạt và phân bố kích thước hạt bằng máy tán xạ laser. Chọn ra công thức tốt nhất để thử nghiệm gel hóa.

Điều chế gel vi nhũ tương từ polysorbate tween 20, span 80 và rau đắng đất :

Thực hiện thử nghiệm lựa chọn tác nhân tạo gel từ polysorbate tween 20, span 80 và rau đắng đất với các tác nhân tạo gel thân nước thường dùng: NaCMC, natri alginate, carbopol 940 và gel V. Chất tạo gel được thêm từ từ vào vi nhũ tương, vừa thêm vừa khuấy đều đến khi mẫu thử sệt lại, chọn chất tạo gel đạt yêu cầu. Tiếp tục khảo sát chất tạo gel đã chọn ở nhiều nồng độ khác nhau, chọn nồng độ tối ưu sao cho gel trong suốt, đạt thể chất phù hợp, cho ánh sáng truyền qua dễ dàng và không làm thay đổi cấu trúc của vi nhũ tương. Điều chế thành phẩm gel vi nhũ tương RAU ĐẮNG ĐẤT với chất tạo gel ở nồng độ đã chọn.

Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn in vitro của gel thành phẩm bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường thạch Mueller- Hinton với các chủng vi khuẩn nhạy cảm. Vi khuẩn được hoạt hóa bằng môi trường Nutrient Broth, chỉnh độ đục vi khuẩn bằng nước muối sinh lý sao cho mật độ thu được tương đương với McFarland 0,5 (khoảng 1,5x108 CFU/ml). Dùng que bông vô trùng nhúng vào huyền trọc vi khuẩn đã chuẩn bị, trải đều trên mặt thạch, để hộp trong tủ ấm cho ráo mặt. Đục các lỗ đường kính 6 mm trong bản thạch, cho chất thử vào đầy lỗ. Mẫu chứng âm là gel vi nhũ tương trắng. Chứng dương là chế phẩm thương mại gel X chứa dịch chiết neem và 1% bạc nano. Ủ hộp thạch trong tủ ấm 35-37oC trong 16-18 giờ. Lỗ chứng âm phải không ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Chất thử có khả năng kháng khuẩn khi xung quanh lỗ có  vòng kháng khuẩn.

Tiến hành khảo sát chế phẩm về các đặc tính vật lý như tính chất, pH, độ dàn mỏng.