Phương Nam Co LTD
Cung cấp chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Hình thức mua bán phân Urê với các đại lý cấp I


Hiện tại, các đại lý cấp I có hai cách để có thể mua được phân Urê với Phương Nam, cách thứ nhất là họ mua hàng hóa từ kho Phương Nam thông qua các nhà phân phối của Phương Nam (hình thức giống như công ty Phương Nam đang làm hiện nay) hoặc nếu có đủ điều kiện về tài chính, về năng lực kinh doanh,…họ cũng có thể mua tại cảng, cách thứ hai là họ có thể nhập phân Urê từ các nhà cung cấp ở nước ngoài như Trung Quốc, Nga,… thông qua Phương Nam theo hình thức nhập khẩu tiểu ngạch, tuy nhiên nếu mua hàng theo hình thức này thì các đại lý cấp I sẽ phải phụ thuộc khá nhiều vào thị trường thế giới và họ sẽ không chủ động được về giá cả và số lượng phân đạm urê được cung ứng.

Với các hình thức mua hàng kể trên thì các đại lý vẫn chưa hài lòng vì nhiều nguyên nhân: số lượng phân Urê rất hiếm khi được cung ứng đầy đủ theo đúng nhu cầu, để có thể nhập hàng về đến kho rất khó khăn, nguồn hàng cung cấp không ổn định, giá cả lại biến động thất thường, ảnh hưởng rất nhiều đến đại lý trong việc tính toán các vấn đề về tài chính. Theo nghiên cứu của Phương Nam: “hiện nay, nhiều khi doanh nghiệp có đủ tiền cũng chưa chắc mua được phân, người dân đổ xô mua phân, nhưng doanh nghiệp nhập hàng vào quá khó khăn. Xà lan đi ra thành phố Hồ Chí Minh chở phân Urê về, tiền đã đưa trước nhưng vẫn xếp hàng đợi, có khi đợi cả 10 ngày mà vẫn chưa có hàng, không biết chính xác ngày nào mới mua được phân và chở phân về”.

Theo các đại lý cho biết thì số lượng mua phân Urê ở mỗi lần mua là khác nhau, nếu lượng phân lưu kho nhiều thì đại lý sẽ nhập kho với số lượng ít hơn khi lượng phân lưu kho ít. Hiện nay, nhu cầu sử dụng phân Urê của thị trường là rất lớn vì nông dân sản xuất lúa quanh năm, phân Urê được sử dụng suốt các vụ mùa trong năm nên các đại lý phải luôn có phân để bán cho khách hàng, ngoại trừ lượng hàng hóa lưu kho, các đại lý luôn có nhu cầu mua phân và tùy vào từng thời điểm thị trường, tùy điều kiện của đại lý mà họ nhập phân ít hay nhiều. Thông thường, sức tiêu thụ ở các tháng 10, 11, 12 là nhiều nhất trong năm vì đây là thời điểm bà con nông dân bước vào vụ sản xuất chính trong năm-vụ Đông Xuân. Đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, thời gian cần cung ứng phân bón cho vụ Đông Xuân bắt đầu từ khoảng trung tuần tháng 10 nên ở thời điểm này đại lý sẽ nhập kho càng nhiều phân càng tốt. Phương Nam: “Nhờ dự trữ các loại phân hơn 3.800 tấn, cộng với số lượng phân nhập kho thêm gần 2.000 tấn nên cũng đã cơ bản giải quyết được bước đầu nhu cầu về phân cho bà con nông dân. Khoảng 1 tuần nay, trung bình kho chị xuất ra 300 tấn phân các loại (tăng 100 tấn so với cùng kỳ năm trước). Các đại lý quen thuộc với chị đến mua còn có các đại lý lạ hoặc nông dân ở Lạc Quới, Núi Sam, Vĩnh Gia, Vĩnh Điều đến mua mỗi ghe từ 30 đến 280 bao chở về dự phòng cho 1 vụ mùa tới”. Vấn đề là ở giai đoạn cao điểm nhất trong năm thì các đại lý có đủ số lượng phân theo nhu cầu để mua về nhập kho hay không? Bởi vì như đã trình bày thì lượng phân Urê sản xuất trong nước không đủ cung ứng, chịu ảnh hưởng rất lớn từ thị trường phân thế giới và vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng nhập khẩu mà với nguồn phân nhập này thì các đại lý lại không chủ động được nguồn hàng cả về giá cả lẫn số lượng.

Hình thức mua bán phân trong nước trong những năm gần đây có nhiều khác biệt so với trước vì đa số các nhà nhập khẩu, công ty sản xuất phân bón trong nước không bán thiếu cho các doanh nghiệp, đại lý cấp I như những năm trước đây mà thanh toán dứt điểm khi giao hàng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tài chính của các doanh nghiệp, đại lý và giúp giá phân tăng cao khi đến tay nông dân. Hình thức giao hàng từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đại lý cấp I sẽ do hai bên thỏa thuận, thông thường diễn ra như sau: đầu tiên, đại lý phải thông báo cho nhà cung cấp biết tên phương tiện và người điều khiển phương tiện đến nhận hàng, sau đó nhà cung cấp sẽ giao hàng cho đại lý tại kho hàng của nhà sản xuất, nếu đại lý mua hàng trong nước, còn nếu đại lý mua hàng nhập khẩu về thì thông qua công ty trung gian, đại lý sẽ nhận hàng tại cảng đến và tùy theo qui định các điều kiện giao nhận trong hợp đồng ( FOB, CFR, CIF,…) mà hai bên đã thỏa thuận trước đó.