Phương Nam Co LTD
Cung cấp chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Nghệ thuật Kiến trúc thời đại Dựng nước


Đây là giai đoạn cực thịnh của nền văn hoá đồ đồng danh tiếng của dân tộc ta, cũng là giai đoạn được phát hiện sớm nhất của thời kỳ dựng nước. Nói đến văn hoá Đông Sơn là nói đến nền văn hoá thời đại sơ kỳ sắt có tính chất chung rộng, phân bố trên toàn bộ lãnh thổ phía Bắc Việt nam mà ảnh hưởng của nó đã lan rộng khắp vùng Đông Nam Á.

Di tích Đông Sơn, tên một làng bên bờ sông Mã, thuộc tỉnh Thanh Hoá, đã được phát hiện và nghiên cứu từ năm 1924, do các học giả nước ngoài thực hiện. Lúc đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khai quật với quy mô lớn, khu di tích này và thu thập ở đây rất nhiều di vật quý. Cùng với việc thu lượm hiện vật ở Đông Sơn, họ cũng đã tìm thấy ở hầu khắp các tỉnh trên Miền Bắc Việt Nam một khối lượng phong phú các đồ đồng đẹp, có giá trị. Ngỡ ngàng trước một nền văn minh được phát hiện, họ đã vội vàng truy tìm nguồn gốc của chúng. Song những việc làm đó không đem lại kết quả có tính thuyết phục. Bởi lẽ, lúc này những tư liệu vật chất đích thực để chứng minh cho sự ra đời của văn hoá Đông Sơn chưa được phát hiện. Chính vì vậy luận điểm của họ đưa ra mang nhiều tính chất suy diễn, gán ghép hoặc áp đặt từ bên ngoài. Những luận điểm đó bao gồm:

- Nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ của Việt Nam không thể xuất phát tự thân. Có được như vật là do sự du nhập từ bên ngoài mà điểm trực tiếp là đại lục Trung Quốc.

- Nguồn gốc phương Tây của văn hoá Đông Sơn. Do ông nghiên cứu từng di vật, từng nét hoa văn trang trí trên những đồ đồng ở các vùng phía Tây, phía Đông, phía Bắc, … xa xôi của trái đất, đem so sánh với những di vật Đông Sơn như: kiếm, dao găm, chữ thập, cúc, rìu có tay, búa chim có trang trí soắn ốc, dải thừng bện, mô típ xoáy tròn, một số hoa văn trên đồ đồng Hallstatt và phong cách hình học Hy Lạp, … Cuối cùng ông khẳng định rằng đã có một cuộc thiên di mang ảnh hưởng văn hoá từ Phương Tây sang Phương Đông vào thiên niên kỷ I trước công nguyên.

Do hạn chế về mặt tư liệu và cả quan điểm lịch sử đã không tránh khỏi dẫn đến những nhận định phiến diện, vội vàng về nguồn gốc văn hoá Đông Sơn. Nguồn gốc bản địa của nền văn hoá Đông Sơn.

Các học giả của ta trước Cách mạng tháng Tám đã bác bỏ những thuyết vô lý trên và chỉ dẫn những hình trang trí như trên mặt trống đồng Ngọc Lũ thì phong tục đánh trống rõ ràng còn thấy ở vùng đồng bào Mường, một chi nhánh anh em người Kinh, con cháu người Lạc Việt, chủ nhân của những chiếc trống đồng. Trung tâm các địa điểm tìm được những vật điển hình của văn hoá Đông Sơn là miền Bắc Việt nam.

Những cuộc khai quật khảo cổ học để tìm hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc và phát hiện ở Thiệu Dương (Thanh Hoá), Vinh Quang (Hà Sơn Bình), Việt Khê (Hải Phòng), Cổ Loa (Hà nội), … cho thấy một cách không chối cãi được sự phát triển liên tục của nền văn hoá nội địa của tổ tiên ta cho đến giai đoạn Đông Sơn.

Đồ đồng Đông Sơn có đầy đủ hiện vật cho thấy sức sáng tạo phong phú của chủ nhân nó để xây dựng một nền văn hoá độc đáo có ảnh hưởng rộng ở vùng Đông Nam châu á. Một nền văn hoá kéo dài đến sáu bảy thế kỷ, có sự giao lưu, ảnh hưởng qua lại với nhiều dân tộc khác.

Trong giai đoạn đầu của Đông Sơn, nghệ thuật hoàn toàn bản địa, có những hiện vật tuyệt mỹ như trống đồng Ngọc Lũ của thời cực thịnh; giai đoạn sau chót có ảnh hưởng ngoại lai về loại hình và đồ thường dùng, hoa văn trong một số hiện vật được cách điệu cao độ thành những đường nét tượng trưng, mất tính chất hiện thực như buổi đầu.

Giai đoạn Đông Sơn, đồ đá bị giảm hẳn vai trò của nó trong đời sống; đá chỉ còn được dùng trong đồ trang sức như vòng khuyên đeo tai hay làm khuôn đúc đồng cho một số công cụ như lưỡi rìu; truyền thống về kỹ thuật làm đá của các giai đoạn bị mai một.