Phương Nam Co LTD
Cung cấp Chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 23/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Danh mục hóa chất
Nonionic surfactant "Polysorbate (tween) 80, 20,,,,,"
Defoaming agent
Esterfication peg " Peg 4000, 1000, 1500 ..."
Cationic surfactant
Anionic surfactant
Stock sales
Pe wax
 Giải quyết vấn đề sương mù quang hóa như thế nào?

            Vấn đề sương mù quang hóa thực chất là vấn đề của các chất gây ô nhiễm thứ cấp.

            Một mặt của việc giải quyết các vấn đề của các chất ô nhiễm thứ cấp là loại bỏ các chất xúc tác cho quá trình hình thành chúng. Trong trường hợp này chúng ta chỉ cần giảm lượng các chất gây ô nhiễm sơ cấp như CO, các hydrocacbon, các loại hạt, SO2 và NO2, tức là chỉ cần giảm sự phát thải.

            Vấn đề tưởng chừng như rất đơn giản. Con người đã cố gắng phân tán các chất ô nhiễm từ các ống khói bằng cách sử dụng những ống khói cao hơn, những màng lọc chắn hấp thu; sử dụng các chất

            xúc tác cho quá trình đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ; sử dụng các nhiên liệu ít gây ô nhiễm, sản xuất bằng nhiên liệu sạch hơn....

            Nhiều chính sách c?ng đã được ban hành như hạn chế hút thuốc lá, tăng cường các phương tiện giao thông công cộng... Nhưng trong thực tế, để đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của mình, con người không thể ngừng sản xuất, xe cộ không thể bớt lưu thông.... Và như vậy, dù muốn hay không, ô nhiễm không khí vẫn tiếp tục tăng lên và hậu quả gián tiếp của nó là sương mù quang hóa vẫn không giải quyết nổi.

            KẾT LUẬN

            Con người phải làm gì để vừa đảm bảo được sản xuất, vừa đảm bảo sự bền vững của môi trường, đảm bảo cho trái đất luôn xanh tươi, bầu không khí luôn trong lành? Đó là câu hỏi rất khó trả lời cho cả loài người chúng ta, cho cả các thế hệ đi trước cũng như các thế hệ mai sau.

            Ô nhiễm không khí cũng đang là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Nhưng với mức độ như hiện nay, nước ta chưa có hiện tượng sương mù quang hoá. Trong tương lai gần chắc chắn sẽ phải xẩy ra nếu ta không có biện pháp tích cực.

            TÀI LIỆU THAM KHẢO

            Eldon D. Enger, Environmental Science, The MCGrawHill Companies, INC,1998.

            Herman Scheneider, Every day weather and how it works, Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.

            Timothy O' Riordan, Environmental Science for Management Environment, School of Enviromental Sciences, University of East Anglia Norwich, 2000.

            William P.Cunningham, Barbara Woodworth Saigo, Environmental Science, The MC GrawHill Companies, INC, 1999.

            Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long, Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, 2002.

            Đặng Kim Chi, Hóa học môi trường (tập 1), Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội, 2001.

            Nguyễn Đức Khiển, Môi trường và sức khỏe, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2002.

            Cù Thành Long, Tóm tắt hóa học môi trường, Khoa hóa, Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.

            Hoàng Ngọc Oanh, Đại cương khoa học trái đất, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998.

            Nguyễn Hữu Phú, Hấp phụ và xúc tác trên bề mặt vật liệu vô cơ mao quản, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội, 1998.

            Phan Thanh Quang, Bầu trời và mặt đất, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.

            Nguyễn Phước Tương, Tiếng kêu cứu của trái đất, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.

 

            Ghi nhận: có sự cộng tác của Trần Ngọc Lệ, Đinh Minh Hải