Phương Nam Co LTD
Cung cấp Chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application
Danh mục hóa chất
Nonionic surfactant "Polysorbate (tween) 80, 20,,,,,"
Defoaming agent
Esterfication peg " Peg 4000, 1000, 1500 ..."
Cationic surfactant
Anionic surfactant
Stock sales
Pe wax
 Nguồn gốc chất thải độc hại

            CTĐH phát sinh từ các nguồn sau:

            Các hoạt đông sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

            Hoạt động sản xuất nông nghiệp.

            Bệnh viện, trung tâm y tế

            Một số dịch vụ đặc biệt như: trạm xăng, dầu, các garage bảo trì xe ô tô, cửa hàng hóa chất BVTV …

            Trong sinh hoạt

            Tác động của ctđh với con người và môi trường

            Do các đặc tính dễ xẩy ra phản ứng đôc hại mà chất thải độc hại có thể tác động xấu đến sức khỏe con người, sinh vật, gây nguy hiểm cho các công trình xây dựng và phá hủy môi trường sống tự nhiên. Các tác động này chia làm hai loại:

            Tác động tức thời: do sự giải phóng CTĐH ra môi trường bởi sự cố bất thường hoặc do tình trạng quản lý không tốt.

            Tác động lâu dài: do sự xâm nhập và tích lũy của chất nguy hại trong cơ thể người.

            1. Tác động cấp tính

            Các CTĐH dễ cháy nổ và các chất ăn mòn, các chất phản ứng mạnh, chất có độc tính cao thuộc nhóm có tác động tức thời. Các chất dễ cháy nổ có thể dẫn đến các sự cố cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản, gây đình trệ sản xuất … Ngoài ra, các đám cháy cũng giải phóng vào môi trường một lượng lớn các chất ô nhiễm, gây nên các tác động đến môi trường sống của con người và hệ sinh thái. Các sản phẩm khác của quá trình cháy có thể là mối nguy hại khác của sự cháy nổ. Một ví dụ cụ thể là CO có thể gây bệnh chết người hoặc nó làm cho máu mất khả năng vận chuyển oxy. Các chất độc khác như SO2, HCl… tạo ra từ quá trình đốt cháy các hợp chất có chứa lưu huỳnh hoặc clo. Một chất hữu cơ khác là andehit là sản phẩm trung gian của quá trình đốt cháy không hoàn toàn, ngoài ra quá trình đốt cháy không hoàn toàn còn tạo ra các hợp chất đa vòng thơm có khả năng gây ung thư.

            Bảng 18.4. Tính độc của CTĐH lên con người và môi trường

Nhóm

Tên nhóm

Độc hại đối với người tiếp xúc

Độc hại đối với môi trường

1

Chất thải dễ bắt lửa, dễ cháy

Hỏa hoạn, gây bỏng, tử vong

Gây ô nhiễm không khí

Các loại này ở thể rắn khi cháy có thể sinh ra các sản phẩm cháy độc hại.

2

Chất ăn mòn

Ăn mòn, gây phỏng, hủy hoại cơ thể khi tiếp xúc, tử vong

Ô hiễm không khí và nước gây hư hại vật liệu

3

Chất thải dễ nổ

Gây tổn thương đến sức khỏe do sức ép, gây bỏng, dẫn tới tử vong

Phá hủy công trình

Sinh ra các chất ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước

4

Chất thải dễ oxy hóa, gây độc

Gây cháy nổ khi xảy ra phản ứng hóa học

Ảnh hưởng đến da, sức khỏe

Gây ô nhiễm nước, đất

5, 6

Chât độc

Ảnh hưởng mãn tính và cấp tính đến sức khỏe

Gây ô nhiễm nước, đất

7

Chất lây nhiễm

Lan truyền bệnh

Một vài hậu quả về môi trường

Các chất phản ứng, các chất oxy hóa mạnh tiềm ẩn các nguy cơ cho con người hơn là cho môi trường do chúng không bền, dễ bị phân hủy hoặc chuyển hóa thành các chất khác. Quá trình phản ứng đó có thể phát sinh nhiệt, gây cháy nổ hoặc giải phóng các chất có tính độc vào môi trường hay tạo điều kiện cho các phản ứng cháy nổ xảy ra ở những chất khác. CTĐH thường ăn mòn vật liệu gây hư hỏng các công trình, thùng chứa, nhà kho. Các chất ăn mòn còn có thể gây ra ăn mòn khi tiếp xúc với cơ thể con người, đặc biệt là da. Trong các chất này có những chất gây bỏng rộp, tác động dị ứng bề mặt hoặc gây hại tới lớp biểu bì nằm sâu bên trong.

 

            Hình 18.1. Sơ đồ các tuyến xâm nhập chất thải nguy hại vào cơ thể con người

            Sự phát thải các thành phần chất thải độc hại ra môi trường bên ngoài có thể thông qua các quá trình bay hơi, lan truyền theo dòng nước, thấm. Nước mặt bị ô nhiễm kéo theo sự ô nhiễm của đất và không khí. CTĐH được chôn lấp ở những bãi rác không hợp vệ sinh, rò rỉ gây ô nhiễm đất, nước mặt và nước ngầm. CTĐH có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con người thông qua các tuyến hô hấp, tiêu hóa hay qua da, mắt. Các tuyến mà chất thải xâm nhập vào cơ thể người được thể hiện thông qua sơ đồ. Sau đây là một số chất độc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người cùng các tác động môi trường cụ thể:

            Dung môi: Các dung môi hữu cơ có thể tan trong môi trường mỡ cũng như nước. Các dung môi thân mỡ khi tan trong môi trường sẽ tích tụ trong mỡ bao gồm cả hệ thần kinh. Hơi của dung môi rất dễ được hấp thu qua phổi... Có nhiều loại dung môi hữu cơ gây độc tính cấp và mãn tính cho con người và động vật khi tiếp xúc.

            Một số dung môi hữu cơ thường gặp là benzen, toluen, xylen, etylbenzen, xyclohexan. Các dung môi này có thể hấp thụ qua phổi và qua da. Khi tiếp xúc ở liều cao gây độc tính cấp, suy giảm hoạt động của thần kinh trung ương, gây chóng mặt, nhức đầu, ngộp thở dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Benzen tích lũy trong các mô mỡ và tủy xương gây bệnh bạch cầu, xáo trộn AND di truyền. Liều hấp thụ benzen từ 10-15 mg có thể tử vong. Các dung môi kia có tác dụng độc hại tương tự nhưng độc tính thấp hơn.

            Các hydrocacbon: Các chất halogen hóa chủ yếu là nhóm clo hữu cơ, chúng đều là các chất dễ bay hơi và rất độc, đặc biệt chúng dễ gây mê, gây ngạt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan thận như triclometan, tetraclorocacbon, tricloroetylen … Các hợp chất phức tạp còn có khuynh hướng tích tụ trong cơ thể động thực vật như PCBs, DDT...

            Kim loại nặng: Các kim loại nặng gây hại đáng kể cho môi trường. Với hàm lượng cao chúng gây rối loạn, ức chế hoạt động của sinh vật. Tuy nhiên tác động nguy hại đáng quan tâm của chúng là lên sức khỏe con người. Do sự xâm nhập của chúng vào cơ thể diễn ra trong thời gian dài nên khó có thể phát hiện và ngăn ngừa.

            Một số kim loại nặng tiêu biểu là Cr (VI), thủy ngân, As, Cd

            Các chất có độc tính cao: Các chất có độc tính cao gây ngộ độc hoặc gây tử vong cho người nếu xâm nhập và tích lũy trong cơ thể dù với lượng nhỏ. Dưới đây là một số độc chất thường gặp:

            Chất rắn: antimon, cadmi, chì, bery, asen, selen, muối cyanua và các hợp chất của chúng.

            Chất lỏng: thủy ngân, dung dịch các chất rắn ở trên, hợp chất vòng thơm…

            Chất khí: hydrocyanua, photgen, khí halogen, dẫn xuất của halogen…

 

            Một số chất gây đột biến ở người và động vật hữu nhũ, gây ra các tác động lâu dài lên sức khỏe con người và môi trường như carcinogens (chất gây ung thư), asbetos (sợi amiăng), PCBs … Do tác động mà chất thải gây ra cho con người và môi trường là rất lớn và không thể đo lường trước được nên việc quản lý chặt chẽ CTĐH là điều tất yếu.