Phương Nam Co LTD
Cung cấp Chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Công ty tnhh phương nam giới thiệu về kinh tế công cộng

                Lần xuất bản mới nhất cuốn sách này đã có sự không may mắn, đó là cuốn sách không phát hành kịp trước khi Quốc hội ban hành Đạo luật về cải cách thuế năm 1986.

                Những đã có may mắn được bù lại, đó là sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn đọc, điều đó đã giúp tôi bù đắp lại mệt nhọc của những ngày giờ dài dằng dặc để viết lại lần xuất bản cuốn sách này. Tôi rất biết ơn sự hưởng ứng đó. Đối với đạo luật cải cách thuế, với tư cách là tác giả của cuốn sách, tôi xin cảm ơn, mặc dù nó được các chính khách hoan nghênh như là một cải cách thuế rộng khắp kể từ khi ban hành thuế thu nhập, nhưng Đạo luật này đã không thực sự làm cho chính sách thuế đổi hướng cơ bản. Do đó, những khái niệm và ngay cả nhiều chi tiết về thể chế mà tôi trình bày trong lần xuất bản thứ nhất vẫn còn rất phù hợp. Đạo luật về cải cách thuế vẫn còn đủ tầm quan trọng đối với việc xem xét lại ngay và kỹ càng. Phần V của cuốn sách, phần phân tích cơ cấu thuế ở Hoa Kỳ.

                 

                Joseph E. Stiglitz

                Có xu thế các sách giáo khoa sau mỗi lần tái bản có số lượng trang tăng lên. Tôi đã rất thận trọng để không sa vào trường hợp này. Song, sẽ là sai nếu như không đưa thêm phần thảo luận về hai vấn đề trọng tâm mà khu vực công cộng của Hoa Kỳ đang gặp phải trong những năm 1980. Đó là lý do và hậu quả xảy ra thâm hụt lớn trong ngân sách liên bang, và việc vạch ra những chính sách để thúc đẩy tăng trưởng và năng suất của nền kinh tế. Chương 2 và 28 sẽ giới thiệu về những vấn đề này.

                Những ai đã làm quen với lần xuất bản đầu tiên của cuốn sách này sẽ nhận thấy một vài thay đổi lớn. Phần bàn về hiệu quả (Pareto) của nền kinh tế thị trường (Chương 3) bây giờ để trước phần giới thiệu về kinh tế phúc lợi (Chương 4), chương này tập trung vào sự đánh đổi giữa hiệu quả và phân phối. Hơn nữa, tôi đã bổ sung thêm phần phụ trương vào Chương 3, giải thích chi tiết hơn về các điều kiện cần thiết đối với hiệu quả Pareto, và tại sao khi không có những thất bại của thị trường thì các nền kinh tế cạnh tranh lại có hiệu quả Pareto.

                Sau đó ở phần IV nói về lý thuyết đánh thuế, tôi đã chia phần thảo luận về tác động của thuế đến hiệu quả kinh tế thành hai chương. Một chương nói về nguyên lý chung, còn chương kia nói về tác động của thuế đến cung lao động (Chương 19). Tôi lợi dụng dịp này để nói với các sinh viên một số công trình thử nghiệm quan trọng trong lĩnh vực này, kể cả kết quả của các thí nghiệm về duy trì thu nhập, những nghiên cứu điều tra kinh tế lượng.

                Ở phần V, tôi đã bàn kỹ hơn về một loạt vấn đề liên quan đến đánh thuế vốn (Chương 22), chẳng hạn như khấu hao và lãi vốn, trước khi trình bày những vấn đề cụ thể về đánh thuế thu nhập công ty (Chương 23).

                Mặc dù không có thay đổi lớn trong các chương trình chi tiêu như đối với Đạo luật cải cách thuế, song những chương nói về các chương trình chi tiêu cụ thể đều được đề cập, không chỉ để phản ánh những số liệu mới nhất, mà còn để đưa vào những vấn đề mà chính sách hiện hành quan tâm. Do đó, Chương 11 về sức khỏe, y tế, bao gồm phần thảo luận về tác động của hệ thống mới về hoàn trả chi phí sức khỏe, và Chương 14 về các chương trình phúc lợi bàn về những đề nghị vừa qua đối với việc cải cách hệ thống phúc lợi.

                Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu của tôi khi viết cuốn sách này vẫn giữ nguyên. Tôi viết với niềm tin rằng sự am hiểu các vấn đề mà cuốn sách này đề cập là vấn đề trung tâm đối với mọi xã hội dân chủ. Trong số những vấn đề quan trọng nhất, có vấn đề cán cân hợp lý giữa khu vực công cộng và tư nhân, và các chính phủ cần phải đáp ứng một cách có hiệu quả hơn những mục tiêu của mình như thế nào, dù những mục tiêu ấy là gì. Những vấn đề trong kinh tế công cộng thường có trách nhiệm cao về mặt chính trị, song tôi cố gắng trình bày phần phân tích một cách không thiên vị, có phân biệt rõ ràng giữa phân tích hậu quả của mọi chính sách và những đánh giá về giá trị liên quan đến đánh giá sự mong ước của chính sách. Sự tiếp nhận tốt đẹp lần xuất bản thứ nhất của các giảng viên thuộc nhiều trường phái chính trị chứng tỏ tôi đã thành công.

                Món quà bất ngờ nhất là sự nhiệt thành quốc tế đón chào cuốn sách. Mặc dù tôi đã tập trung chú ý vào các vấn đề mà Hoa Kỳ đang gặp phải, nhưng các vấn đề tương tự mà những nước khác trên thế giới đang vướng mắc đã được áp dụng rộng rãi. Điều đáng phấn khởi nhất trong tầm nhìn của tôi là, dường như tôi đã đưa ra được một khuôn khổ hữu hiệu mà dựa vào đó, nhiều nước khác có thể giải quyết những vấn đề chính sách cụ thể của họ; việc thích ứng cuốn sách này vào nền kinh tế của Nhật Bản, Đức và Italia hiện đang được thực hiện.

                Nếu cuốn sách này được viết cách đây 25 năm, thì nó sẽ có đầu đề là “Tài chính công cộng”, và trọng tâm của nó có thể là các nguồn thu. Tuy nhiên, đầu đề “Kinh tế học công cộng” và tầm bao trùm rộng rãi hơn của nó không phải là ngẫu nhiên. Trong những năm gần đây, chi tiêu của chính phủ đã đạt đến mức kỷ lục và hiện chiếm trên 1/3 tổng sản phẩm quốc dân. Thâm hụt ngân sách liên bang đi kèm theo đã báo động các nhà kinh tế thuộc tất cả các trường phái chính trị và tri thức. Vì vậy, không còn nhiều thời gian để tìm hiểu xem lấy đâu ra tiền để trang trải; mà cần phải có đủ thời gian để xét xem chi tiêu như thế nào.

                Đồng thời, lý thuyết về kinh tế công cộng đã đâm chồi nảy lộc. Một số tài liệu mới đã dành để phân tích chi tiêu của chính phủ. Từ sự phân tích chi phí – lợi ích đến lý thuyết về sự lựa chọn công cộng, các nhà kinh tế hiện nay đã có nhiều điều để nói về việc chính phủ tiêu tiền như thế nào. Nhiều tài liệu gần đây về kinh tế công cộng đã phản ánh sự phát triển của các mô hình mới và tinh vi hơn, ví dụ như lý thuyết về đánh thuế tối ưu. Tôi đã chọn trình bày quan điểm hiện tại về kinh tế công cộng một cách đơn giản và trực diện, để liên hệ những đóng góp quan trọng nhất của những tài liệu tiến triển rất nhanh này cho sinh viên năm thứ nhất về tài chính công cộng.

                Những vấn đề của khu vực công cộng bao gồm một số vấn đề nổi bật nhất trong lĩnh vực kinh tế học. Tất cả lĩnh vực như sức khỏe, quốc phòng giáo dục, bảo hiểm xã hội, các chương trình phúc lợi và cải cách thuế, đều được các phương tiện thông tin đại chúng chú ý.

                Phân tích kinh tế đã đem lại sự hiểu biết sâu sắc cho các cuộc tranh luận. Giáo dục có nên để cho khu vực công cộng bảo đảm không? Tầm nhìn lâu dài đối với chương trình bảo hiểm xã hội của chúng ta là gì? Những đề nghị về cải cách thuế phù hợp với hiểu biết của chúng ta về phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả và công bằng như thế nào? Những câu hỏi này truyền sức sống cho khoa học, mà đây chính là lý do tại sao tôi lại đặc biệt chú ý đến những vấn đề này.

                Việc xem xét các chương trình thuế và chi tiêu cụ thể đã đem lại thêm lợi ích: đã nêu bật tầm quan trọng của những đặc điểm của sự thiết kế. Một trong những bài học mà chúng ta đã học được trong thập kỷ qua là có những ý định tốt vẫn chưa đủ. Các chương trình đổi mới thành thị, nhằm tái sinh các thành phố của chúng ta, đã có hậu quả ngoài dự kiến là giảm cung nhà ở cho người nghèo. Một trong những mục đích chủ yếu của công cuộc cải cách thuế năm 1986 là đơn giản hóa mã thuế, nhưng thay vào đó, dường như lại làm cho mã thuế phức tạp hơn. Tôi sử dụng những ví dụ lấy trong số những hâu quả ngoài dự kiến, không chỉ làm cho khóa học sinh động, mà còn làm cho sinh viên có được thói quen quan trọng là kiểm nghiệm lý thuyết trong môi trường phức tạp, nơi những quyết định về khu vực công cộng được đề ra và thực hiện.

                Cách bố cục cuốn sách này dựa trên nguyên tắc linh hoạt. Trình tự trình bày của tôi là, thứ nhất, ở Phần I tôi giới thiệu các vấn đề nền tảng, những chi tiết về thể chế, và nhìn lại lsy thuyết kinh tế vi mô, nhấn mạnh đến vai trò của khu vực công cộng. Phần II đưa ra lý thuyết chi tiêu công cộng, bao gồm hàng hóa công cộng, lựa chọn công cộng, và bộ máy hành chính quan liêu. Phần III áp dụng lý thuyết vào năm lĩnh vực lớn của việc chi tiêu công cộng ở Hoa kỳ: đó là sức khỏe, quốc phòng, giáo dục, bảo hiểm xã hội và các chương trình phúc lợi. Phần IV và Phần V lặp lại cách này, trình bày lý thuyết về đánh thuế và phân tích hệ thống thuế. Phần VI đề cập đến hai chủ đề tiếp theo: đó là các vấn đề liên quan đến đánh thuế ở cấp bang và địa phương, chi tiêu và hệ thống ngân sách đa cấp; các vấn đề liên quan đến ổn định và phát triển, cụ thể nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa phân tích kinh tế vi mô và hiệu quả kinh tế vĩ mô.

                Trình tự hoàn toàn phù hợp là đề cập đến các vấn đề thuế trước khi bàn bạc đến chi tiêu. Phần IV và V được bố trí một cách thận trọng như vậy là để giảng viên nào muốn đi thẳng đến phần thuế ngay sau phần I sẽ không bị mất sự liên tục. Tiếp theo là, các khóa học, có thể được bố trí như thế nào, và bài giảng, câu hỏi kiểm tra, và những và những vấn đề cần đề cập của các chủ đề nâng cao mà một số giảng viên có thể muốn đưa vào bài giảng, được trình bày trong cuốn “Sổ tay giáo viên” mà Eleansr Brown, trường Pomona , đã thực hiện phần lớn nhất của công việc xuất bản cuốn đó. Một tài liệu phụ đó là cuốn sách mới “Hướng dẫn nghiên cứu và phần đọc thêm” của Edward C. Kienzle, trường Stonehill, cũng giúp sinh viên ôn lại tư liệu của cuốn sách này cùng lúc là giúp họ tập hợp các bài tài liệu có thể có được.

                Danh sách những người mà tôi mang ơn rất dài. Tôi đặc biệt biết ơn Karla Hoff, người đã giúp đỡ tôi hơn là trợ lý nghiên cứu. Bà không chỉ cập nhật số liệu, mà bà còn khám phá các số liệu không công bố và kiểm tra độ chính xác của toàn bộ bài viết. Hơn thế nữa, bà còn là một nhà phê bình khắt khe nhất. Khi viết một cuốn giáo khoa thế này, người ta thường phải đơn giản hóa để các ý tưởng dễ hiểu; vấn đề là đơn giản hóa thế nào để đồng thời vẫn giữ được độ hoàn chỉnh và phức tạp của chủ đề. Karla đã kiên định là không thể có sự dung hòa: tức là mỗi thông tin phải đủ rõ ràng để một sinh viên dù không có kiến thức cơ bản về kinh tế cũng có thể tiếp thu, song đồng thời không được làm cho chủ đề quá đơn giản.

                Những người thầy của tôi ở trường Amberst là James và Arnold Collery, không chỉ khuyến khích sự quan tâm của tôi đến kinh tế học và đặc biệt là chủ đề khóa học này, mà họ đặt nền tảng cho vấn đề nghiên cứu sau này của tôi. Bằng ví dụ, họ đã chỉ cho tôi thấy dạy học hay như thế nào; tôi hi vọng rằng một số những điều mà tôi đã học được từ họ đã phản ánh trong cuốn sách này.

                Ở viện MIT, Dan Holland (hiện nay là chủ biên Tạp chí thuế quốc gia) và E. Cary Brown, đã giới thiệu tôi với nghiên cứu chính thức về kinh tế công cộng. Một lần nữa tôi hy vọng là một số chính sách, lý thuyết và chi tiết về thể chế , những điều đã đánh dấu công trình của họ cũng được phản ánh ở đây. Những hiểu biết sâu sắc của các đồng nghiệp và cộng tác viên của tôi ở các cơ quan mà tôi đã làm việc (như Viện MIT, trường Đại học tổng hợp (ĐHTH) Yale, ĐHTH Stanford, ĐHTH Princeton, ĐHTH Oxford,

                ĐHTH Cambridge, và Cục quốc gia nghiên cứu kinh tế), các cơ quan chính phủ (kho bac, lao động, nội vụ, năng lượng, cơ quan phát triển quốc tế, bang Louisiana, bang Texas), và các tổ chức quốc tế (Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Liên Mỹ, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) đã giúp chúng tôi những điều tham khảo rất có giá trị . Tôi cũng muốn nêu tên Henry Aaron (Viện Broolings), Alan J. Auerbach (ĐHTH Pennsylvania), Greg Ballantine (nguyên trợ lý Bộ trưởng Ngân khố cho chính sách thuế), William J. Baumol (ĐHTH Princeton), Charles T. Clotfelter (ĐHTH Duke), Partha Dasgupta

                (ĐHTH Cambidge), Peter A. Diamond (viện MIT), Avinash Dixit (ĐHTH Princeton), Martin Feldstein (ĐHTH Harvard), Harvey Galper (Viện Brookings), Robert E. Hall (ĐHTH Stanford), Jonh Hamilton (ĐHTH Florida), Arnold C. Harberger (ĐHTH Chicago và ĐHTH Califorinia), Charles E. McClure (Viện Hoover; nguyên phó trợ lý bộ trưởng Ngân khố)…

                Những bình luận và đề xuất mà tôi đã nhận được từ những người đã dạy tôi qua sách đều giúp tôi rất nhiều khi viết cuốn sách này. Ở đây tôi muốn đặc biệt cảm ơn Donald N. Baum (ĐHTH Temple), Jim Bergin (ĐHTH nữ hoàng, Canada), Michael Boskin (ĐHTH Stanford), Victor R. Fuchs (ĐHTH Stanford), Roger Gorden (ĐHTH Mechigan), Mervyn King (Truofng kinh tế London), Jerry Miner (ĐHTH Syracuse), Sun – Tien Wu (ĐHTH Chung Hsing, Đài Loan) và Qiang Zeng (ĐHTH Tsing Hua, Bắc Kinh)…

                Sự mang ơn của tôi với Jane Hannaway còn hơn sự mang ơn bình thường với người bạn đời, vì sự hiểu biết của bà về hành vi của các chính phủ nói chung và đặc biệt là bộ máy hành chính quan liêu, đã là công cụ giúp tôi hình thành nên quan điểm của chính mình, mặc dù tôi lo rằng tôi có ít ảnh hưởng tới bà hơn là bà có ảnh hưởng tới tôi.

                Cũng như lần xuất bản thứ nhất, tôi mang ơn sâu sắc Drahe McFeely, người biên tập của tôi ở Norton, vì những nhận xét có tư duy và tầm nhìn sâu sắc, đã làm cho cuốn sách của tôi tốt hơn nhiều, vì sự quan tâm chú ý của ông đến việc sắp đặt cuốn sách qua nhiều giai đoạn. Tôi xin gửi lời cám ơn sau cùng đến đồng nghiệp của ông là Sandra Lifland, người đã giúp đỡ hình thành lần xuất bản thứ hai này.

                Princeton, N.J

                J.E.S

 

                Tháng ba 1988

Tin cùng chuyên mục
Công ty tnhh phương nam giới thiệu về kinh tế công cộng
Kinh tế công cộng trong nền kinh tế hỗn hợp
Nền kinh tế hỗn hợp
Động lực dẫn đến hành vi của chính phủ: những thất bại của thị trường
Những thất bại của chính phủ
Những quan điểm trước đây về vai trò của chính phủ
Chính phủ là gì hoặc chính phủ là ai
Khu vực công cộng và những vấn đề kinh tế cơ bản
Nghiên cứu kinh tế học công cộng
Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...
Danh muc hóa chất
Specialty wax Product applications
Polypropylene wax Oxidized polypropylenes / emalsifiable type
Polypropylene wax Co-polymers
Polypropylene wax Homo-polymers
polypropylene wax product applications
Oxidized homo-polymers / emulsifiable type
homo polymers
Pe wax Product applications
Stock sales amine derivative
Isethionates
Alkyl sulfosccinates
Alkyl phosphates
Esterfication : other
Alkyl dimethyl benzyl ammonium chlorides
Esterfucation : other
Esterfication peg
Defoaming Agent AF-250
Defoaming Agent AF-200
Nonionic surfactant speciality nonionics
Pylene polyoxypropylene random.
Polyoxy ethylene propylene glycol base
Polysorbate 20, 60, 80,,,"Tween 20, 60, 80,,," (Span & Tween series)
Sorbitan ester base
Alkyl amine series
Alkyl amine series
Fatty acid base alkyl ester
Fatty acid base
Synthetic alcohol base poe alkyl ether
Natural alcohol base p.o.e alkyl ether
Fatty alcohol base
Polyoxyethylene octyl phenyl ether
Polyoxyethylene nonylphenyl ether
Ant alkyl aryl base