Phương Nam Co LTD
Cung cấp Chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Động lực dẫn đến hành vi của chính phủ: những thất bại của thị trường

                Trong thời kỳ từ cuộc Đại khủng hoảng (những năm 1930) và đầu những năm 1960, các nhà kinh tế (và chính khách) đã nhận thấy có nhiều phương cách mà một nền kinh tế thị trường tự do, thậm chí một nền kinh tế tự do giầu có nhất trên thế giới, dường như đã không đáp ứng nổi một số nhu cầu cơ bản của xã hội. Nền kinh tế đã luôn phải chịu đựng những chu kỳ thất nghiệp, trong đó có những chu kỳ kéo dài.

                Trong thời kỳ đại khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25% và sản lượng quốc gia giảm xuống khoảng 30% tại đỉnh điểm năm 1929. Cuộc suy thoái đã làm cho những vấn đề vốn có trước đây, nay trở thành những vấn đề lâu dài, dưới dạng kém trầm trọng hơn. Những người đã thực sự bị mất hết tiền khi ngân hàng bị thua lỗ và thị trường chứng khoán tan rã. Nhiều người lớn tuổi không còn nguồn sinh sống. Nhiều chủ nông trại thấy rằng số tiền thu được do bán nông sản quá ít ỏi, đến mức họ không thể thanh toán các các khoản cầm cố, và việc phá sản trở nên bình thường.

                Để chống lại suy thoái, chính phủ liên bang không chỉ đóng vai trò tích cực trong việc ổn địnhh hoạt động kinh tế, mà còn thông qua luật pháp nhằm giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm của liên bang đối với những người gửi tiền, các chương trình của liên bang nhằm trợ giá nông nghiệp, và hàng loạt các chương trình khác với mục tiêu đa dạng về kinh tế và xã hội. Đồng thời, các chương trình này đều dựa vào “Chính sách kinh tế xã hội mới” (New Deal).

                Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền hinh tế đã phục hồi, và đất nước đã đạt được sự phồn vinh chưa từng có. Song cũng thấy rõ ràng thành quả phồn vinh đó không phải ai ai cũng được hưởng. Nhiều người, do điều kiện họ sinh ra, đã chịu cảnh đói nghèo, không được học hành đến nơi đến chốn và không có cơ hội kiếm được việc làm tốt.

                Những bất công này là lý do đề ra nhiều chương trình đặt mục tiêu của chính phủ vào những năm 1960, khi tổng thống Lyndon B. Johnson đưa ra cuộc “chiến tranh chống đói nghèo”. Một số chương trình đặt mục tiêu vào việc bảo đảm một “tấm lưới an toàn” cho những người cần thiết, ví dụ như chương trình cung cấp lương thực thực phẩm và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, chương trình đào tạo lại, nhằm tạo ra nhiều cơ hội kinh tế cho những người kém may mắn.

                Những hoạt động của chính phủ có giảm nhẹ được những vấn đề đó không? Sự thành công đã được đánh giá như thế nào? Việc một số chương trình nào đó không được như ước muốn của những người ủng hộ nhiệt tình nhất, đương nhiên không có nghĩa là đã thất bại. Chương trình trợ giúp y tế đã rất thành công trong việc giảm bớt một số phân biệt trong việc chăm sóc sức khỏe giữa người giàu và người nghèo, nhưng chênh lệch về tuổi thọ giữa hai nhóm này vẫn không giảm được. Việc chăm sóc sức khỏe đối với người già đã thành công vì đã làm giảm được những lo lắng của họ và gia đình họ về chi phí khám chữa bệnh, song lại để vấn đề mang tính quốc gia là chi tiêu y tế tăng nhanh. Chương trình bảo hiểm xã hội đã bảo đảm cho người già mức độ ổn định về kinh tế chưa từng có, nhưng vào cuối những năm 1970 đầu những năm 1980, lại xảy ra khủng hoảng tài chính, đặt ra những câu hỏi là liệu các thế hệ sau có được hưởng những lợi ích tương tự không?

                Hai mươi năm sau khi cuộc chiến chống đói nghèo bắt đầu, đã thấy rõ rằng đói nghèo chưa được xóa ở Mỹ. Song, liệu những chi tiêu đó đã có ảnh hưởng đáng kể đến việc giảm đói nghèo không? Khi chưa có sự nhất trí trong việc trả lời câu hỏi đó, thì cả những người chỉ trích lẫn những người ủng hộ chương trình của chính phủ đều đồng ý rằng nếu chỉ có các tác dụng tốt là chưa đủ: nhiều chương trình được thiết kế nhằm giảm thiểu những bất hợp lý của nền kinh tế đã có những tác động khác hẳn với những ý muốn của những người đề xướng chương trình. Các chương trình đổi mới thành thị được xây dựng nhằm cải thiện đời sống trong các thành phố, trong nhiều trưởng hợp, người nghèo không có khả năng chuyển từ nhà ở chất lượng kém đến nhà ở chất lượng cao, do đó buộc họ lại phải sống trong những điều kiện còn tồi tệ hơn. Mặc dù nhiều chương trình nhằm thúc đẩy liên kết các trường học công đã thành công, nhưng một số trường học lại quá xa nơi ở, hoặc một số phụ huynh phải đưa con cái vào trường tư, và điều đó làm giảm sự hỗ trợ đối với giáo dục công. Sự đóng góp lợi ích không cân xứng của các chương trình nông nghiệp đã dồn cho các trang trại lớn; các chương trình này đã không giúp các trang trại nhỏ tồn tại được. Cũng đã có lập luận là các chương trình phúc lợi của chính phủ đã có đóng góp vào việc tác các gia đình ra và lầm cho những người ăn theo có thái độ tốt hơn.

                Những người ủng hộ sự nỗ lực của chính phủ cho rằng những người phê bình đã phóng đại những thất bại trong các chương trình của chính phủ. Họ cho rằng bài học cần thiết ở đây là , không phải chính phủ nên từ bỏ nỗ lực của mình để giải quyết những vấn đề xã hội và kinh tế lớn quốc gia đang gặp phải, mà cần phải thận trọng hơn trong việc xây dựng các chương trình của chính phủ.

Tin cùng chuyên mục
Công ty tnhh phương nam giới thiệu về kinh tế công cộng
Kinh tế công cộng trong nền kinh tế hỗn hợp
Nền kinh tế hỗn hợp
Động lực dẫn đến hành vi của chính phủ: những thất bại của thị trường
Những thất bại của chính phủ
Những quan điểm trước đây về vai trò của chính phủ
Chính phủ là gì hoặc chính phủ là ai
Khu vực công cộng và những vấn đề kinh tế cơ bản
Nghiên cứu kinh tế học công cộng
Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...
Danh muc hóa chất
Specialty wax Product applications
Polypropylene wax Oxidized polypropylenes / emalsifiable type
Polypropylene wax Co-polymers
Polypropylene wax Homo-polymers
polypropylene wax product applications
Oxidized homo-polymers / emulsifiable type
homo polymers
Pe wax Product applications
Stock sales amine derivative
Isethionates
Alkyl sulfosccinates
Alkyl phosphates
Esterfication : other
Alkyl dimethyl benzyl ammonium chlorides
Esterfucation : other
Esterfication peg
Defoaming Agent AF-250
Defoaming Agent AF-200
Nonionic surfactant speciality nonionics
Pylene polyoxypropylene random.
Polyoxy ethylene propylene glycol base
Polysorbate 20, 60, 80,,,"Tween 20, 60, 80,,," (Span & Tween series)
Sorbitan ester base
Alkyl amine series
Alkyl amine series
Fatty acid base alkyl ester
Fatty acid base
Synthetic alcohol base poe alkyl ether
Natural alcohol base p.o.e alkyl ether
Fatty alcohol base
Polyoxyethylene octyl phenyl ether
Polyoxyethylene nonylphenyl ether
Ant alkyl aryl base