Phương Nam Co LTD
Cung cấp Chất hoạt động bề mặt, dầu bôi trơn Korea
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Những quan điểm trước đây về vai trò của chính phủ

                Sự dao động trong quan niệm về vai trò của chính phủ đã có trong vòng 50 năm qua, cũng thường diễn ra trước đây. Ví dụ, ở thế kỷ 18, có quan niệm áp đảo, nhất là trong số các nhà kinh tế Pháp, là chính phủ nên có vai trò tích cực trong việc xúc tiến thương mại và công nghiệp. Những người ủng hộ quan điểm này được gọi là những người theo thuyết trọng thương.

                Để phần nào phản ứng lại quan điểm này, Adam Smith (thường được coi là nhà sáng lập ra kinh tế học hiện đại) đã viết cuốn sách ” Sự giàu có của các quốc gia” (1776). Trong cuốn sách này ông đã ủng hộ vai trò hạn chế của chính phủ. Smith đã cố gắng chỉ ra cạnh tranh và động cơ lợi nhuận sẽ dẫn dắt con người đến phục vụ lợi ích công cộng như thế nào,nhằm đạt lợi ích riêng của cá nhân mình. Động cơ lợi nhuận có thể dẫn dắt người này cung cấp hàng hóa cho những người khác. Qua cạnh tranh nhau, chỉ có những hãng sản xuất những gì đang có nhu cầu và có giá thấp mới có thể tồn tại. Smith lập luận rằng nền kinh tế dường như có bàn tay vô hình dẫn dắt đến việc sản xuất ra cái mà người ta đang chờ mong và bằng cách tốt nhất.

                Những ý tưởng của Adam Smith có sức mạnh chi phối đối với cả các chính phủ lẫn những nhà kinh tế. Nhiều nhà kinh tế học quan trọng nhất đầu thế kỷ 19, như John Mill, và Nassau Senior, người Anh, đã đưa ra một thuyết gọi là Laisez Faire ( để mặc cho tư nhân kinh doanh). Thuyết này cho rằng chính phủ nên để cho khu vực tư nhân hoạt động; chính phủ không nên điều hành hay kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân. Cạnh tranh tự do sẽ phục vụ cho những lợi ích tốt nhất của xã hội.

                Không phải tất cả các nhà tư duy xã hội của thế kỷ 19 đều bị lập luận của Smith thuyết phục. Họ quan tâm đến những bất bình đẳng về thu nhập mà họ thấy xung quanh mình, cảnh đói nghèo của nhiều người lao động, cảnh thất nghiệp mà công nhân thường gặp phải. Những nhà văn thế kỷ 19 như Charles Dickens đã cố phác họa nên bức tranh của giai cấp công nhân trong các cuốn tiểu thuyết; những nhà tư tưởng xã hội như Karl Marx,

                Sismondi và Robert Owen, đã cố gắng để không chỉ đưa ra những học thuyết giải thích cho những gì họ thấy, mà còn đưa ra những cách thức mà xã hội có thể tổ chức lại. Đối với nhiều người, những tệ nạn trong xã hội bị quy cho là do chế độ sở hữu tư nhân về tư bản; cái mà Adam Smith cho là đức hạnh thì họ cho là điều xấu xa. Marx, nếu không phải là một trong các nhà tư tưởng xã hội sâu sắc nhất, thì cũng là người có sức ảnh hưởng nhất trong số những người ủng hộ vai trò lớn hơn của nhà nước trong việc kiểm soát tư liệu sản xuất. Song vẫn có những người khác không tìm thấy giải pháp ở nhà nước cũng như ở khu vực tư nhân, mà ở những nhóm người nhỏ hơn tập hợp lại và hợp tác với nhau vì lợi ích tương trợ.

                Những tranh luận vẫn đang tiếp tục này đã kích thích các nhà kinh tế cố gắng tìm ra bản chất đúng đắn và những điều kiện đúng đắn mà ở đó bàn tay vô hình đã dẫn dắt nền kinh tế đến hiệu quả.

 

                Bây giờ đã rõ là căn cứ để nền kinh tế thị trường có hiệu quả chỉ có hiệu lực với các giả định khá hạn chế. Những thất bại mà chúng tôi nêu ra ở trên đã làm sáng tỏ một điều là, có nhiều vấn đề màthị trường không thể giải quyết được một cách thích đáng. Ngày nay, trong số các nhà kinh tế Mỹ, quan điểm áp đảo là can thiệp có giới hạn của chính phủ có thể làm giảm bớt (nhưng không giải quyết được) các vấn đề xấu nhất: Chính phủ nên có vai trò tích cực trong việc duy trì toàn dụng nhân công và giảm những mặt xấu nhất của sự nghèo đói, nhưng doanh nghiệp tư nhân nên giữ vai trò trung tâm trong nền kinh tế. Vẫn còn có những tranh cãi lớn về vai trò của chính phủ có giới hạn đến mức nào hoặc tích cực đến mức nào. Một số nhà kinh tế, như giáo sư Trường đại học tổng hợp Havard là John Kenneth Galbraith, cho rằng chính phủ nên đóng vai trò tích cực hơn, trong khi những người khác như những người được tặng giả thưởng Nobel là Milton Friedman, Đại học tổng hợp Stanford và George Stigler , Đại học tổng hợp Chicago, lại cho rằng chỉnh phủ nên đóng vai trò ít tích cực hơn. Những quan điểm về chủ đề này bị tác động bởi mức độ nghiêm trọng mà họ đánh giá những thất bại của thị trường, và chính phủ có thể cứu chữa những thất bại đó đến mức nào.

Tin cùng chuyên mục
Công ty tnhh phương nam giới thiệu về kinh tế công cộng
Kinh tế công cộng trong nền kinh tế hỗn hợp
Nền kinh tế hỗn hợp
Động lực dẫn đến hành vi của chính phủ: những thất bại của thị trường
Những thất bại của chính phủ
Những quan điểm trước đây về vai trò của chính phủ
Chính phủ là gì hoặc chính phủ là ai
Khu vực công cộng và những vấn đề kinh tế cơ bản
Nghiên cứu kinh tế học công cộng
Kinh tế học chuẩn tắc và kinh tế học thực chứng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...
Danh muc hóa chất
Specialty wax Product applications
Polypropylene wax Oxidized polypropylenes / emalsifiable type
Polypropylene wax Co-polymers
Polypropylene wax Homo-polymers
polypropylene wax product applications
Oxidized homo-polymers / emulsifiable type
homo polymers
Pe wax Product applications
Stock sales amine derivative
Isethionates
Alkyl sulfosccinates
Alkyl phosphates
Esterfication : other
Alkyl dimethyl benzyl ammonium chlorides
Esterfucation : other
Esterfication peg
Defoaming Agent AF-250
Defoaming Agent AF-200
Nonionic surfactant speciality nonionics
Pylene polyoxypropylene random.
Polyoxy ethylene propylene glycol base
Polysorbate 20, 60, 80,,,"Tween 20, 60, 80,,," (Span & Tween series)
Sorbitan ester base
Alkyl amine series
Alkyl amine series
Fatty acid base alkyl ester
Fatty acid base
Synthetic alcohol base poe alkyl ether
Natural alcohol base p.o.e alkyl ether
Fatty alcohol base
Polyoxyethylene octyl phenyl ether
Polyoxyethylene nonylphenyl ether
Ant alkyl aryl base