Phương Nam Co LTD
© 24/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Cách bón phân urea và bảo vệ đất


Độ phì nhiêu của đất:

Độ phì nhiêu của đất là khả năng bảo đảm thức ăn, nước và các yếu tố khác để cây trồng tồn tại và mở rộng những sản phẩm nông nghiệp.

Độ phì nhiêu là một khái niệm rất tương đối vì còn phụ thuộc vào cây trồng.

Các loại độ phì nhiêu:

Độ phì thiên nhiên: là những nơi chưa có sự khai phá của con người.

Độ phì tiềm tàng: nếu không có kỹ thuật canh tác động vào đất thì cây chỉ sử dụng 1 phần nhỏ độ phì thiên nhiên nên đất đó được xem là độ phì nhiêu tiềm tàng.

Độ phì nhiêu hiệu lực: do tác động sản xuất của con người sẽ biến độ phì tiềm tàng thành độ phì hiệu lực.

Độ phì nhân tạo là tất cả các biện pháp canh tác của con người để cải tạo độ phì thiên nhiên.

Các chỉ tiêu để đánh giá độ phì:

Đất có nhiều mùn.

Độ dày của lớp đất mặt trên 20cm là đất tốt.

Kết cấu của đất: Kết cấu viên tốt nhất.

VSV có ích, cố định đạm.

Độ pH : thường đất chua là đất kém phì nhiều.

Các chất độc: đất có nhiều chất độc thì kém phì nhiêu.

Năng suất cây trồng sẽ phản ánh tính chất của đất.

Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu và Cách bón phân urea:

Làm đất, bón phân, cải tại đất, bố trí hệ thống cây trồng.

Các loại đất chính ở tây ninh:

Đất hình thành tại chổ:

Đất Feralit nâu đỏ trên đá bazan có diện tích 7623 ha (2%). ở tân biên.

Đất Feralit vàng đỏ 1720 ha.

Đất Feralit Trên núi.

Đất phù sa :

Đất phù sa cổ :

Sialit xám trên phù sa cổ : chiếm 286.595 ha là đất chiếm diện tích lớn nhất trong tỉnh phân bố khắp nơi. Đất này lớp đất mặt có màu xám, xám vàng, xám nâu, thành ph62n cơ giới chủ yếu là các pha, thịt trung bình, độ pH 4,5 – 5, đất nghèo mùn.

Đất sialit feralit động mùn gley vùng trũng : 56878 ha.

Đất nâu quanh núi bà đen : diện tích 3840 ha. Đất cát pha có màu nâu đậm ở lớp mặt có độ pH 5,5.

Đất phù sa suối :

Đất phèn : 17496 ha phân bố dọc theo song vàm cỏ.

Đất phù sa sông suối : 17932 ha.

Sử dụng và bảo vệ đất vốn có ở Việt Nam :

Đất chua :

            Loại đất           Độ pH

            Đất rất chua    3 – 4

            Đất chua          4 – 5

            Hơi chua         5 – 6

            Trung tính       6 – 7

            Hơi kiềm         7 – 7,5

            Kiềm   7,5 – 8

            Kiềm nhiều      8 – 9

Nguyên nhân làm cho đất chua :

Hiên tượng rữa trôi

Do bón phân vô cơ

Do cây trồng hút chất dinh dưỡng

Tác hại của đất chua:

Cây trồng khó hút chất dinh dưỡng.

Hạn chế hoạt động VSV

Kết tủa thức ăn dễ tiêu

Lợi ích bón vôi:

Nâng cao pH giúp nâng cao khả năng hấp thụ phân bón.

Huy động một số thức ăn bám ở keo đất ra dung dịch đất.

Kết tủa nhôm di động để chống độc cho cây.


muaban