Phương Nam Co LTD
© 28/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Giá thành thi công bảo dưỡng bê tông và tháo dỡ cốp pha hạng mục phần thô


Biện pháp và giá thi công bảo dưỡng bê tông hạng mục phần thô

a) Bản chất của bảo dưỡng bê tông

Quá trình đông cứng của vữa bê tông chủ yếu được thực hiện bởi tác dụng thuỷ hoá xi măng. Tác dụng thuỷ hoá này chỉ được tiến hành ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Bảo dưỡng bê tông chính là làm thoả mãn điều kiện để phản ứng thuỷ hoá được thực hiện.

b) Thời gian và phương pháp bảo dưỡng bê tông

Bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo bề mặt bê tông luôn luôn ướt. Thời gian bảo dưỡng cần thiết không được nhỏ hơn các trị số trong bảng 12.6 (TCVN 4453 95).

Chi phí bảo dưỡng bê tông trên công trường đơn giản là dung nhân công tưới nước sạch vào bề mặt của khối bê tông. Lần tưới nước đầu tiên thực hiện sau khi đổ bê tông từ 4 đến 6 giờ tuỳ theo nhiệt độ ngoài trời. Đối với các kết cấu phẳng nên dùng bao tải hay rơm ẩm che phủ lên bề mặt bê tông khi bảo dưỡng . Tuyệt đối không được bê tông trắng mặt. Mức hao phí nhân công trong bảo dưỡng bê tông thấp, thực tế giá thi công bảo bê tông hạng mục phần thô chiếm tỷ nhỏ trong giá thi công phần thô

Trong nhà máy sản xuất kết cấu bê tông giá thành thi công bảo dưỡng bê tông là chi phí nhân công và nước nóng hoặc hơi nước nóng ở áp suất cao để bê tông mau đạt cường độ yêu cầu.

Giá thi công tháo dỡ cốp pha hạng mục phần thô

a) Các yêu cầu và chi phí tháo dỡ cốp pha

Tháo dỡ cốp pha có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ thi công công trình, đến giá thành thi công phần thô và chất lượng của bê tông.

Phương Nam có thể khoán nhân công tháo dỡ cốp, giá thi công tháo dỡ cốp pha hạng mục phần thô được Phương Nam lập theo hao phí nhân công tháo đỡ cốp pha.

Đơn giá thi công tháo dỡ cốp pha hạng mục phần thô

+ Đơn giá áp dụng cho công trình tiêu chuẩn có diện tích thi công > 350 m2 là 20,000 VNĐ/m2

+ Đơn giá áp dụng cho công trình có diện tích thi công < 350 m2 là 25,000 VNĐ/m2

+ Đơn giá áp dụng cho công trình có diện tích thi công < 200 m2 là 30,000 VNĐ/m2

 

Trình tự tháo đỡ cốp pha phải tuân theo quy định công ty TNHH hóa chất xây dựng Phương Nam:

Cấu kiện lắp sau thì tháo trước, lắp trước thì tháo sau. Tháo dỡ các kết cấu không hoặc chịu lực ít, sau đó mới tháo dỡ đến các kết cấu chịu lực.

Tháo cốp pha, đà giáo theo một trình tự sao cho phần còn lại vẫn đảm bảo ổn định.

Tháo cốp pha phải chú ý đến việc sử dụng lại cốp pha.

b) Các yếu tố quan hệ đến thời gian tháo dỡ cốp pha

1. Nhiệt độ:

Sự phát triển cường độ của bê tông phụ thuộc vào nhiệt độ: ở nhiệt độ cao bê tông phát triển cường độ nhanh hơn, ở nhiệt độ thấp bê tông phát triển cường độ chậm hơn, vì thế thời gian tháo dỡ cốp pha ở điều kiện nhiệt độ khác nhau là khác nhau.

2. Mác xi măng và lượng nước dùng trong vữa bê tông:

Thời gian đông cứng của bê tông phụ thuộc vào mác xi măng và lượng nước dùng trong vữa bê tông. Khi dùng xi măng mác cao, lượng nước ít thì có thể được tháo dỡ cốp pha sớm hơn.

3. Tình hình chịu tải trọng của kết cấu:

Cốp pha có thể là loại chịu lực hoặc không chịu lực (cốp pha đáy dầm, đáy sàn là cốp pha chịu lực, cốp pha thành dầm, cốp pha cột là cốp pha không chịu lực) vì vậy thời gian tháo từng loại cốp pha là khác nhau.

4. Thể tích và chiều dài nhịp:

Kết cấu bê tông có thể tích nhỏ, chiều dài nhịp nhỏ có thể được tháo sớm hơn so với kết cấu có thể tích lớn và chiều dài nhịp lớn.

5. Sử dụng phụ gia trong bê tông:

Khi sử dụng một số loại phụ gia sẽ làm cho bê tông phát triển cường độ nhanh hơn vì vậy thời gian cho phép tháo cốp pha và cây chống sẽ sớm hơn. Những yếu tố trên có ảnh hưởng trực tiếp ở những mức độ khác nhau đến thời gian tháo dỡ cốp pha, vì vậy tháo dỡ cốp pha phải căn cứ vào các điều kiện thực tế tại hiện trường và kiểm tra bằng việc ép mẫu thí nghiệm.

Một số qui định về tháo dỡ cốp pha, cây chống (TCVN 4453 95).

1. Cốp pha đà giáo chỉ được dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau.

Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo, cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông.

2. Các bộ phận cốp pha đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (như cốp pha thành bên của dầm, cột, tường) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50 daN/cm2...

3. Đối với cốp pha đà giáo chịu lực của các kết cấu (đáy dầm, sàn, cột chống), nếu không có các chỉ dẫn đặc biệt của thiết kế thì được tháo dỡ khi bê tông đạt các giá trị cường độ ghi trong bảng 12.7.

4. Các kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đạt đủ mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.

5. Khi tháo dỡ cốp pha đà giáo ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:

Giữ lại toàn bộ giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông;

Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột chống "an toàn" cách nhau 3m dưới các dầm, sàn có nhịp lớn hơn 4m.

6. Đối với các công trình xây dựng trong khu vực có động đất và đối với các công trình đặc biệt, trị số cường độ bê tông cần đạt để tháo dỡ cốp pha chịu lực do thiết kế qui định.

7. Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốp pha đà giáo cần được tính toán theo cường độ bê tông đã đạt, loại kết cấu và các đặc trưng về tải trọng để tránh các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu.

8. Việc chất toàn bộ tải trọng lên các kết cấu đã tháo dỡ cốp pha đà giáo chỉ được thực hiện khi bê tông đã đạt cường độ thiết kế.

Chống dính cho cốp pha.

Tuổi thọ của cốp pha, chất lượng bề mặt kết cấu bê tông và năng suất tháo dỡ phụ thuộc rất đáng kể vào chất lượng của chất chống dính. Kinh nghiệm cho thấy, trong những điều kiện như nhau, nếu không chống dính cho cốp pha thì số lần sử dụng cốp pha sẽ kém hơn khi có chống dính từ 1,5 đến 2 lần. Mặt khác khi không chống dính, tháo cốp pha hết sức khó khăn, năng suất thấp và bề mặt bê tông dễ sứt mẻ.

Trình tự thi công lớp chống dính như sau: Cốp pha sau khi tháo ra phải được vệ sinh sạch sẽ. Với những cốp pha kín như cột, tường, dầm.v.v... chất chống dính được phủ lên bề mặt cốp pha trước khi lắp dựng vào kết cấu. Với cốp pha sàn, phủ lớp chống dính trước khi lắp dựng cốt thép. Chất chống dính được quét thủ công hay phun bằng máy tạo một lớp mỏng phủ kín và đều trên mặt cốp pha. Tuyệt đối không để chất chống dính bám vào cốt thép.


xaydung