Phương Nam Co LTD
© 23/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Thành phần đất và công dụng phân urea


Nguồn gốc hình thành đất

Khoáng vật: là những chất vô cơ thiên nhiên có cấu tạo lý học, hoá học, quan học khác nhau. Có 2 loại khoáng vật là khoáng vật nguyên sinh và khoáng vật thứ sinh.

Các loại đá hình thành đất:

Đá mắc ma( hoả nham) còn gọi là đá núi lửa hình thanh do khối dung nham trong lòng đất phun lên và ngưng kết lại.

Đá điển hình của đá mắc ma là đá bazan rất tốt cho nông nghiệp

Đá trầm tích: chiếm 75% võ trái đất. căn cứ nguồn gốc hình thanh chia ra 3 loại:

+ Đá trầm tích cơ học.

+ Đá trầm tích hoá học.

+ Đá trầm tích hữu cơ: dựa vào nguồn gốc hữu cơ chia ra 4 loại

Đá cacbonat: di tích của san hô.

Đá silic là di tích của tảo.

Đá phốtphát là di tích của động vật có xương sống.

Đá than là di tích của thực vật. đá điển hình là than đá là do lớp thực vật bị chôn vùi ở độ sâu 4000-5000m.

 Các quá trình phong hoá đá :

Khái niệm : là quá trình đá bị huỷ hoại để trở thành đất mẹ dưới tác động của yếu tố khí hậu và điều kiện ngoại cảnh.

Các quá trình phong hoá.

Phong hoá lý học( cơ học) là: sự phá huỷ đá về mặt cơ học một hoăc vài loại đá ban đầu thành những mảnh vụng có kích thước khác nhau nhưng không thay đổi về thành phần hoá học dưới tác động của một số yếu tố:

Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, sự phá vỡ càng nhanh khi biên độ nhiệt càng lớn và có sự hiện diện của nước.

Tác dụng của gió.

Tác dụng của động vật thực vật.

Phong hoá hoá học: là sự thay đổi về thành phần hoá học của đá dưới tác động của một số yếu tố tự nhiên, trong đó khí CO2 và O2 đóng vai trò chủ yếu.

Phong hoá sinh học: Quá trình này gắn liền với phong hoá lý học và phong hoá hoá học, các thực vật từ hạ đẳng đến thượng đẳng đều có tác dụng phong hoá đá. Trong quá trình thực vật sổng rễ sẽ sinh ra 1 số axit là hoà tan đá, mặt khác rễ cây len lõi vào khe đá làm đá bị nứt ra. Ngoài ra còn có vai trò của vi sinh vật và động vật.

Tóm lại: qua 3 quá trình phong hoá đá biến đổi thành sỏi, sạn, cát, những hạt mịn có tính chất chung đã khác với đá ban đầu, nó giữ được nước và thức ăn nhưng chưa cung cấp đủ điều kiện cho cây trồng phát triển bình thường nên sản phẩm của quá trình phân hoá chưa thể gọi là đất trồng mà chỉ có thể gọi là đất mẹ

Các tác nhân hình thành đất:

Yếu tố sinh vật:

Thưc vật:

Thực vật bậc thấp( Thực vật hạ đẳng) gồm: tảo, nấm, địa y, rong có khả năng giữ nước và thức ăn, tổng hợp một số chất hữu cơ đơn giản, khi chết để lại một số chất hữu cơ cho đất, nó làm thay đổi một số tính chất của đất mệ.

Thực vật thượng đẳng( thực vật bậc cao): thưc vật xanh làm thay đổi hẳn tính chất của đất mẹ vì nó có tác dụng:

Quang hợp và tạo ra một lượng chất hữu cơ lớn.

Rễ cây phát triển trong đất giúp cây giữ ẩm, chống xói mòn.

Có khả năng che chở cho đất giúp đất giữ nước và thức ăn.

Khi chết cung cấp chất hữu cơ cho đời sau phát triễn.

Động vật và vi sinh vật:

Thay đổi đất mẹ về cả hai mặt cơ học và hoá học. VD: giun đất làm tơi xốp vá tích luỹ chất dinh dưỡng cho đất, đặc biệt là nguyên tố Photpho (P/Lân).

Vi sinh vật đóng vai trò tổng hợp và phân giải chất hữu cơ.

Yếu tố khí hậu:

Chủ yếu thông qua sự cung cấp nước và năng lượng.

Mưa thay đỗi tuỳ từng nơi tuỳ mùa nên sự hình thành đất cũng thay đổi. những nơi có nhiệt độ cao, mưa nhiều thì phản ứng trong đất xẩy ra mau và chất dinh dưỡng thường bị rữa trôi.

Yếu tố đá mẹ:

Thành phần và tính chất củaa đá sẽ quyết định tính chất hóa học và lý học của đất.

Yếu tố địa hình:

Địa hình khác nhau thì sự hình thành đất cũng khác nhau, sự phân bố động thực vật cũng khác nhau.

Yếu tố thời gian:

Là thời gian mà quá trình hình thành đất chụi ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và xã hội.

Yếu tố con người:

Tác dụng tiêu cực: làm cho đất tốt thành đất xấu như phá rừng, không bón phân hữu cơ cho đất, không luân canh, xen canh hợp lý, thải chất độc vào trong đất.

Tác động tích cực: biến đất xấu thành đất tốt bằng các biện pháp bồi dưỡng, cải tạo, bảo vệ đất, trồng rừng chắn gió, chống xói mòn…

Phẩu diện đất:

Khái niệm:

Là mặt cắt thẳng gốc từ mặt đất đến đáy hố khi người ta đào để điều tra tình hình đất đai.

Ý nghĩa:

Mặt phẩu diện là biểu hiện bên ngoài nhưng nói lên tính chất bên trong của đất. tính chất của đất luôn thay đổi nên hình thái phẩu diện cũng thay đổi theo.

Sơ lượt về điều kiện hình thành đất ở Việt Nam:

Sơ lượt về điều kiện hình thành đất.

Đất được hình thành là do nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội, do sự duy chuyển và tích lũy các chất, sự bào mòn rữa trôi bồi tụ.

Quá trình Feralit hóa:

Là quá trình xảy ra ở những vùng mưa nhiều, nhiệt độ cao làm cho các chất K, Ca, Mg bị rữa trôi hoặc là trực di xuống sâu, ngược lại các chất Al2O3 , Fe2O3 ở lại tại chổ làm cho tỉ lệ Fe, Al trong đất ngày càng tăng. Đó là quá trình sắt nhôm hóa hay còn gọi là Feralit hóa. Cần tang cường bón phân Urea để tang lượng N còn thiếu trong thành phần đất

Quá trình bồi tụ:

Ở địa thế vùng trũng thấp thường bị úng vào mùa mưa như bàu, trảng các vùng sông suối. Đất này thường bị hiện tượng gley hóa, đất quanh năm bị lầy, thành phần cơ giới thường bị xáo trộn.


muaban