Phương Nam Co LTD
© 28/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Các giá trị vật lý của khí hậu ảnh hưởng thiết kế xây dựng nhà phần thô


Lượng mưa

Lượng mưa là thuật ngữ tổng hợp chỉ tất cả các dạng nước rơi từ khí quyển xuống mặt đất: mưa, tuyết, mưa đá, sương... Nó được đánh giá bằng lượng mưa (độ dày của lớp nước) tính bằng mm/năm, mm/tháng, mm/ngày, mm/h. Giá trị  tính bằng mm/h cho biết lượng mưa cực đại trong một giờ, nói lên mức độ ngập lụt, phục vụ thiết kế thi công thoát nước trong một khu xây dựng hoặc trong thành phố.

Ở Mỹ còn sử dụng chỉ số tạt mưa (the driving rain Index) - bằng tích của lượng mưa năm (theo m) và vận tốc gió trung bình năm (theo m/s) - do đó có đơn vị là m2/ s. Khi chỉ số tạt mưa:

Dưới 3 m2/s là địa phương không bị mưa tạt;

Từ 3 đến 7 m2/ s - là mưa tạt trung bình;

Trên 7 m2/s - là mưa tạt nghiêm trọng.

Giá trị số này chỉ cho phép phân loại chung tình hình mưa, gió các địa phương, còn sự xuyên thấm nước mưa vào nhà còn phụ thuộc cường độ mưa và vận tốc tức thời của gió trong mỗi trận mưa.

Trạng thái bầu trời

Thể hiện bởi mức độ mây che phủ bầu trời, thường tính bằng phần trăm lượng mây hoặc chia mức độ mây che phủ thành mười hoặc tám độ. Quan sát thưòng tiến hành 2 lần một ngày, ít khi quan sát ban đêm. Ví dụ, bầu ười mây độ 5 / 10 hoặc 4/8 nghĩa là có 50 % lượng mây che phủ bầu trời.

Bên cạnh đó còn ghi số giờ nắng hàng ngày, cũng như số giờ nắng trung bình mỗi tháng.

Trạng thái bầu trời liên quan đến giá thành thiết kế thi công xây dựng phần thô nhà ở như mái, tường, che nắng và ánh sáng, hoặc hoàn thiện nhà ở.

Bức xạ mặt trời

Cường độ BXMT tổng cộng và cường độ BXMT trực tiếp được đo bằng các máy đo bức xạ chính xác, theo đem vị năng lượng w / m2 = J / m2s, hoặc Btu / ft2h (hay sử dụng ở Anh, Mỹ). Đcm vị kcal / m2Ai (hoặc cai / m2 phút) ngày nay không còn được sử dụng. Kết quả đo là những trị số cưòng độ tức thời, trong một đơn vị thời gian.

Số liệu BXMT cũng thường được tính tổng cộng trong một khoảng thời gian, ví dụ trong một ngày, theo J /m2 ngày, hoặc MJ/ m2ngày (MJ = megajoule = 1 triệu joule), một tháng hoặc một năm. Tất nhiên đó là những trị số trung bình trong nhiều năm. Độ lớn của các trị số này phụ thuộc rất nhiều vào số gió nắng trong ngày.

Trong thiết kế thi công xây dựng kiến trúc nhà ở “phần thô” cũng thường quan tâm trị số BXMT trung bình ngày (MJ/m2 ngày) cực đại và cực tiểu mỗi tháng (cho 12 tháng), nó cho biết sự thay đổi của BXMT trung bình trong một ngày của các tháng.

Các số liệu về BXMT tổng cộng có liên quan đến sự nhận nhiệt của các kếi cấu mái và tường nhà, công nghệ sử dụng năng lượng mặt tròi, môi trường ánh sáng ngoài nhà, còn BXMT trực tiếp lại liên quan nhiều đôn các giải pháp che nắng cho các của sổ, tạo bóng trên các bề mặt nhà, do đó liên quan đến chế độ nhiệt trong nhà.

Trong bảng 1.2 và trên hình 1.19 giới thiệu hai cách phân lích số liệu BXMT thích hợp cho thiết kế thi công kiến trúc nhà ở từ phần thô đến hoàn thiện ngôi nhà

Bảng 1.2. BXMT theo giờ trên mặt ngang ở Coluinbia, MO (Mỹ)

 

 

Gió

Vận tốc gió (m / s) được đo bằng máy đo gió cầm tay, ống Pitot, hoặc máy đo gió tự động, có thế xác định liên tục vận tốc và hướng gió.

Vận tốc gió tự nhiên được đo ở nơi trống trái, trên độ cao l0m. Đo trong vùng độ thị Thường ở độ cao giữa 10 và 20m đế tránh vật cản. Vận tốc gió mặt đất thường thấp hơn vận tốc gió tự nhiên.

Hướng gió: thường chọn tám hướng (bốn hướng chính là Đ. T. N, B và bốn hướng phụ là ĐB, ĐN, TB và TN) hoặc 16 hướng (thêm tám hướng phụ: BĐB. ĐĐB, ĐĐN, NĐN, NTN, TTN, TTB và BTB).

Gió là thông số quan trọng nhất trong thiết kế kiến trúc thi công phần thô nhà ở kiểm soát khí hậu. đặc biệt đối với vùng nóng ẩm như nước ta. Tuy nhiên phương pháp thể hiện các thông số về gió dưới dạng hoa gió như thường thấy trong các tài liệu dùng cho thiết kế kiến trúc ở nước ta lại còn quá sơ sài. Chúng tòi giới thiệu làm ví dụ dưới đây một vài cách phân tích giá trị gió đầy đủ hơn để vận dụng trong thiết kế kiến trúc và thi công phần thô nhà ở :

 

 

Bảng l.3 cho hai hướng gió chính cùng vân tốc của chúng trong 12 tháng theo 3 giờ hàng ngày. Bàng này không cho tần suất gió.

Hình 1.20 cho tần suất theo 8 hướng và vận tốc tương ứng của gió mỗi tháng.

Hình 1.21 cho tần suất năm của gió lúc 9h theo 8 hướng của 12 tháng (thứ tự các vạch tương ứng với trình tự tháng lại mỗi hướng).

Hình 1.22 cho tần suất năm trên 16 hướng và vân tốc gió tương ứng.

 

Các đặc điểm đặc biệt thời tiết và khí hậu

Trong các vùng khí hậu lớn thường xuất hiện những hiện tượng thời tiết đặc biệt và bất lợi, như sấm chớp, dông, mưa lũ, bão tố, gió dật, lốc xoáy, động đất, núi lửa, sóng thần... Các hiện tượng này có ảnh hưởng rất lớn tới độ giá trị bền vững, quy hoạch, kiến trúc, thi công “phần thô’ kết cấu, cấu tạo của công trình nhà ở, cũng như sự an toàn của người dân.

Một số hiện tượng thời tièt khác cũng có ảnh hường đến các giải pháp kiến trúc và đặc bìột đến điểu kiện tiện nghi và vộ sinh cuộc sống, thường xuất hiện tại nhiều địa phương trong từng thời gian khác nhau như: sương mù, sương muối, mưa đá (vùng núi Đông và Tây Bắc, Bắc Bộ, Tây Nguyên), mưa phùn và nồm (đồng bằng Bắc Bộ), gió Tây khô nóng (Trung Bộ). Người thiết kế không được bỏ qua các hiện tượng này.

Thực vật

Bức tranh toàn cảnh về khí hậu một vùng chưa thể coi là đầy đủ nếu còn thiếu phần mô tả về cây cối, thực vật của vùng đó. Được xem như một chức năng cửa khí hậu, thực vật có thể ảnh hướng trở lại đối với khí hậu địa phương hoặc khu xây dựng. Thực vật là một yếu tố quan trọng trong thiết kế không gian và cảnh quan bên ngoài công trình, nó che chở cho công trình, cung cấp bóng mát, giảm bớt chói loá của vùng nhiệt đới.


xaydung