Phương Nam Co LTD
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Chủ nghĩa kiến trúc nhà đẹp lãng mạn (Romanticism)


Chủ nghĩa kiến trúc lãng mạn thể hiện tâm lý dao động của tầng lớp quý tộc phong kiến thất thế luyến tiếc vương triều trong giai đoạn đầu và tâm lý bất mãn của tầng lớp tiểu tư sản đối với giai cấp tư sản ở giai đoạn sau 1830, diễn ra chủ yếu ở Anh và Pháp.

Chủ nghĩa thiết kế nhà đẹp lãng mạn trong kiến trúc yêu cầu một cách diễn đạt nghiêm túc hơn với sự xuất hiện rộng rãi của Xu hướng Phục Hưng Gothic. Đi đầu trong trào lưu này ở Anh là kiến trúc sư Augustus Welby Northmore Pugin (1812 - 1852), người thay đổi chính kiến theo đạo Công giáo và quan niệm rằng phong cách thiết kế kiến trúc nhà ở Gothic là sự hiện hữu của tư cách đạo đức. đúng mực và giá trị thiết kế nhà ở về mặt tín ngưỡng của quá khứ, đó là tất cả những gì cần phải thể hiện song hãy còn thiếu vắng trong thời đại mà ông đang sống. Không giống như những người làm công tác thiết kế nhà đẹp thời đó, kiến trúc sư Pugin tìm thấy cảm hứng từ những công trình nhà ở, nhà đẹp thời Trung cổ, và cũng vì lý do đó ông tham gia biên soạn một công trình nghiên cứu bốn tập về những chi tiết trang trí Gothic. Ngoài ra, ông còn xuất bản một cuốn sách khác vào năm 1836 với tựa đề: "Sự tương phản hay sự song hành giữa các dinh thự quý tộc của thế kỷ XIV và XV cùng với những công trình tương tự ngày nay - Sự biểu lộ tình trạng sa sút về thẩm mỹ, nét đẹp" - tiêu đề này đã tóm lược tất cả những gì mà tác giả muốn gửi tới công chúng.

Sự so sánh thiết kế kiến trúc nhà đẹp quá khứ với hiện tại của Pugin đã làm nảy sinh những sự chỉ trích, phê phán. Ông dám so sánh thiết kế nhà ở của dân nghèo với những tu viện khổ hạnh thời Trung cổ và những mẫu thiết kế nhà tù hà khắc thời bấy giờ. Tất nhiên, với quan điểm của người đương thời, kiến trúc sư Pugin đã cường điệu hóa "tính đức hạnh" của những học viện thời Trung cổ trong khi đi sâu vào chi tiết những "thói hư tật xấu" của thời đại. Đối với Pugin, đô thị Trung cổ là một môi trường thỏa mãn về thị giác lẫn nhu cầu tâm linh tín ngưỡng, trong khi đó những đô thị thời đại công nghiệp với những lợi ích bất di bất dịch và những ỏng trùm tư bản tham lam, là một sự xuống cấp đáng xấu hổ của loài người.

Năm 1841, Pugin cho ra tiếp cuốn "Những nguyên tắc chuẩn mực của kiến trúc Thiên chúa giáo" trong đó ông liệt kê những ý tưởng của mình: "Thứ nhất, công trình không có một đặc tính nào mà lại không cần thiết cho sự tiện dụng, sự xây dựng thi công  và tính thỏa đáng và thứ hai, mọi thiết kế nhà ở chi tiết trang trí chỉ nên là sự làm giàu thêm những đặc tính cơ bản về mặt thi công xây dựng của công trình". Ông coi phong cách thiết kế kiến trúc nhà đẹp Gothic là sự thể hiện đúng đắn duy nhất của sự cam kết của nước Anh cùng những nhu cầu nội tại và điều kiện khí hậu riêng và tán thành sự sử dụng phong cách này cho tất cả các công trình xây dựng, bao gồm cả những dạng thức mới như nhà ga xe lửa.

Đó là những đóng góp nổi bật của Pugin về mặt lý luận. Tuy nhiên, ông còn là một kiến trúc sư thực hành. Ông cộng tác với kiến trúc sư Charles Barry cho ra đời bản thiết kế thi công đoạt giải thướng về xây dựng lại Tòa nhà Quốc Hội Anh sau vụ cháy năm 1834.

Nước Anh chọn phong cách thiết kế kiến trúc nhà đẹp Phục hưng Gothic để đối chọi lại với phong cách La Mã của người Pháp, nhằm khẳng định phong cách riêng và phát huy tầm ảnh hướng quốc gia trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Toàn cảnh Trụ sở Quốc hội Anh (1836 - ¡865)

Tòa nhà Quốc Hội Anh nhìn từ bên kia sông Thames

Ý tưởng thiết kế chủ đạo là của Barry trong khi đó những chi tiết sống động và mang tính lịch sử của tòa nhà, cả bên trong lẫn bên ngoài, là phần đóng góp của Pugin. Chạy dài 286,5 m dọc theo bờ sông Thames, tòa Quốc hội Anh là một tác phẩm kiến trúc Gothic hoàn hảo dưới thời vua Henry V - biểu tượng của lòng tự tôn của người Anh

23

với những chi tiết Gothic thanh thoát theo phương đứng, với sự vươn cao của ba tòa tháp tương phản nhau: Tháp vuông lớn Victoria cao 102,5m ở cạnh phía Nam, tháp bát giác nhỏ trang trí tinh xảo có chóp nhọn ở trung tâm và tháp đồng hồ cao vút gần 95 m với mái dốc đứng ở cạnh phía Bắc. về cấu trúc mặt bằng, đây là một công trình hành chính tổng hợp gồm rất nhiều bộ phận như hội họp, sảnh trung tâm, các phòng nghị sự, các viện, phòng quan chức cao cấp, có cả cung điện của Hoàng gia nơi Vua hoặc Nữ Hoàng tham dự việc triều chính. Ngoài ra còn có hệ thống hành lang nội bộ ngang dọc cùng sân trong, vườn cảnh.

Thiết kế kiến trúc Nội thất Phòng họp Nghị viện nhà Quốc hội Anh

Pugin còn được biết đến với kiến trúc Nhà nguyện ở Ramsgate, Kent (1845 - 1851) với ý tưởng lấy từ một nhà thờ xứ đạo thế kỷ XIV ở quận Kent được phong thánh Augustine. Công trình được ốp bằng đá đẽo với những dải đá khác loại dát vào. Đây là loại vật liệu sẵn có tại địa phương. Nội thất nhà nguyện được thi công từ phần thô đến hoàn thiện dưới sự giám sát của chính kiến trúc sư thiết kế. Kề bên nhà nguyện ông cho xây cất một tư dinh với những hàng gạch thô ráp xây lẫn với chất liệu đá. Ngôi nhà có một ngọn tháp trổ lỗ châu mai, cột chống đầu hồi, cửa sổ mái và cửa sổ có bệ nhô ra khỏi tường. Ở đây, Pugin đã xử lý khéo léo sảnh vào từ kiểu thường gặp thời Trung cổ thành một không gian lưu thông theo hai phương ngang và đứng, một đặc điểm dễ nhận thấy trong kiến trúc nhà ở cho đến tận cuối thế kỷ XIX và thậm chí còn nối tiếp sang thế kỷ XX trong những sáng tác của H.H. Richardson và Frank Lloyd Wright.

Tổng kết lại, những tác phẩm thiết kế kiến trúc nhà ở của Pugin đã khẳng định phong cách Gothic là một loại hình rất thích hợp cho những công trình hiện đại, đặc biệt là nhà thờ. Ảnh hướng của Pugin còn khá đậm nét đến các thế hệ kiến trúc sư tiếp theo.

Nhà nguyện Ramsgate và nhà riêng của Pugin ở kế bên (1845 - 1851)

Trường phái Lãng mạn ở Anh còn có sự góp mặt của hai nghệ sỹ bậc thầy là Richard Norman Shaw (1831 - 1912) được ghi nhận với sự pha trộn phong cách kiến trúc Anh thời Nữ hoàng Anne với kiến trúc Tân Gothic, của kiến trúc nhà thờ nhỏ thế kỷ XVI với kiến trúc Anh thời Kiến trúc sư Palladio, và William Morris (1834 - 1896) chủ yếu trên phương diện lý luận.

Tại Pháp, xu hướng Lãng mạn còn được biểu hiện trong một số dự án nhà ở, mà tuyến phố Rivoli là một trong số đó. Phố này được xây năm 1811 bởi Napoleon I chạy song song với đường Saint Honoré kéo dài từ Louvre đến Concorde. Hai bên là các căn hộ cao cấp, các cửa hàng, gian bán đồ lưu niệm (trên 250 căn) và một số khách sạn sang trọng, tạo nên một tuyến đi bộ buôn bán sầm uất. Một điểm đặc biệt là toàn tuyến được che bởi các mái vòm cuốn nên hoạt động tấp nập trên hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, tạo cho người đi bộ bên dưới cảm giác đi dưới vòm chiến thắng.


xaydung