Phương Nam Co LTD
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Giá trị thời tiết trong thi công nhà phố


Khí hậu độ thị và khí hậu khu xây dựng

Khí hậu của các vùng lớn trên thế giới, của toàn lãnh thổ một quốc gia, hay chí là các miển, các vùng của quốc gia đó, như đã nghiên cứu, được gọi là đại khí hậu (macroclimate). Khí hậu của một thành phố, thị trấn, mộ) vùng nông thôn, một khu xây dựng lớn được gọi là tiểu khí hậu, hay khí hậu địa đểm (site climate). Còn khí hậu của một tiểu khu xây dựng, một làng quê. chung quanh hoặc bên trong một ngôi nhà, một căn phòng được gọi là vi khí hậu (microclimate).

Vi khí hậu chịu ảnh hưởng của tiểu khí hậu, đến lượt tiểu khí hậu lại chịu ảnh hưởng của đại khí hậu. Các yếu tố địa phương, đặc biệt là điều kiện địa hình sẽ làm cho đặc điểm khí hậu của một thành phố, một khu xây dựng biển đối so với các đặc điểm chung của đại khí hậu.

Vì lý do đó. việc người thiết kế thi công chỉ dùng các số liệu khí hậu do các đài khí tượng cung cấp khi lập các dự án thiết kế quy hoạch và kiến trúc công trình là hoàn toàn chưa đủ, thậm chí có thê dẫn tới sai lầm. Do đó, khi Phương Nam nhận hồ sơ thiết kế thi công nhà phố, biệt thự cũng phải chú ý đến số liệu này.

Địa hình tự nhiên (đồi. núi. rừng cây. sông, hồ, biển...) cả các công trình, nhà cửa do con người thi công xây dựng cũng góp phần vào những thay đổi dó. Rõ ràng mặt đất. mặt nước có phân ứng với BXMT khác với rừng cây, có thế làm thay đổi các đặc tính nhiệt ấm của không khí thổi qua. có thể làm đổi hướng các luồng gió. Và các tường bê tông, tường gạch, mái tôn nhận và tích luỹ nhiều BXMT hơn những thảm cỏ. Nhiệt không bị mất đi: nếu vật liệu xây dựng nhận được nhiều nhiệt lúc này, nó sẽ toả lại vào trong nhà phố, biệt thự và ra ngoài nhà sau đó, gây ảnh hưởng trước hết đến các môi trường vi khí hâu, sau đó đến lượt các môi Trường khí hậu nhỏ này gây ảnh hưởng trớ lại đối với môi trường khí hậu lớn hơn.

Vì vậy các thông số vật lý của khí quyển do các đài khí tượng cung cấp chi nên dùng như những số liệu hướng dần của địa điếm khảo sát. ít khi có đủ độ tin cậy. bởi vì các điều kiện thực tế có thể làm thay đổi chúng đáng kể, ngay cả khi trạm khí tượng nằm không xa điếm khảo sát.

Tóm lại, dù biết ràng khí hậu địa điếm xây dựng tuân theo các quy luật chung của khí hậu vùng và dù các số liệu khí hậu vùng đã được công bố và sẵn có, vẫn cần thiết phải điểu tra khí hậu địa điểm trước khi tiến hành dự án kiến trúc.

Yêu cầu này từ cuối năm 2018 đầu nam 2019 trong đơn giá thiết kế, xây dựng nhà phố, biệt thự Phương Nam đã có đưa vào bảng báo giá thi công cho phần thô và hoàn thiện nhà xây thô.

Các yếu tố địa đlểm ảnh hưởng đến khí hậu

Các yếu tố quyết định khí hậu của vùng, tạo ra phân hoá khí hậu trưóc hết thể hiện trên mặt cắt địa hình- Đó là:

Địa hình: mức độ bằng phẳng và độ trống trải của khu vực, độ dốc của địa hình, hướng dốc, sự có mặt đổi núi và độ cao của chúng, có thung lũng nằm ừong hoặc nằm kề khu đất, có sông ngòi hay ao hổ...

Mặt đất: có hay không sự can thiệp của tự nhiên hoặc con người (đất hoang hay được trồng cây, cỏ, hay được lát đá, bê tông...), tính phản xạ, thẩm thấu của nó, mức độ ô nhiễm, ảnh hưởng tới thực vật và ảnh hưởng ngược lại của chúng tới khí hậu (cây cối, bụi cây, băi cỏ, đường lát, nước).

Các vật thể như cây, hoặc dãi cây, vị trí quy hoạch và kích thước ba chiều của công trình, hàng rào, tường...: chúng có thể ảnh hưởng đến giá trị hướng và vận tốc gió, tạo ra bóng che trên mặt đất và lên công trình, khả năng hấp thụ nhiệt của bề mặt đất và bề mặt công trình nhà phố, biệt thự hay công trình nhà chung cư .

Các yếu tố này kết hợp lại có thể tạo cho khu vực nghiên cứu có các đặc điểm khí hậu riêng biệt so với đại khí hậu.

Nhiệt độ không khí

Mỗi điểm trên mặt đất, nhiệt độ không khí phụ thuộc khả năng nhận hoặc mất nhiệt của mặt đất và các bề mặt mà không khí vừa mới tiếp xúc. Sự trao đổi nhiệt trên các bề mặt thay đổi giữa ngày và đêm, theo mùa, chịu ảnh hưởng của vĩ độ và thời gian trong năm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của độ mây.

Ban ngày các bề mặt hấp thụ BXMT nên bị nóng lên, không khí ở sát cạnh bể mặt sẽ có nhiệt độ cao nhất. Ở điều kiện yên tĩnh, không khí ở độ cao cách mặt đất 2 m nằm trong một lớp bị phân tầng có nhiệt độ thấp hcm. Do đó sẽ xảy ra sự pha trộn giữa các lớp nóng và lạnh hơn. Nhiệt tăng lên làm cho lớp không khí thấp nhất nhẹ hơn sẽ bốc lên trên, có thể đủ lớn để tạo thành một dòng xoáy nhiệt lên trên.

Ban đêm, đặc biệt những hôm trời sáng, đất sẽ mất nhiệt manh do bức xạ, nên sau khi mặt trời lặn, nhiệt độ không khí cũng hạ xuống theo. Hướng của dòng nhiệt đảo ngược, từ không khí phía trên xuống đất. Không khí ỏ lớp thấp nhất sẽ trở nên lạnh hơn.

Sự thay đổi nhiệt độ của các lớp không khí ngày và đêm theo độ cao. Ở nước ta pha dao động của nhiệt độ có thể lệch ít nhiều so với hình trên, do giờ mặt trời mọc và lặn có khác. Nhiệt độ không khí đạt cực tiểu vào khoảng 5-6 giờ, và cực đại lúc 15 giờ hàng ngày.

Hiện tượng đảo nhiệt

Ban ngày nhiệt độ không khí giảm theo chiều cao được coi là bình thường. Trường hợp ngược lại, về ban đêm bề mặt đất sề bức xạ nhiệt vào không gian, nhiệt độ của nó sẽ nhanh chóng giâm sau khi mặt trời lặn, khi đó nhiệt độ của lớp không khí sát mặt đất sẽ thấp hơn nhiệt độ không khí ở tầng trên. Đó chính là hiện tượng đảo nhiệt. Đảo nhiệt có thể làm suy yếu sự đối lưu, làm giảm sự khuếch tán hơi độc hại trong không khí gần mặt đất / 28/.

Độ ẩm

Độ ẩm tương đối (ĐATĐ) phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ không khí cũng như tổng lượng hơi nước chứa trong không khí.

Ban ngày lớp không khí sát mặt đất bị nung nóng, ĐATĐ của nó nhanh chóng giảm xuống. Với ĐATĐ thấp, tốc độ bốc hơi nước sẽ tăng và nước dễ dàng bốc thành hơi. Một bề mặt nước thoáng hoặc nhiều thực vật có thể cung cấp nhiều nước cho không khí. Trong trường hợp đó, sự bay hơi mạnh có thể làm tăng độ ẩm tuyột đối trong lớp không khí thấp. Tinh trạng sau đây thưòng xảy ra:

Đại lượng; Nhiệt độ.  Ở mặt đất; Cao. Ở dô cao 2 m; thấp.

Đại lượng; Độ ẩm tương đối.  Ở mặt đất; Thấp. Ở dô cao 2 m; cao.

Đại lượng; Độ ẩm tuyệt đối.  Ở mặt đất; Cao. Ở dô cao 2 m; thấp.

Nhờ có gió cường độ bốc hơi lăng lên, nhưng do sự hoà trộn không khí, sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm sẽ tiên tới căn bằng.

Ban đêm tình trạng đảo ngược. Đặc biệt những đêm sáng trời và lặng gió, do lớp sát mặt đất mát (độ ẩm tuyệt đối cao), ĐATĐ của nó sẽ tăng lên, điểm bão hoà hơi nước sẽ sớm đạt được và do đó hơi ẩm thừa sẽ ngưng tụ dưới dạng hạt sương, từ đó có tên gọi là "điểm sương”.

Khi đạt được nhiệt độ điểm sương, sương mù bắt đầu xuất hiện, và nếu sau đó không nhanh mát và không có gió, một lớp sương mù sâu (40 đến 50m) có thể hình thành sát mặt đất. Hiện tượng này thường xảy ra ò vùng núi cao.

Mưa

Khi gió mang Theo hơi ẩm thổi tới một quả đồi, ngọn núi, có thể xảy ra hiệu quả mưa rơi trên sườn đón gió thiệu ứng Phơn). Hiệu ứng này thường xảy ra khi độ dốc sườn đồi lớn hơn 300 m, bên sườn đón gió sẽ nhận lượng mưa nhiều hơn lượng trung bình của vùng, còn bên sườn khuất gió lại mưa ít hơn.

Khi độ cao hoặc độ dốc của đổi núi tăng lên, hiệu quả xảy ra mạnh hơn. Trường hợp đặc biệt có thể xảy ra với một vùng rộng lớn, khối khí sẽ nằm lại trên đỉnh đồi núi, rồi toả xuống cả hai sườn đồi, khi đó sườn khuất gió chỉ nhận được 25 % lượng mưa so với sườn đón gió. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể giải thích như sau: khối không khí càng lên cao càng lạnh và không thể giữ được hơi ẩm. Do vậy khi khối không khí đi xuống núi, nhiệt độ sẽ tăng lên và có thể hút ám nhiều hơn.

Khi thiết kế nhà ở Phương Nam áp dụng hiện tượng này vào hồ sơ thiết kế nhà đẹp, khi điều kiện xảy ra tương tự đối với thành phố: các bề mặt nhà cửa, đường sá, quảng trường... hấp thụ nhiệt mạnh sẽ đạt được nhiệt độ cao, làm cho không khí chung quanh cũng nóng lên, và tạo ra một dòng khí nóng chuyển động lên trên. Dòng khí nóng đi lên có thể gặp dòng khí lạnh chuyển động ngang, do đó xảy ra mưa trong thành phố, tương tự như hiệu ứng đồi dốc.

Trong thực tế chúng ta thấy hay có mưa rào ở trung tâm thành phố. Mưa ở thành phố có thể lôi kéo thêm các hạt bụi, khói có trong không khí thành phố.

Khi mưa có kèm theo gió mạnh sẽ tạo ra "góc tạt mưa", góc này sẽ khác nhau bên sườn đón gió và bên sườn khuất gió, do hợp lực trọng trường và lực gió.


xaydung