Phương Nam Co LTD
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Giá trị văn hóa truyền thống thiết kế thi công nhà phố, nhà ở


Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa dân tộc riêng, chính vì vậy khi thiết kế thi công nhà phố, nhà ở, người kiến trúc sư cần phải nắm được những nét riêng trong sinh hoạt lối sống gia đình, trong quan hệ giữa gia đình với cộng đồng để tổ chức không gian cư trú và kiểu cách tổ hợp căn nhà ở hợp lý, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ví dụ: đối với nhật bản, tập quán sinh hoạt truyền thống của họ là hay ngồi xếp chân bằng tròn cho nên phòng khách của họ thường phải phù hợp với môđun cơ sở - tatami (chiếu ngồi) và chỉ có bàn thấp không cần ghế ngồi trong nơi ngủ, nơi tiếp khách. . . Thường trong những gia đình hiện đại của nhật bản và của các nilốc theo đạo hồi, phòng khách của họ thường có hai loại và mỗi loại phòng là một lối trang trí nội thất riêng phân biệt rõ chức năng đối ngoại, đối nội:

Kiểu nhà phố hiện đại (phòng khách): đối ngoại.

Kiểu nhà ở truyền thống (phòng sum họp gia đình và cho khách thân) : đối nội.

Giá trị văn hóa truyền thống thiết kế thi công nhà phố, nhà ở

Đối với văn hóa truyền thống việt nam thì do ảnh hưởng lâu đời của vũ trụ quan phương đông (quan hệ hài hòa "thiên, địa, nhân", triết lý nhất thể vũ trụ, thuyết âm dương, thuật phong thủy) cho nên mọi hoạt động văn hóa, đời sống tâm linh đều bị chi phối một cách rõ rệt trong cách chọn nơi lập làng, lập ấp, tổ chức không gian cư trú.

Dưới đây là một vài giá trị thi công xây dựng nhà ở dân gian việt nam và truyền thống văn hóa - lối sống để chúng ta có thể tham khảo yà phát huy, vì xét cho cùng những quy định trong kinh nghiệm dân gian và thuyết phong thủy phần lớn ngày nay đều có cơ sở lý giải khoa học và có thể chấp nhận hợp lý.

Chọn đất thi công nhà ở nhà phố

Mỗi một con người Việt cổ khi chọn đất làm nhà ở đều có một loạt yêu cầu cụ thể, xếp theo chế độ ưu tiên tùy theo vị thế của mỗi người. Mối ưu tiên hàng đầu thường gắn liền với phong cách sinh sống của chủ nhân. Người có nhu cầu về cửa hàng, cửa hiệu buôn bán thì tìm vị trí thuận lợi cho kinh doanh, nhà không thót hậu. Người xưa thường nói: "nhất cậu thị, nhị cận giang, tam cận lộ" còn ngày nay thì phải "Nhà mặt phố" có khả năng sinh lợi. Nhưng lại còn có câu "Buôn có bạn, bán có phường" còn bây giờ ta ưa nói "Hòa hợp cộng đồng" cần có láng giềng tốt, gần chợ, gần công viên. . .

Xem tướng đất (đặt điểm khu đất xây dựng) định kiểu nhà

Mỗi con người đều có tướng mạo riêng, xem tướng người đó (nhân tướng) có thể biết được một phần tính nết và tương lai của họ. Đất cũng có diện mạo, xem tướng đất để xác định khu đất đó có lợi hay có hại gì trong việc xây dựng nhà ở, cho tương lai hậu vận của gia chủ.

Trên thực tế người xưa đã tổng kết các thế đất cần nên tránh để xây dựng nhà ở nói riêng và công trình kiến trúc nói chung:

Đất trơ trọi, khô cằn, cây cối còn không mọc được thì con người cũng không thể sống được lâu dài trên đó vì ở đây mạch nước, khí đất đều xấu. Người xưa đã có câu "Đất tốt sinh cây quý", "Đất lành chim đậu" "Địa linh sinh hiền tài". . .

Nơi giếng nước bị khô cạn đã bị bỏ hoang cũng không ở được. Mạch nước đã thay đổi, giếng cạn có thể chứa khí độc.

Đất ở chỗ sát góc rẽ đường cái không nên ở, thiếu an toàn.

Đất ở chỗ ngõ cụt cũng không tốt, sách cổ nói rằng người ở đất này thường cô độc hẹp hòi.

Đất nằm kề đền miếu không nên ở, chỗ này thường không yên ổn.

Đất ẩm lạnh không ở được, có thể vì mạch nước quá cao, thông gió kém, hơi ẩm tích tự dễ đau ốm.

Đất ở nơi có dòng nước chảy quá mạnh và nguồn gió mạnh lùa thổi thẳng vào, không nên ở (nhà ở cuối ngõ, cuối dốc. . . ) vì không có lợi cho sức khỏe.

Hòa đồng với thiên nhiên, nương theo thiên nhiên để làm lợi cho mình

Để phù hợp với giá trị cuộc sống hiện nay thiết kế thi công nhà phố, nhà ở thường trải dài, bám sát với mặt đất hoặc bỏ trống tầng một, tạo sự thông thoáng nhẹ nhàng, có cửa sổ thấp và dài để hứng gió và hạn chế ánh nắng, có mái vươn dài để chông mưa hắt. Xen vào công trình là những mảnh sân, vườn cây, thảm cỏ để tận dụng bóng mát, vừa tận dụng không gian vừa cải tạo vi khí hậu, vừa tạo tầm nhìn hay tiểu cảnh đẹp. Các kiên trúc thường hòa nhập và ẩn náu vào cây xanh, được xử lý không gian kiểu mở, lưu thông - liên hoàn với vách và cửa có thể di động linh hoạt. Kiên trúc thông thoáng, có trong có ngoài, có nắng có mưa, có cả tiếng chim hót và cây xanh, có ánh trăng và tiếng gió để con người hòa đồng với vũ trụ và thiên nhiên cây cảnh. Kinh nghiệm này đã tạo ra thế ứng xử linh hoạt, đầu óc thực tiễn, nhạy cảm với cái mới nhưng còn bảo thủ trì trệ.

Một lối sống đề cao tính cộng đồng trong đó vị thế và nhân cách câ nhân phụ thuộc chặt chẽ vào tập thể gia đình và làng xóm

Thiên nhiên khắc nghiệt với bao yếu tố bất ngờ luôn xảy ra buộc con người phải cố kết lại với nhau để khắc phục hậu quả của nó là lũ lụt, hạn hán, mất mùa, đói kém. . . Nhu cầu tương trợ những lúc này rất lớn và cấp bách. Thêm vào đó, trong cả cuộc đời mình, từng người nông dân phải lo hàng loạt công việc lớn như làm nhà, cưới xin, tang ma, khát vọng, đời hỏi một lượng tiền của rất lón mà với mức thu nhập kém hàng năm, từng hộ nông dân không đủ sức để lo trong một lúc - dù chỉ một công việc thôi, mà phải nhờ sự giúp đỡ của những người khác trong cộng đồng.

Sau nữạ còn chính do những đặc điểm "làng - họ" mà mỗi làng Việt - nơi cộng cư của những người nôug dân - là cộng đồng của nhiều mối quan hệ: cộng đồng về địa vực (từng làng có ranh giới lãnh thổ riêng) cộng đồng về kinh tế và cơ sở hạ tầng (làng có chung ngành nghề và bí quyết nghề, chung một số ruộng đất công, chung đường làng, ngõ, giếng nước, đình, chùa, miếu mạo), cộng đồng về cơ cấu tổ chức: từng làng có một kiểu cơ cấu tổ chức riêng, song nhìn chung các làng đều có các thiết chế cộng đồng về địa vực (ngõ xóm), huyết thông (gia đình và dòng họ) về lớp tuổi (phe giáp), về bộ máy hành chính (hội đồng kỳ mục và chức dịch), về các quan hệ tự nguyện theo nghề nghiệp (phường hội), theo mục đích tương trợ (hội, họ), về quan hệ theo "đẳng cấp" tức vị thứ trong làng, theo quan viên hay bạch đinh. . .

Vậy biểu hiện cụ thể của lối sống cộng đồng của người nông dân là:

Quan tâm giúp đỡ người khác, coi trọng tình làng nghĩa xóm, đề cao tinh thần đoàn kết và cố kết làng xã, coi trọng sự giao tiếp và tinh thần hiếu khách cao.

Sống trong làng xã, trong điều kiện vật chất rất chật hẹp và trong bối cảnh xã hội đầy áp bức bóc lột, người nông dân vẫn cảm thấy được nâng đỡ rất nhiều bỏi "tình làng nghĩa xóm" của những người cùng sống. Ở hầu hết các làng xã có quy định ghi trong hương ước, khuyên răn mọi người ăn ở hòa thuận theo đúng đạo hiếu gia đình, nghĩa tình làng xóm, khuyến khích mọi người giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn hoặc khi có công việc lớn như cưới xin, tang ma, làm nhà. Cũng vì thế mọi gia đình trong cùng một cộng đồng sống hài hòa, cởi mở, hiếu khách, thăm viếng nhau thường xuyên, "tới lửa tắt đèn có nhau", "lá lành đùm lá rách". Trong khôug gian cư trú của họ đời sống gia đình không chỉ bó kín trong ngôi nhặ đằng sau cánh cổng và rào giậu mà còn diễn ra thường xuyên trên các không gian cộng đồng như ngõ xóm, đường làng, dưới bóng mát xum xuê của cây đa cổng làng, trong vườn chùa, sân đình, tại quán nghỉ giữa đồng, bến nước hay giếng Ịàng, tại các phiên chợ quê, vào những ngày hội lễ và cả trong đời thường hàng ngày. . . trên sân vườn nhà nhau, trên không gian công cộng của sinh hoạt văn hóa và sản xuất-

Chú trọng giữ gìn vị thế và nhân cách cá nhân và nhân cách cộng đồng.

Với một hệ thống các thiết chê tổ chức đa dạng và những quy định, trách nhiệm của các cá nhân đối với cộng đồng được cụ thể hóa trong hương ước, cùng với quan niệm về đạo đức truyền thống và sức ép nghiêm khắc của dư luận làng xã đã tạo ra một thê và lực của cộng đồng đối với các cá nhân làm cho cá nhân phải phụ thuộc chặt chẽ vào làng. Tài nâng tính cách và nhân cách của từng người không thể vượt trội khỏi số phận và nhân cách của cộng đồng và phải phụ thuộc, phục vụ cộng đồng: "xấu đều hơn tốt lỏi", "khôn mống, sống đàn”. Cá tính, tài năng, quyền tự do của mỗi con người nhìn chung không được coi trọng mà phải hướng vào giá trị cộng đồng và phải phục vụ cộng đồng. Trong nghệ thuật đặc biệt ở kiến trúc người ta tìm cái đẹp ở sự cân đối, hài hòa, sự chừng mực, không ưa sự chơi trội, độc đáo kỳ dị thái quá. . .

Một lối sống coi trọng và để cao cái tâm, chữ tín và đạo hiếu, lễ nghĩa

Một trong những điểm nổi bật trong "văn hóa làng" cũng chính Ịà "lối sống của làng xã" của người Việt Nam là cách ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức trong làng xã mà từng người tham gia là trên cơ sử lòng tin với nhau, nên trong hầu hết các trường hợp không cần giao kèo khế ước.

Do vậy, trong làng xã người ta cọi trọng chữ tín, chỉ cần làm mất lòng tin với nhau là quan hệ giữa hai người dễ bị rạxi nứt, "một S1Í bất tín, vạn sự bất tin".

Bất hiếu, bất mục là điều hổ thẹn nhất vì bị dư luận lên án gay gắt nhất. Tình cảm gia đình của con người Việt Nam rất bền chặt, trong đó sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái là nổi trội nhất, đặc biệt là lòng hiếu thảo và tình mẫu tử. Từ cuối thể kỷ trước, một học giả Pháp đến Việt Nam đã nhận xét: "Có thể người ta không tìm thấy ở bất cứ dân tộc nào trên trái đất Iiày sự gắn bó hoàn hảo trong gia đình, một tình cảm sâu sắc như ở dân tộc An Nam" (Theo Nguyễn Thừa Hỷ). Vì đặc tính này mà kiến trúc hướng nội, thiên về cái đẹp nội dung, bên trong không gian hơn hìnli thức và khối bên ngoài.

Hiếu trong gia đình (mở rộng ra là dòng họ), hiếu đễ là tình cảm, đạo đức quan trọng nhất thì ở ngoài gia đình (trong và ngoài làng xã), người Việt Nam đề cao coi trọng rễ, nghĩa và lòng nhân đức; được biểu hiện cụ thể ở một loạt đức tính như lòng trung thực, sự thủy chung, tính nhường nhịn, lòng nhân nghĩa, tính hiền hòa vị tha, thái độ khoan dung, kín đáo, tế nhị đến mức thâm thúy.

Dân tộc ta có truyền thống trấn trọng những anh hùng trong lịch sử. Nhân dân suy tôn tưởng nhớ, đặc biệt còn lập đền thò, tổ chức các lễ hội tưởng niệm. Các ngày giỗ được tổ chức trang nghiêm, trọng thể có dâng cỗ cúng cơm. Trong phạm vi gia đình cũng thế. Đốỉ với ông bà, cha mẹ đã mất thế nào trong ngày giỗ cũng có mâm cơm, có vái khấn, cầu mong hết sức thành tâm. Ở đây chắc có ý niệm về mối quan hệ mật thiết giữa người chết và người sổng, có cái thiêng liêng và cái trần thế như các nhà xã hội học thường bàn tới.

Sự hiện diện thường xuyên bàn thờ tổ tiên ở nơi trang trọng mà ấm cúng trong không gian ở của một gia đình Việt Nam, cũng như không gian cư trú của cộng đồng gắn bó hài hòa với không gian tín ngưõng tôn giáo tôn nghiêm mà gần gũi, phải được xem là biểu hiện quan trọng của lối sống và mô hình văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.


xaydung