Phương Nam Co LTD
© 28/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Mô hình công ty xây dựng nhà xưởng, nhà ở dân dụng


Cụ thể hiện có; Ở nước ta hiện nay có các loại hình cơ cấu tổ chức quản lý thi công kinh doanh xây dựng phần lớn theo kiểu cơ cấu trực tuyến kết hợp với chức năng, cụ thể đươc áp đụng như sau:

Công ty xây dựng nhà xưởng, nhà ở dân dụng;

Đây là loại doanh nghiệp được áp dụng phổ biến hiện nay và được coi là doanh nghiệp cơ sở. Công tỵ xây dựng thường được chuyển môn hóa theo loại hình xây dựng (Ví dụ xây dựng nhà ở, xây đựng nhà xưởng). Công ty xây dựng là cấp đưới của tổng công ty xây dựng hoặc trực thuộc Bộ (hay Sở Xây dựng) dưới công ty xây dựng là các đội xây dựng (nếu công ty có hai cấp) hoặc là các xí nghiệp và dưới xí nghiệp là các đội (nếu công ty có ba cấp). Bộ phận trực tuyến ở đây là mối quan hệ giữa giám đốc và các đội xây dựng. Bộ phận chức năng ở đây là các phòng ban như: phòng kế hoạch,phòng kỹ thuật và sản xuất, phòng tổ chức lao động, phòng cung ứng,phòng tài vụ,phòng quản lý thiết bị máy móc xây dựng, phòng hành chính,ban bảo vệ, bộ phận y tế, phòng marketing.

Để giúp việc giám đốc có thể có một vài phó giám đốc phụ trách các phòng có liên quan. Ví dụ: Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất; Phó giám đốc phụ trách kinh doanh; Phó giám đốc phụ trách quản trị và đòi sống.

Các phòng ban chức năng chỉ có nhiệm vụ tham mưu cho thủ trưởng về các kế hoạch và quyết định. Mọi mệnh lệnh đều do giám đốc đưa ra.

Các phòng ban chức năng chỉ có thể hướng dẫn các đội sản xuất về mặt nghiệp vụ nhưng khổng được ra lệnh cho các đội.

Giám đốc có thể trực tiếp phụ trách một số phòng quan trọng như phòng kế hoạch, phòng tài vụ, phòng tổ chức cán bộ.

Tổng công ty xây dựng

Tổng công ty xây dựng là một doanh nghiệp xây dựng thực hiện nhiều loại công trình xây dựng nhà xưởng, nhà ở dân dụng. Tổng công ty thường có một số cấp dưới như: công ty xây dựng và dưới nữa là đội xây dựng, hoặc dưới công ty là cấp xí nghiệp rồi sau đó mới đến đội. Việc phân thành bao nhiêu cấp là tùy theo năng lực giải quyết thông tin và công việc cũng như do ý định muốn giảm cấp trung gian để quản lý có hiệu quả. Cấp trên của tổng công ty là cấp Bộ.

Trong một tổng công ty xây dựng thường có các phòng kế hoạch, phống tổ chức cán bộ, phòng kỹ thuật, phòng phụ trách sản xuất và thi công xây dựng, phòng cơ điện, phòng kế toán tài vụ, phòng vật tư, phòng lao động tiền lương, phòng đầu tư xây dựng, văn phòng.

Cấp dưới trực tiếp của tổng công ty bao gồm:

Các công ty xây lắp;

Các xí nghiệp liên hiệp xây dựng;

Các xí nghiệp cơ khí xây dựng;

Các xí nghiệp vật liệu xây dựng;

Các xí nghiệp cung ứng vận tải;

Các xí nghiệp thiết kế;

Các trường dạy nghề.

Tuy nhiên trong tình hình hiện nay hình thức tổng công ty đang được xem xét lại và cần phải cải tiến năng cấp. Liên hiệp các xí nghiệp

Loại doanh nghiệp này thường gổm một số xí nghiệp cùng thực hiện một loại công việc hay cùng thực hiện một loại công trình. Các xí nghiệp được liên hiệp vẫn giữ một vai trò độc lập tương đối, có tư cách pháp nhân và có tài khoản riêng. Ví dụ: Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng công trình thủy nông; Liên hiệp các xí nghiệp lắp máy. Dưới cấp liên hiệp là các xí nghiệp và sau đó là các đội xây dựng.

Xí nghiệp liên hợp

Là một loại doanh nghiệp xây đựng bao gồm một số xí nghiệp bộ phận có tính chất sản xuất khác nhau nhằm lần lượt gia công và chế biến nguyên liêu xuất phát để chế tạo nên một sản phẩm cuối cùng nào đó. Ví dụ: Xí nghiêp liên hợp xây đựng nhà ở lắp ghép bằng tấm lớn bê tông cốt thép.

Nhưng mô hình kể trên phân lớn áp đụng cho khu vưc xây dựng quốc doanh hiên nay các loại này còn đang phải cải tiến cho phù hợp với tình hình mới.

Tập đoàn xây dựng

Đó là một loại hình tổ chức xây dựng gồm nhiều công ty nhằm tạo sức mạnh cạnh tranh, nhất là với các tập đoàn xây dựng nước ngoài, cũng như để thực hiện các dự án xây dựng lớn và tạo điều kiện phát triển bản Thân các tổ chức xây dựng

Với các khu vực kinh tế khác hiện nay còn có các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã xây dựng và đang thí điểm công ty cổ phần.        

Tổ chức quá trình sản xuất xây dựng

Nội dung và các gìaỉ đoạn của quá trình sản xuất xây dựng một công trình

Giai đoạn chuẩn bị xây dựng của bên nhận thầu xây dựng

Ngay sau khi nhận được thông tin về đầu thầu hay mời thầu đối với một công trình tổ chức xây dựng tham gia dự thầu đã phải tiến hành lập phương án tổ chức thi công cộng trình để tham gia đầu thầu.

Sau khi thắng thầu tổ chức xây dựng mói thực sự bước vào giai đoạn chuẩn bi xây dựng, trong giai đoạn này nhà thầu làm các việc sau:

Tiến hành ký kết hợp đồng xây dựng chính thức với bên giao thầu,

Tiến hành hoàn chỉnh thiết kế tổ chức thi công đã dùng để tranh thầu nhằm chính thức hóa và nghiên cứu khả năng hạ giá thành hơn nữa.

Tiến hành ký kết hợp đồng với các tổ chức nhận thầu phụ (nếu cần).

Chuẩn bị ký hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị và máy móc xây dựng (có thể đi thuê máy xây dựng) có liên quan đến nhiệm vụ của nhà thầu xây dựng. Tiến hành thủ tục mở công trường bao gồm các việc đăng ký với cơ quan công an về công trường, xuất trình giấy phép xay dựng và giấy phép đăng ký hành nghề xây dựng.

Tiến hành sản lắp mặt bằng, xây dựng các công trình tạm phục vụ thi công,

Giai đoạn xây dựng: Đây là giai đoạn cơ bản, trực tiếp xây dựng lên công trình tính từ khi khởi công đến khi hoàn tất công việc xây lắp cuối cùng.

Đây là giai đoạn phức tạp, quyết định đến chất lượng kĩ thuật, mĩ thuật công trình, đến giá thành, đến hiệu quả, ỉợi nhuận của đơn vị xây lắp.

Chất lượng công trình phụ thuộc vào các điều kiện sau:

Trình độ kĩ thuật và năng lực tổ chức của đội ngũ cán bộ quản lý kĩ thuât.

Trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của công nhân.

Chất lượng vật tư.

Sự phù hợp, đồng bộ của máy móc thiết bị và dụng cụ thi công.

Điều kiện thi công cộng trình (mặt bằng, thiết kế. .. )

Giai đoạn này tổ chức xây dựng phải căn cứ vào thiết kế bản về thi công và thiết kế tổ chức thi công để phối hợp con người với thiết bị máy móc và đối tượng lao động theo trình tự nhất định về thời gian, (tức tiến độ thi công) và sơ đồ di chuyển theo mặt bằng thi công nhằm bảo đảm thực hiện dự án thiết kế một cách tốt nhất.

Tổ chức xây dựng nhận thầu chính phải tổ chức phối hợp hoạt động với các thầu phụ trên công trường. Những công việc chính của các tổ chức xây dựng ở giai đoạn này là tổ chức thực hiện xây lắp bảo đảm chất lượng xây dựng, cùng tổ chức giám sát của bên giao thầu tiến hành nghiệm thu từng phần, nhất là đối với các công trình ngầm.

Giai đoạn vận hành thử, nghiệm thu và bản giao

Sau khi đã hoàn tất công tác thi công xây lắp công trình, đơn vị xây lắp phải làm đủ thủ tục để nghiệm thu và bản giao công trình để đưa công trình vào khai thác và sử dụng. Đơn vị xây lắp tiếp tục bảo hành công trình theo quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.

Khi bản giao công trình tổ chức xây dựng phải giao hồ sơ hoàn thành công trình và những vấn đề có liên quan. Hồ sơ xây đựng của công trình phải được tổ chức lưu trữ. Tổ chức xây dựng phải làm thủ tục kết thúc công trình, hoàn trả lại đất đai thuê tạm và thực hiện trách nhiệm bảo hành công trình theo quy định của Nhà nước.

Các phương pháp xây dựng

Các phương pháp công nghệ (còn gọi là cúc biện pháp về kỹ thuật)

Mỗi loại công tác xây dựng, mỗi công trình xây dựng nhà xưởng, nhà ở dân dụng tùy tính chất, đặc điểm, điều kiện của tổ chức xây đựng có thể áp đụng những biện pháp kỹ thuật phù hợp, đảm bảo tính tối ưu, tính hiệu quả kinh tế, năng suất lao động và an toàn.

Các phương pháp tổ chức tổ chức trình tự di chuyển theo mặt bằng và không gian thi công cần chú ý

Quan hệ trình tự trên dưới: có trình tự dưới trước trên sau hoặc có trình tự dưới sau trên trước.         

Quan hệ trong ngoài: có trình tự Trong trước ngoài sau (trang trí thoàn thiện) hoặc ngoài trước trong sau (xây dựng mạng lưới điện nước).          

Về vấn đề phân đoạn thi công: khi tổ chức thi công xen kẽ giữa tổ, đội sản xuất trên một công trình đơn vị, để phù hợp với năng lực sản xuất của các tổ, đội công nhân đồng thời để tận dụng được hết số lượng, khả năng và năng suất của máy móc thiết bị thì công ta phân chia mặt bằng hoặc chiều cao công trình ra những phạm vi nhỏ như sau

Theo mặt bằng thi công: dựa vào vị trí khe lún, khe có dân hoặc tại vị trí kết cấu thay đổi làm mộr đoạn thi công.

Theo chiều cao công trình: dựa vào độ cao mỗi tầng. Ngoài ra ta còn có thể phân chia chiều cao sao cho phù hợp với chiều cao mỗi đợt thi công gọi là tầm Thi công Việc chia đoạn và tầm thi công phải căn cứ vào các nguyên tắc:

Khối lượng công tác trong các đoạn về cơ bản phải giống nhau, không được chênh lệch nhau quả 30%.

Kích thước nhỏ nhất mà một tổ thi công phải bằng diện tích công tác nhỏ nhất mà một tổ, một đội công nhân làm việc.

Số lượng đoạn thi công phải bằng hoặc nhiều hơn số quá trình công tác đơn giản để đảm bảo thi công được liên tục.

Khi xây dựng một nhóm nhà xưởng có thể áp dụng công nghệ xây đựng cho từng nhà xưởng riêng rẽ hay toàn bộ nhóm nhà xưởng.

Tổ chức Thi công theo trình tự thời gian: trình tự thời gian các quá trình bộ phận của sản xuất xây dựng có thể có quan hệ nối tiếp lẫn nhau, song song với nhau hay nối tiếp kết hợp song song. Trình tư nối tiếp phải đặc biệt chú ý khi xây dựng kết cấu chịu ]ực, mà ở đó việc xây dựng kết cấu này chí có thể bắt đầu khi kết cấu ở phía dưới đã xây dựng xong hoặc vì một ly do an toàn nào đó.

Trình tự song song có thể thực hiện cho các phần việc có thể làm trước ở ngoài hiên trường thi công. Ví dụ việc chê tạo các kết cấu lắp ghép nhỏ cho công trình

Hình thức kêt hợp được sử dụng phổ biến, nhất là khi áp dụng phương pháp thi công dây chuyền theo phân đoạn thi công. Tổ chức xây dựng theo phương pháp dây chuyền:

Phương pháp tổ chức thi công đây chuyền kết hợp một cách hợp lý giữa trình tự thời gian và trình tự không gian, thông qua việc phân đoạn thi công và năng lực thi công của các đội thợ và xe máy thi cồng. Nội dung gồm:

Phân chia quá trình xây dựng thành các quá trình bộ phận, phân chia công trình xây dựng thành các phân đoạn, xác định nhịp của dây chuyền (tức thời gian thực hiện một loại công tác nào đó ở một phân đoạn), tiến hành ráp nối các tiến độ thi công của các quả Ưình bộ phận lại với nhau để sao cho một đội thợ hay một đội máy xây dựng nào đó đã bước vào dây chuyền thi công là phải hoạt động liên tục từ đầu đến cuối.

Các đội Thợ hay đội máy xây dựng sau khi thực hiện xong công việc của mình ở một phán đoạn nào đó thì lần lượt chuyển sang phân đoạn sau đồ nhường cho đội tiếp theo vào phân đoạn của minh để thực hiện nhiệm vụ.


xaydung