Phương Nam Co LTD
© 29/3/2024 - Vietnam12h.com Application

Ngôi nhà Pha lê đẹp- The Crystal Palace


Thời điểm xây dựng: 1850 - 1851 Địa điểm: Lodon - Anh

Như một sản phẩm của quá trình thi công xây dựng và lắp ráp công nghiệp, Cung điện Pha lê của Joseph Paxton là một trong những tòa nhà sáng tạo nhất trong thế kỷ 19. Cung điện thường được xem là biểu tượng của tính hiện đại, phần lớn thành tựu của ngôi nhà Pha lê đẹp- The Crystal Palace ngày nay vẫn chưa có đối thủ. Thiết kế thi công và xây dựng chưa đầy 8 tháng, đây chính là lúc xây dựng tường bao đồ sộ nhất hình thành một cảnh quan nhân tạo với kích thước quy mô bao bọc trong lớp vỏ mỏng, trong suốt không sao tả xiết. Được xem là tòa nhà tạm thời chỉ tọa lạc trong công viên trong thời gian một năm, sau đó phải tháo dỡ thật nhanh như lúc xây dựng - một thành tựu ngoạn mục nhưng chi thoảng qua.

Xây dựng trong công viên Hyde, trung tâm Lodon để kỷ niệm thành tựu kinh tế, văn hóa của đế quốc Anh. Ngôi nhà Pha lê đẹp- The Crystal Palace được xem là một hệ thống bỏ ngỏ được làm từ một bộ đồ gồm nhiều bộ phận sản xuất công nghiệp được ráp nối lại.

Ý tưởng xem cuộc Triển lãm quy mô như sự tán dương hòa bình, thịnh vượng cá nhân và tự do mậu dịch - tất cả được nhìn qua lăng kính của Đế quốc Anh - phát xuất từ Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia, với sự bảo trợ của hoàng tử Albert, chồng Nữ hoàng Victoria. Vào đầu năm 1850, ủy ban hoàng gia được thành lập để giám sát dự án, đề xuất thiết kế và đấu thầu thi công một tòa nhà rộng 74.350m2 (800.000 bộ vuông) với kinh phí 100.000 bảng hoàn tất chỉ trong 15 tháng. Hồ sơ đấu thầu có ghi rõ "tất cả phương pháp thi công chi phí ton that đều được xem xét". Mặc dù người ta đã nộp hàng trăm sơ đồ, nhưng thành viên trong ủy ban không sao nhất trí nên chọn sơ đồ nào và quyết định tự mình thiết kế tòa nhà. Kết quả phải mang đặc điểm của sự nỗ lực của một ủy ban, thiết kế xây dựng khoảng 17 triệu viên gạch, rõ ràng không thể đáp ứng ngân sách và thời khóa biểu theo yêu cầu.

Thi công bằng kính.

Vỏ bao kính và gỗ của Cung điện Pha lê, phát triển như một hệ thống lắp kính theo sống và đường xoi trên module 1,2m; rất nhiều phát minh giảm bớt trọng lượng kết cấu và tiêu chuẩn hóa sản xuất các thành phần của tòa nhà.

Dự án được Joseph Paxton hỗ trợ, một người làm vườn có 20 năm kinh nghiệm thi công nhà kính. Thành tựu đáng kể nhất của ông cho đến thời gian ấy là Lò sưởi lớn, hoàn thành năm 1840, trong tòa nhà sang trọng Chatsworth, ở Derbyshire, nơi ông làm sếp những người giữ vườn. Phần lớn cải tiến của ông trong dự án này đều được áp dụng trực tiếp vào việc thi công công trình Triển lãm lớn lao mặc dù ở quy mô lớn hơn nhiều.

Cộng tác với người thợ làm kính Robert Lucas Chance, các tam kính trong công trình Lò sưởi lớn dài 1,2m nhưng chỉ dày 2mm và cực nhẹ. Vì trước nay chưa làm ra các tấm kính lớn hơn, nên kính dày phù hợp với khái niệm module 1,2m của Paxton, với trọng lượng nhẹ giúp ông giảm phần lớn số khung kính trượt phải lắp và kết cấu gối đỡ. Kết cấu phần thô ngôi nhà còn làm cho nhẹ hơn bằng hệ thống kính lắp sống và đường xoi giảm bớt nhịp của các thanh khung kính trượt bằng cách trượt theo đường chéo từ phần sống đến đường xoi hay vì trượt theo chiều dài.

Để tiết kiệm thời gian và đơn giá xây dựng, và nhằm gia tăng độ chính xác - Paxton nghĩ ra một máy chạy bằng hơi nước để chuẩn hóa khâu thi công các thanh gỗ lót khung kính trượt thiết kế cho phù hợp với các đường xoi nhằm tập trung hơi nước ngưng tụ ở bên trong và gom nước mưa ở bên ngoài. Sau cùng, ông phát triển "'máng xối Paxton ", một máng xối bằng gỗ bằng phẳng được làm khum lên bằng một giàn kéo đặt ở cạnh dưới để làm thoát nước mưa.

Phát minh của Paxton trong công trình Lò sưởi lớn tập trung vào gỗ và kính, ông sử dụng sắt rất tiết kiệm chỉ ở nơi nào thật cần thiết trong kết cấu. Ông xem vỏ bao kính và gỗ như một hằng số có hệ thống, lặp đi lặp lại - một "tấm vải" phủ lên trên một khung sắt có thể thay đổi để có thể tự điều chỉnh theo yêu cầu cụ thể của công trường và kế hoạch thi công. Độ cứng và tính ổn định theo phương ngang của bàn giúp cho "tấm vải" mỏng và có trọng lượng nhẹ. Năm 1849, Paxton xây dựng một nhà kính khác ở Chatsworth với hoa súng Victoria regia nổi tiếng, ông khẳng định các gân cứng ở mặt dưới lá cây súng đã truyền cảm hứng cho ông nghĩ ra chiếc bàn kết cấu trải rộng hai chiều.

Số liệu thực tế ngôi nhà Pha lê đẹp- The Crystal Palace :

Chiều dài: 554,4m

Chiều rộng: 122,4m

Chiều cao gian giữa: 19,2m

Chiều cao cánh ngang: 32,4m

Diện tích sàn sử dụng ở 3 tầng: 92.000m2

Diện tích xây dựng: 7,7ha

Gang: 3800 tấn

Sắt rèn: 700 tấn

Gỗ: 55.762m3

Kính: 293.655 tấm, 250mmx1225mm, 83.610m3

Rãnh máng xối: 38,6km.

Đơn giá bỏ thầu xây dựng : 79.800 bảng

Đơn giá xây dựng (tính cả thiết bị cố định & bộ phận nối): 169.998 bảng.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, cấu kiện tiền chế của mái vòm trung tâm lắp sẵn ở dưới đất. Để không còn thấy chiều rộng bên trong hơi hẹp của lối đi giữa, mái vòm hoàn chỉnh kéo bằng tời lên một góc độ nào đó.

Tháng 6/1851, Paxton được bạn bè cho biết ủy ban hoàng gia gặp khó khăn không chọn được thiết kế vừa ý và thuyết phục họ cho phép ông được tham gia. Cộng tác với anh em nhà Chance và nhà thầu xây dựng Fox Henderson & Co., sử dụng hệ thống mà ông phát triển trong các nhà kính ông thi công trước đây, thiết kế của Paxton là thiết kế duy nhất đáp ứng yêu cầu ngân sách và thời gian biểu, vào lúc này giảm xuống chỉ còn 8 tháng.

Tiến trình thi công phần thô đến hoàn thiện nhà đã xây thô

Hai tuần sau khi giá bỏ thầu thi công của Paxton được chấp thuận, Fox Henderson bắt đầu khởi công. Thiết kế, sản xuất và lắp ráp tòa nhà chi tiết được xúc tiến ở một tiến độ quá nhanh. Dự án được hoan nghênh như sự áp dụng nguyên tắc phân công lao động của Adam Smith lần đầu tiên vào công trình kiến trúc. Với sự tương phản đáng kinh ngạc với đặc điểm kiến trúc của thời đại, thi công không được xem là hình thức, mà được xem như một quá trình. Giống như đường sắt, vốn tiêu điểm tập trung quá nhiều phát minh trong thế kỷ 19, về hình thức là một hệ thống mơ hồ, động lực học, bỏ ngỏ hình thành từ một bộ đồ nghề có các bộ phận chuẩn hóa.

Mỗi thành phần thiết kế tuân thủ của module quy hoạch 1,2m của Paxton. Nhằm giảm bớt số lượng thành phần và làm nhẹ khâu thi công, mỗi yếu tố đều thiết kế để đảm trách hai ba công việc: thanh gỗ lắp khung kính trượt làm lớn gấp đôi như máng xối, cột gang đúc rỗng làm ống thoát nước mưa, những tận dụng trên công trường gom lại làm ván lót sàn. Thành phần được chế tạo trong các xưởng thợ ở khắp nước Anh theo sản xuất dây chuyền, mỗi lao động được nhà phê bình kiến trúc Matthew Digby Wyatt mô tả như "hành động chính xác như các bộ phận khác nhau trong một cô máy thiết kế hoàn hảo, có kỹ năng trong lĩnh vực của riêng mình, không cần biết đến phần việc của người khác". Vật liệu xây dựng được chuyển đến Lodon bằng đường sắt, giao tại công trường đến đâu đều được lắp ráp, sử dụng ngay đến đó để giải phóng mặt bằng chứa vật liệu.

Số lượng cấu kiện hư hỏng không quá một tấn, công trình chủ yếu lắp ráp bằng nhân lực, đôi lúc sử dụng ngựa hỗ trợ. Nhịp của lối đi có mái vòm ở giữa rộng 22,8m làm bằng các sườn sắt và gỗ tạo hình bán nguyệt, lắp ráp dưới đất và nâng lên bằng tời ở một góc độ sao cho không còn thấy chiều rộng bên trong hơi đẹp của mái vòm. Thiết bị đặc biệt do Fox Hender­son thiết kế nhằm đẩy nhanh tiến độ lắp ráp ở công trường. Xe rùa đẩy tay lắp bánh xe rất tài tình chạy trên các máng xối Paxton dùng như đường ray để giảm bớt khâu làm giàn giáo cho thợ lắp kính. Sử dụng xe rùa, một nhóm 80 thợ mỗi tuần có thể lắp 18.000 tấm kính. Vào tháng 12/1850, có đến 2260 công nhân làm việc trên công trường theo chuỗi thao tác phối hợp chặt chẽ.

 

Làm việc với Paxton, các nhà thầu thiết kế một công cụ đặc biệt để đẩy nhanh tiến độ lắp ráp. Xe rùa đẩy tay có bánh xe sử dụng như máng xối làm ray vận chuyển cả người và vật liệu, giảm bớt việc bắt giàn giáo cho thợ lắp kính. (Ảnh: intra- net.arc)

Thi công khan không dùng vữa này - trong đó các cấu kiện sản xuất ở nơi xa xôi đều hoàn toàn lắp ráp ngay tại công trường - là thông lệ nhanh, an toàn so với thi công theo quy ước, khiến cả công nhân lẫn công chúng đều hồ h i. Thi công công trình trở thành một sự kiện thời sự, thu hút rất đông người xem, báo chí đưa tin mỗi ngày, ngôi nhà Pha lê đẹp- The Crystal Palace  được gán cho cái tên "Cung điện Pha lê".

Tiến trình thi công, sắp xếp nhân lực, máy móc và vật liệu thi công thô trên quy mô rộng, trở thành một chứng minh sống động trước công chúng về tính hiệu quả logic trong thời gian, mức độ và chuyển động sau đó là nguồn cảm hứng giúp Ford nghĩ ra dây chuyền sản xuất ô tô. Vì tính trong suốt và sự rõ ràng của hệ thống, thi công ngôi nhà Pha lê đẹp- The Crystal Palace trở thành sự tán dương sức mạnh công nghiệp còn nhiều hơn cả Triển lãm quy mô.

Tường bao lớn nhất tính đến thời điểm ấy chưa hề xây dựng. Cung điện Pha lê bao số cây lâu năm hiện có trong Công viên Hyde, với lớp vỏ mỏng trong suốt tạo ra sự mơ hồ mới không gian bên trong và bên ngoài. (Ảnh: canadianarchitect)

Sau 6 tháng khởi công và 4 tháng sau khi (xây dựng hạng muc phần thô công trình) cột gang đầu tiên. Cung điện Pha lê hoàn tất và bàn giao cho ủy ban hoàng gia lắp đặt để triển lãm, trưng bày. Ngày 01/05/1851, Triển lãm quy mô do Nữ hoàng Victoria cắt băng khánh thành, đây là một sự kiện thành công vang dội, thu hút hơn 6 triệu lượt khách tham quan chỉ trong 5 tháng. Ngoài lợi nhuận đáng kể, triển lãm còn khai sinh ý tưởng biến nơi đây thành trung tâm giải trí quốc gia ở quy mô lớn, báo hiệu một kỷ nguyên của người tiêu dùng và sinh ra một loại tòa nhà mới dùng để bày bán bách hóa - cửa hàng bách hóa hiện đại.

Kết hợp với nhiều cây lâu năm hiện hữu trong Công viên Hyde trong cánh ngang tạo vòm, tường bao lắp kính trang nhã tạo ra một kinh nghiệm mới, xóa bỏ sự khác biệt giữa không gian bên trong và bên ngoài, giữa nghệ thuật và tự nhiên. Cung điện Pha lê cũng tạo ra tranh cãi về sự phân biệt giữa kiến trúc và xây dựng. Nghiên cứu minh họa điển hình giữa tính thiết thực và quá trình thi công thì nghề kiến trúc không công nhận công trình này, mặc dù không phải công trình là xấu.

Triển lãm quy mô kết thúc theo kế hoạch vào tháng 10/1851. Năm 1852, sự tháo dỡ Cung điện Pha lê diễn ra nhanh chóng và đáng chú ý cũng như lúc dựng lên, chấm dứt một cuộc đời tuy ngắn nhưng rất huy hoàng đã thu hút trí tưởng tượng của công chúng đến mức như thế. Cấu kiện do công ty mới của Joseph Paxton mua lại, sau khi có nhiều bổ sung thiết kế đáng kể, ông lại lắp ráp ở một địa điểm ở Nam London, trong một khu vực ngày nay gọi là Cung điện Pha lê. Phải mất 2 năm mới hoàn thành, sử dụng làm nơi triển lãm linh tinh và phòng hòa nhạc, mặc dù không bao giờ thành công về kinh tế và mọi người nhắc đến. Sau cùng công trình bị thiêu hủy hoàn toàn trong năm 1936.

Cung điện Pha lê (Ảnh: intranet.arc)


xaydung