Phương Nam Co LTD
© 19/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Thi công chống thấm, chống nóng và giá xây dựng mái nhà phố, nhà cấp 4


Chống thấm cho mái nhà.

Lớp chống thấm giấy dầu: Là loại vật liệu chống thấm, được chế tạo bằng sợi thực vật, lông động vật, vải sợi amiăng....

Ưu điểm: mềm, có tính chống thấm cao, ít bị phá hoại khi nhà bị lún không đều...

Nhược điểm: Thi công phức tạp, dễ bị mục nát, không chịu được nhiệt độ cao, dễ biến dạng, giá thành thi công xây dựng cao.

Qui cách: cần đạt các lớp giấy dầu thẳng góc bới phương dòng chảy của nước mưa và xếp chồng phủ lên nhau một đoạn 3,3cm (lớp dưới) và 10cm ( lớp trên).  Các lớp giấy dầu được thi công dán lên nhau bằng bitum nóng với số lớp tuỳ theo độ dốc của mái nhà phố hay nhà cấp 4 như sau :

4 lớp với độ dốc 3- 4 %

3 lớp với độ dốc > 4 %

2 lớp với độ dốc >10 %

Ở các góc tiếp giáp giữa mái và tường phải dán giấy cao theo chiều thẳng đứng của tường từ 20-25 cm, tại các vị trí đỉnh nóc, máng nước, máng xối và miệng thu nước tại ống xuống thì mép tấm giấy của mái phải để lên mép tấm giấy của máng >15 cm

Lớp chống thấm bằng giấy dầu ở nước ta ít dùng vì dễ lão hoá hư hỏng và mục nát. Hiện nay trong thực tế đã xuất hiện một số vật liệu hóa chất chống thấm hiệu quả khác bền vững hơn. (Sika, sơn ICI, phụ gia chống thấm Siêu Cường.... )

Thi công bê tông chống thấm mái nhà phố;

Bêtông chống thấm có tác dụng không cho nước mưa ngấm vào kết cấu mái nhà phố, được thi công ở trên lớp tạo dốc dối với mái nhà phố có lớp tạo dốc hoặc trên lớp kết cấu chịu lực dối với mái không có lớp tạo dốc. Thường được cấu tạo bằng bêtông cốt thép mác cao. Ngoài ra nó còn có tác dụng tăng thêm độ cứng cho mái.

Dùng loại bê tông đá nhỏ trong đó thành phần xi măng tương đối nhiều, lại dùng ít nước nên khả năng liên kết chặt, ít lỗ rỗng nước không thể dễ dàng thấm qua. Khả năng chống thấm còn tuỳ thuộc vào phụ gia chống thấm và tỷ lệ cấp phối mà cấp phối lại được căn cứ vào vật liệu cụ thể để quyết định. chất phụ gia chống thấm

Bề dày của lớp bê tông chống thấm 30-50 mm, thông thường 40mm

Khi nhiệt độ thay đổi hay kết cấu biến hình, lớp bêtông chống thấm sẽ sinh ra hiện tượng nứt. Để khắc phục hiện tượng đó có thể áp dụng các biện pháp:

Tăng cường khả năng chịu kéo của bêtông chống thấm bằng cách đặt thêm một lưới thép Φ4, ô vuông 200-250.

Chia mặt bằng của lớp chống thấm trên mái thành những mảng nhỏ cở 200x200. Căn cứ vào mặt bằng kết cấu mái mà đặt các khe chia trùng với vị trí của tường hoặc dầm, vì ở đó thường dễ hình thành các vết nứt.

Qua thực tế thi công bêtông chống thấm chưa thực sự đảm bảo hoàn toàn kín và đặc chắc, do đó cần tiến hành ngâm nước ximăng chống thấm. Được tiến hành sau khi đổ bêtông 6-10h

Để bảo vệ lớp bêtông chống thấm, người ta dùng gạch lá nem (kích thước 200X200 dày 15-20) Thường dùng hai lớp lát bằng vữa ximăng mác 50 dày 20 rồi miết mạch bằng ximăng nguyên chất

Lớp bê tông chống thấm có thể đặt theo 2 cách :

Lớp chống thấm và kết cấu chịu lực liên kết chặt chẽ với nhau do đó có tác dụng tăng thêm độ cứng cho mái, Bêtông này có tác dụng chống thấm cao

Lớp chống thấm và kết cấu chịu lực tách rời nhau, được cách ly bởi tầng cách nhiệt một lớp bitum.

Ưu điểm: khắc phục được hiên tượng bị nứt do tác động của sự chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài mái nhà.

Thi công chống thấm, chống nóng và giá xây dựng mái nhà phố, nhà cấp 4

Chống nứt cho lớp bêtông

Thi công cách nhiệt cho mái nhà phố, nhà cấp 4, biệt thự

Các biện pháp thi công xây dựng cách nhiệt cho mái nhà phố, nhà cấp 4, biệt thự; Có giá trị ngăn không cho hơi nóng của không khí xâm nhập vào các phòng ở tầng trên cùng, đảm bảo cường độ thông hơi, thoát nhiệt cần thiết. Ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ lớp bêtông chống thấm ở dưới khỏi bị tác động cơ học có hại, khỏi bị mặt trời chiếu nóng quá mức và không bị tiếp xúc với không khí, lớp chống thấm sẽ bị phân huỷ dần với các chất dễ bay hơi, do đó dễ mất tính đàn hồi.

Có thể thi công xây dựng mái nhà phố, nhà cấp 4, biệt thự bằng các vật liệu như gạch lá nem, gạch thông tâm, tấm đan lỗ, tấm tôn, tấm fibrô ximăng có giá trị kinh tế cao

Thi công cách nhiệt cho mái bằng (nhà phố)

Áp dụng các biện pháp sau: Tăng khả năng phản xạ nhiệt

Mặt trên cùng của mái cấu tạo 1 lớp có khả năng phản xạ nhiệt lớn như quét một lớp sơn màu trắng, rải 1 lớp cát, sỏi trắng

Dùng vật liệu cách nhiệt :

Tăng thêm bề dày trong cấu tạo mái với các vật liệu như xỉ than, bê tông bọt, bêtông khí, đặt 1 lớp ở trên mái hoặc dùng thảm sợi khoáng, thảm sợi thuỷ tinh đặt dưới mái.

Dùng mái có tầng không khí thông lưu

Đối với mái có cấu tạo trần treo: thiết kế các lỗ thông hơi đặt ở các tường ngoài nhà

Đối với nhà lắp ghép: dùng 2 lớp panen để tạo tầng không khí thông lưu ở giữa Sau khi thực hiện lớp chống thấm có thể xây tường thấp hay trụ thấp có chiều cao 10 cm, trên đặt gạch lá nem hoặc tấm bê tông cốt thép dày 5 cm cỡ 50x50cm, 50x100 cm hoặc loại gạch đất nung cách nhiệt

Biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả là sau khi cấu tạo mái bằng theo qui cách ta lợp thêm 1 lượt mái bằng fibrô ximăng

Dùng mái có trần :

Có hai loại: trần trát vữa trực tiếp và trần treo

Trần trát vữa trực tiếp: chỉ để trang trí

Trát 1 hoặc 2 lớp vữa trực tiếp vào mặt dưới lớp bêtông cốt thép.

Quét trang trí một vài lớp vôi trắng hoặc vôi màu

Loại trần này thực hiện đơn giản, giá thành hạ

Trần treo :

Bố trí chôn sẵn các thanh thép đường kính 6 mm trong kết cấu bêtông cốt thép làm dây treo để treo hệ dầm của trần.

Phía dưới dầm là các đà tiết diện 2x3cm; 3x4cm, cuối cùng là các tấm ốp trần hoặc trát vữa vôi rơm

Mái có thảm cỏ hay bể nước cạn

Dùng thảm cỏ thì phải bảo đảm luôn được xanh mát với lớp đất màu dàu 40 cm

Cách nhiệt cho mái dốc :

Cấu tạo cách nhiệt

Dùng mái lợp có 2 tầng nhằm tạo nên lớp không khí trung gian thông lưu ở giữa, nhiệt bức xạ bị tiêu hao khi truyện qua lớp không khí này

Đồng thời kết hợp với việc cấu tạo trần treo để tăng hiệu quả cách nhiệt

Tổ chức thông gió thoát hơi cho hầm mái

Mục đích :

Chống mục nát cho gỗ

Điều hoà nhiệt độ bên trong hầm mái

Nâng cao khả năng cách nhiệt cho mái

Phương pháp thực hiện:

Bố trí cửa hút và cửa thoát gió ở các vị trí trần, mái, tường thu hồi, tường đầu hồi, trần mái đua, cửa sổ mái

Dùng bể nước thì phải thay nước theo định kỳ và mực nước trong bể nước cao 30 cm.

Cấu tạo trần nhà

Là bộ phận cấu tạo ở mặt dưới của kết cấu mái nhằm che khuất vì kèo cho mỹ quan và năng chặn rác bụi từ trên rơi xuống. Có hai loại trần: trần vôi rơm và trần treo.

Mặt trần có mấy loại sau :

Mặt trần bằng vôi rơm

Mặt trần bằng vữa xi măng cát lưới thép

Mặt trần bằng các tấm gỗ dán, tấm thạch cao, tấm dăm bào ép

Thi công chống thấm, chống nóng và giá xây dựng mái nhà phố, nhà cấp 4

Trần vôi rơm:

Được thực hiện bằng cách đóng la ti trực tiếp lên xà gồ, sau đó trát vữa vôi rơm

Trần có mặt nghiêng theo mái, chỉ có đoạn đỉnh làm bằng, có thể tận dụng được 1 phần không gian dưới mái.

Loại kết cấu này đơn giản nên giá thành hạ.

Trần treo :

Thực hiện nhằm tạo nên mặt trần phẳng, nằm ngang, tuỳ theo khoảng cách giữa các vì kèo mà mặt bằng kết cấu trần treo có 1 hệ dầm hoặc 2 hệ dầm.

Trần có một hệ dầm :

Áp dụng khi khoảng cách giữa các vì kèo < 4m

Dầm trần được treo trực tiếp vào quá giang, tiết diện của dầm cỡ 6 x8 cm, 5 x10 cm với khoảng cách giữa các dầm 40-50 cm

Dưới dầm trần được đóng lati 1x3 cm, chừa khe hở giữa 1cm để trát vữa

Trần có hai hệ dầm

Áp dụng khi khoảng cách giưũa các vì kèo ≥ 4m

Cần bố trí thêm dầm chính, kết hợp với quá giang để treo dầm trần, tiết diện của dầm chính nhỏ nhất là 5x10 cm, khoảng cách giữa các dầm 1. 5-2 m

Mái xây tường thu hồi, dầm chính đặt theo hướng dọc nhà, hai dầm gác lên tường và ở giữa treo lên xà


xaydung