Phương Nam Co LTD
© 24/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Thi công thi thang máy và thang máy cứu hoả nhà cao tầng


Thiết kế thi công thang máy nhà cao tầng

Ở Việt Nam thang máy tuy có mặt những năm 1920 nhưng phát triển nhanh chỉ từ 10 năm gần đây. Mặc dù chưa nhiều (khoảng 800 chiếc năm 1996) nhưng số thang máy được thi công lắp đặt, khai thác nhà ở cao tầng ở Việt Nam là thang máy của các hãng hàng đầu thể  giới như OTIS, Schindler, Mitsubishi, Hitachi, Kone. Cùng với quy hoạch phát triển các đô thị, số lượng thang máy ở Việt Nam trong vài ba năm tới sẽ tăng nhanh và có thể đạt số lượng 5000 chiếc trong những năm đầu thế kỷ 21 (theo thống kê đầu năm 2001 hiện trong nước có 3285 thang máy). Cho đên nay toàn quốc đã có hơn 35 đơn vị được chấp thuận cho phép thiết kế chế tạo, thi công lắp đặt và bảo trì thang máy cho nhà ở cao tầng là các Công ty thang máy Thiên Nam, Tự động, Thái Binh, Á Châu Những năm gần đây số lượng thang máy đã lắp đặt khoảng 40% trên tồng số thang máy trong cả nước. Các thang máy đang hoại động đảm bảo điều kiện an toàn, chất lượng, trang trí nội thất đã có rất nhiều tiến bộ. Tùy nhiên phải nhìn nhận, giữa thang máy nhập khẩu và thang máy chế tạo trong nước vẫn còn một khoảng cách về độ tin cậy, chất lượng và tuổi thọ. Điều này đòi hỏi các đơn vị chế tạo thang máy trong cả nước cần chú trọng đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu, cập nhật và cảì tiến công nghệ mới để có thể phát triển trong thời gian tới,

Thang máy là một loại thiết bị nâng dùng để vận chuyển người hoặc hàng hoá ở một cabin, và chuyển động theo những độ dẫn hướng thẳng đứng cố định. (Các loại thang năng dùng trong công nghiệp khai thác mỏ, trên các cồn tàu, và các thiết bị năng có kết cấu đặc biệt không thuộc loại này).

Các thông số cơ bản của các thang máy đã được tiêu chuẩn hoá. Các thang máy chở người được sản xuất có sức năng 350 KG, 500 KG và 100 KG và cabin có sức chứa tường ứng là 5, 7 và 14 người. Tốc độ chuyển động của cabin thang máy có sức năng 350 KG và 500 KG bằng 0, 63m/giây, còn tốc độ của cabin có sức năng 1000 KG là lm/giây. Các thang máy có sức năng 500 KG cũng được chế tạo với tốc độ năng cabin lm/giây. Tất cả các thang máy thường chế tạo với điều khiển bằng nút ấnf có khả năng gọi cabin trống đến các tầng. Để phục vụ các nhà cao tầng, ở nước Nga người ta chế tạo các thang máy có sức năng 1500 KGt tính cho năng được 21 người và chế tạo theo những điều kiện kỹ thuật đặc biệt. Các thang máy này có tốc độ năng 3, 5 m/giây. Ở một số nước khác người ta chế tạo các thang máy có sức năng đến 2300 KG với vận tốc chuyển động của cabin tới 7 m/gìây. Người ta cung đã chế tạo các thang máy để phục vụ cho các máy khổng lồ, chẳng hạn như thang máy phục vụ cho một máy xúc bước. Thang máy này có sức nâng 250 KG và tốc đô chuyển động của cabin là 0, 5 m/giây.

Yêu cầu thiết kế thi công thang máy nhà ở cao tầng

Xuất phát từ những điều kiện làm việc đặc biệt (như năng người người sử dụng thang máy tự điều khiến hoặc nhân viên phục vụ thang máy có trình độ chuyên môn) đối với các thang máy cần phải có các yêu cầu cao về độ tin cậy và an toàn khi làm việc. Cho nền đa số các nước phải ban hành các qui đmh bắt buộc về chế tạo sử dụng thang máy.

Bên cạnh các yêu cầu về độ tin cậy và an toàn làm việc đối với các thang máy còn thêm một sô yêu cầu sau:

Độ chính xác dừng cabin ở mỗi tầng .

Sự giới hạn trị số tãng tốc và hãm máy khi mở máy và dừng cabin.

Không ồn khi làm việc và không gây nhiễu cho sự thu vô tuyến.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5744 - 1993, độ chính xác dừng cabin ở mỗi điểm đừng phải đảm bảo trong giới hạn ± 20 mm đối với thang máy bệnh viện, thang máy chất tải bằng xe, và ±50 mm đối với các thang máy khác. Độ chính xác dừng cabtri phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của cabinẵ Có thể coi một cách gần đứng rằng, độ chính xác dừng cabin lớn nhất là ±20 mm ứng với tốc độ giới hạn của cabin là 0, 15 - 0, 2 m/giây, còn độ chính xác dừng cabin là ±50 mm ứng với tốc độ cabin không quá 0, 7 m/ giây.

Thi công Lắp đặt thang máy ở các toà nhà cao tầng

Để an toàn người ta bố trí cabin và đối trọng của thang máy trong giếng thang. Trong giếng thang còn bố trí các dẫn hướng của cabin và đối trọng- cáp điêu khiển, các bộ ngắt hành trình, dây dẫn v.v.. ở phần dưới của giếng thang (hố giếng) người ta còn lắp các bộ giảm chấn, các đối trọng kéo căng của bộ hạn chế tốc độ, của cáp cân bằng v.v.. . Tuỳ thuộc vào sơ đồ thang máy thì ở phía trên hoặc bên cạnh giếng thang người ta bố trí buồng máy. Ở tường bao che giếng thang tại các sàn tầng thang máy dừng người ta bố trí các cửa tầng.

Giếng thang có thể bố trí ở bên ngoài cũng như ở bên trong toà nhà, Khi bố trí bên ngoài toà nhà thì giếng thang được lắp đặt trên nền móng và bắt chặt vào các tường của toà nhà. Trong thang máy chuyển dời được, để ngăn ngừa sự lật để giếng thang đôi khi người ta sử dụng đối trọng (khi giếng thang không đủ sự ổn định) Trong các thang máy này cũng như trong các giếng thang của các thang máy lắp đặt bên ngoài toà nhà thì tất cả các trọng tải do trọng lượng của bộ tời, do sức căng của các cáp tải v. v. . . thường được truyền trực tiếp lên giếng thang.

Giếng thang tuỳ theo điều kiện của từng nơi có thể xây dựng bằng gạch, bê tông cốt thép. Các giếng thang bằng gạch hoặc bê tông có thể có những bức tường đặc chiều dây như nhau (loại giếng thang không có khung). Đa số trường hợp để truyền tải trọng thì giếng thang có khung bằng bê tông cốt thép hoặc khung thép (loại giếng thang có khung chịu lực).

Khi thi công lắp đặt thang máy bên trong toà nhà ở cao tầng thì kiểu giếng thang phụ thuộc vào các tải trọng, theo đó tính toán các phần tử của toà nhà. Giếng thang có thể là loại chịu tảí toàn bộ hoặc là loại chịu tải một phần, trong trường hợp khi tải trọng hoàn toàn hay một phần được truyền đến các phần tử của toà nhà.

Một số lưu ý khi thiết kế và thi công lắp dặt thang máy nhà ở cao tầng

Nhà cao tầng thường được thi công lắp đặt thang máy hoạt động thường xuyên để phục vụ người ở và vận chuyển để dùng sinh hoạt.

Không cho phép bố trí các đường ống kỹ thuật trong giếng thang, buồng máy và buồng puly thang máy.

Trước khi vào thang máy phải có đệm hoặc sảnh để tập kết người hoặc hàng hoá. Chiều rộng của diện tích ấy không được nhỏ hơn:

l, 2m đối với thang chở người có tải trọng năng 320kg.

l, 4m đối với thang chở người có tải trọng năng 500kg.

l, 6m đối với thang chở người và hàng hoá có tải trọng nâng 500kg khi < chiều rộng lối vào thang máy bằng chiều rộng cửa thang;

2,1m đối với thang chở người và hàng hoá có tải trọng năng 500kg khi chiều rộng lối vào nhỏ hom chiều rộng cửa thang.

Ở tầng 1 và tầng chân tường được bố trí Phòng hướng dẫn điều khiển thang máy và các thiết bị kỹ thuật khác với diện tích không lớn hơn 10m2 cho một nhà và không lớn hơn 20m2 cho một nhóm nhà cao tầng.

Thang máy không được dùng làm thang thoát nạn khi có cháy.

Thiết kế thi công thang máy cứu hoả nhà ở cao tầng

Đối với kiến trúc nhà cao tầng: nhà kiểu tháp nhà kiểu đơn12 tầng trở lên, nhà ở kiểu hành lang thông nhau, hoặc các nhà cao tầng khác mà chiểu cao vượt quá 32m đều phải đặt cầu thang máy cứu hoả. Cầu thang máy cứu hoả có thể dùng chung cầu thang máy của khách hoặc thang công tác, nhưng phái phù hợp với yêu cầu thang máy cứu hoả.

Gian thang máy cứu hoả phải có tiền sảnh, diện tích không được nhò hơn 6m2 . Tiền sảnh nên dựa vào tường ngoài, tầng đáy cần bố trí lối thoát thẳng đứng ra ngoài nhà hoặc đường mà chiều dài không vượt quá 30m. Tiền sánh phải có cửa phòng hoả hoặc rèm cuốn phòng hoả. Trong thang máy cứu hoả có sẳn điện thoại ống dẫn nước và các thiết bị thao tác chuyên dùng của đội cứu hoả.

Thang máy cứu hoả là thiết bị quan trọng để nhân viên chữa cháy vào các nhà cao tầng tiến hành cứa chữa.  Tiền sảnh của thang máy chữa cháy là chỗ nhân viên chữa cháy xuất phát tiến công hoả hoạn và cứu chữa những người bị thương. Vì vậy, ngoài các yêu cầu khác, khu vực này phải bố trí họng chữa cháy (họng này không được tính vào số họng chữa cháy trong cùng một tầng)


xaydung