Phương Nam Co LTD
© 23/4/2024 - Vietnam12h.com Application

Thiết kế kết cấu các loại móng nhà phố


Thiết kế Móng dưới cột nhà phố:

Móng chiếc dưới cột: Móng chiếc có kết cấu bằng gạch đá xây hoặc bằng bêtông với hình thức dật bậc. Nhưng loại móng cứng này có nhược điểm vì bị khống chế bởi góc mở A của móng nên khi gặp trường hợp cần mở rộng đáy móng thì phải tăng cả chiều cao gối móng, tăng trọng lượng và chiều sâu chôn móng, vì thế khi móng cứng, phải chịu tải trọng lớn hoặc với tình hình địa chất phức tạp không cho phép tăng thêm chiều sâu chôn móng (như nước ngầm cao, tầng đất tốt không dày...) thì hợp lý hơn cả là dùng móng bêtông cốt thép vì có thể giảm được chiều sâu chôn móng, đồng thời có nhiều ưu điểm khi chịu tải trọng lệch tâm lớn.

Móng chiếc cho nhà phố được thiết kế thường có kích thước không lớn, có đáy hình vuông, chữ nhật hoặc tròn, tuy nhiên với đáy móng vuông tốt hơn chữ nhật vì độ lún của đất nền dưới móng nhỏ hơn. Kết cấu dầm móng để chịu các tường ngoài của công trình cần lưu ý kết hợp với việc chống thấm cho tường và chịu lực đạp của nền nhà phố.

Móng băng dưới cột: Móng băng còn gọi là móng dầm với kết cấu sườn trên hoặc sườn dưới và thiết kế thành hình đai liên kết các chân cột. Móng dưới cột thường được chế tạo bầng bêtông cốt thép (móng mềm). Nhưng trước khi dùng giải pháp móng băng dưới cột thì phải xét đến phương án dùng móng chiếc, tuy nhiên khi phải mở rộng các móng chiếc quá lớn, thì các móng này sẽ rất gần nhau do đó tốt nhất là dùng móng băng, vì nó có tác dụng tốt về mọi mặt như vừa có tác dụng làm giảm áp lực đáy móng, và có tác dụng phân bố tải trọng đều lên mặt đất nền giảm thiếu chênh lệch lún giữa các cột và có khả năng chấn động. Để tăng cường sự vững chầc chung cho việc liên kết giữa kết cấu phần trên với móng, cần phải cấu tạo khối nách ở vị trí giao nhau giữa cột, dầm móng và gối móng.  Khi nhà phố được thiết kế kết cấu móng băng thì đơn giá thiết kế và xây dựng nhà phố cao hơn

Móng dưới cột trên đất nền dốc: Để tránh hiện tượng chồng ứng suất trong đất nền giữa 2 móng có chiều sâu chôn móng khác nhau ở trên đất nền dốc, khoảng cách giữa 2 móng và vị trí thiết kế thi công của chúng phải đảm bảo điều kiện là góc nghiêng của mặt đất từ đáy móng đặt nông đến đáy móng nhà phố đặt sâu phải nhỏ hơn hoặc bằng góc ma sát trong của đất nền (triền dốc tự nhiên của loại đất nền) α  < φ, với đá α  = 30°, với đất α  = 60°.

Thiết kế kết cấu móng sâu cho công trình nhà phố, biệt thự, văn phòng:

Thiết kế kết cấu Móng trên giếng chìm hay trụ chiếc:

Mô tả; Giếng hay trụ thi công với tiết diện hình tròn vuông, chứ nhật với khoảng rộng bên trong > l,00m tối thiểu phải đủ để một người thao tác. Giếng chìm được cấu tạo với thành giếng có thể thi công bằng ván gỗ gỗ ghép (thùng rượu), xây gạch hoặc đúc bàng bêtông cốt thép. Khi giếng được hạ đến độ sâu thiết kế thì ruột giếng sẽ được trám kín bàng bêtông. Tùy theo khoảng cách giữa các giếng mà chúng sẽ được nối lại ở trên đầu bằng cách xây vòm cuốn đá khi 1 < 4M hoặc kết cấu xây thô dầm bêtông cốt thép khi 1 < 6M đồng thời kết hợp kết cấu chịu tường bên trên.

Giải pháp kết cấu móng trên giếng chìm được thiết kế thi công các công trình dân dụng khi nằm trên đất nền yếu trên mặt và có yêu cầu cho giếng tì tựa vào lớp đá cứng ở dưới sâu. Trường hợp lớp đất nền chịu tải ở dưới sâu, nhưng muốn đạt tói phải xuyên qua lớp nước ngầm thì phải chọn giải pháp hỗn hợp giếng trên cừ với phần cừ nầm trong lớp đất có nước ngầm.

Kết cấu Móng trên cọc, cừ:

Là loại móng được cấu tạo gồm các cọc riêng rẽ đóng sâu xuống đất và các đầu cột được nối với nhau bầng bán đài cọc có cấu tạo tương tự như các loại móng nông. Móng trên cọc có ưu điểm là giảm nhiều khối lượng đào hố móng, tiết kiệm vật liệu, cơ giới hóa thi công. Vật liệu làm cọc có thể là bầng gỗ, thép, bêtông, bêtông cốt thép hoặc cát. Phạm vi ứng dụng rộng rãi phổ biến trong các trường hợp như ở những nơi đất yếu mà phải chịu tải trọng lớn nhứng Rơi có nước mặt nước ngầm kế cả nhửng nơi đất không xấu lắm. Tùy theo phương cách thi công móng trên cọc được phân thành 3 loại chính như sau:

Thiết kế thi công nhà phố với Cọc đóng:

Hình thức : Loại cọc được chế tạo sẵn với tiết diện hình vuông, chứ nhật, tròn, bát giác và có hình ống, hình tháp theo chiều dài.

Yêu cầu khi đóng cọc: Để đưa cọc vào đất nền, đạt chiều sâu thiết kế tho bản vẽ kết cấu nhà phố được duyệt, có thể đóng với vồ bằng gỗ, bêtông, hoặc búa máy hay do tác động rung của máy chấn động, sức xói của tia nước dưới áp lực. Đầu cừ và mũi cừ đều phải được bảo vệ khi đóng cọc, đồng thời cũng phải đặc biệt quan tâm trong việc nối cừ và xây dựng cừ khi đưa vào vị trí đóng. Khoảng cách giữa các cọc phải lớn hơn hoặc bằng 3 lần trực kính của cọc để đảm bảo sức chịu tải của mỗi cọc thông qua sự ma sát.

Yêu cấu của loại cọc

Với cọc băng gỗ: Đầu cọc phải luôn luôn nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất trong năm là > 15cm để đảm bảo đầu cọc không bị mục. Sau khi hoàn tất việc đóng cọc, các đầu cọc phải được cưa phẳng ngang nhau, rửa lấy hết bùn non và phủ lên một lớp đệm bảng cát và bêtông. Loại cọc này Phương Nam dùng thi công những mẫu nhà cấp 4 đẹp hiện đại tại các quận vùng ven, hoặc Long An.

Thiết kế kết cấu móng với cọc băng bêtông cốt thép: Sau khi hoàn tất việc đóng thì tiến hành liên kết cốt thép đầu cọc vào gối móng.

Loại cọ này vào Tháng 8 năm 2019 Phương Nam thi công mẫu nhà biệt thự 2 tầng đẹp tại quận 2 thành phố Hồ Chí Minh

Cọc nhồi; Loại cọc được đúc tại chỗ bảng cách đổ bêtông hoặc bêtông cốt thép vào hố được khoan đào hình ống thẳng đứng hoặc nhồi vào ống thép tạo hố cọc. Biện pháp nâng cạo sức chịu tải của cọc nhồi được thực hiện bằng cách mở rộng chân cọc nơi cọc tựa vào lớp đá cứng hoặc ở đoạn giữa thân cọc băng phương pháp nổ mìn.

Thi công với cọc khoan nhồi làm tăng chất lượng công trình nhưng ngược lại cũng tăng báo giá xây dựng phần thô trong hợp đồng thi công.

Thiết kế kết cấu móng với Cọc ống: Khác vởi các loại cọc nêu trên ở chỗ bản thân cọc ống là một kết cấu rỗng bằng thép hay bêtông cốt thép (tiết kiệm vật liệu) và được hạ vào trong đất chủ yếu băng tác dụng rung của máy chấn động. Nhờ thế mà cọc ống có thể hạ trong bất kỳ tình hình địa chất phức tạp nào, đến nhứng độ sâu khá lớn.

Biện pháp bảo vệ kết cấu móng

Mục đích:

Móng là bộ phận vừa phải truyền lực, lại được chôn sâu dưới đất hoặc ngâm trong nước. Đất và nước đều có khả năng ăn mòn móng vể mặt hóa và lý, các sinh vật trong 2 môi trường đó cũng có thể gây tác động phá hoại móng. Cho nên móng cần được cách ly và bảo vệ nhằm 2 mục đích:

1/  Chống nước ngầm xâm thực vật liệu thực hiện xây thô móng như gạch, đá, bêtông, bêtông cốt thép

2/  Đảm bảo khô ráo cho kết cấu phần trên.

Bảo vệ kết cấu khối móng:

Quá trình hủy hoại móng do tính chất xâm thực của nước ngầm phụ thuộc vào đặc tính của nước, tính chất của ximăng, mật độ của bêtông, sự xuất hiện khe nứt trong khái bêtông... Để chống lại sự xâm thực này, hiện nay có thể dùng các biện pháp.

1/  Dùng loại ximăng chống xâm thực để chế tạo bêtông đúc móng

2/  Dùng biện pháp cách nước cho móng, biện pháp cách ly sẽ tùy thuộc vào tác động của nước, đặc tính của đất nền, yêu cầu và đặc điểm của móng. Áp dụng phương cách trát, dán 1 lớp vữa ximăng cát atfan bao quanh khối móng nhất là ở những mặt có cốt thép đặt gần mép. Đối với những móng có khối lớn có thể dùng biện pháp đơn giản là quét lên mặt ngoài của móng một vài lớp nhựa đường và sau đó đắp đất sét bao lấy toàn bộ mặt ngoài của móng.

3/  Biện pháp tháo khô cùng xây dựng bàng hệ ống tiêu thoát nước.

Cách ẩm tường móng:

Hơl ẩm và hơi nước trong đất do tác dụng mao dẫn của vật liệu làm móng, có thể theo lên làm cho tường luôn luôn ở trạng thái ẩm ướt mặt tường bị phá hoại, vữa trát bị bong và ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh trong nhà.

Vì vậy cần phải cấu tạo lớp cách ẩm ở bộ phận tường móng, để ngăn hơi ẩm và hơi bốc lên, bằng các vật liệu và ở vị trí thích hợpẳ

Vật liệu cách ẩm:

Vữa ximăng cát 1.ẻ 3 dày 2-3,5cm hoặc bêtông đá nhỏ toàn khối dày 6-12cm. Để tăng khả năng chịu kéo cho bêtông đồng thời củng tăng thêm độ cứng của nhà trong trường hợp lún không đều thì có thể đặt thêm thép hoặc lưới thép trong bêtông đá nhỏ, vữa ximăng cát.

Giấy dầu: Dùng vữa làm bầng mặt, sau đó trải nhựa bitumvà dán lên một, hai lớp giấy dầu (giấy dầu là vật liệu phòng ẩm mềm không có lỗ rỗng cho nên cách ẩm bằng giấy dầu tương đối triệt để và không bị rạn nứt khi lún không đều).

Cách ẩm bầng vữa mát tí.

Vi trí lớp cách ẩm: Vị trí lớp cách ẩm có liên quan mật thiết với độ cao của nền nhà và cách làm nền nhà.

Trưòrng hợp nền đặc:

a  Khi mặt nền cao hơn mặt thềm nhà (vĩa hè) thì lớp cách ẩm được dặt ngang với mép trên lớp chuẩn bị nền hoặc cao hơn mặt thềm >20cm để tránh ảnh hưởng của nước mưa bấn lên từ thềm làm ẩm tường bên trên đối với những nhà thoát nước l ọ do. Khi nền nhà quá cao thì phải quét bitum hoặc dán giấy dầu ở trong từ lớp cách ẩrri đến lớp chuẩn bị nền.

b  Khi mặt nền thấp hơn mặt thềm nhà bên ngoài thì cần kéo dài lớp cách ẩm lên cao trên mặt tường khỏi mặt thềm >6cm. Đồng thài lớp vữa láng mặt nền ở vị trí này được trát tiếp lên chần tường ở độ cao >6cm.

Trường hợp nền rỗng:

Theo nguyên tâc chung thì lớp cách ẩm sẽ được đặt tại 2 vị trí, một lớp ở đỉnh móng và một lớp ở dưới kết cấu chịu nền. Nếu kết cấu chịu lực của nền là dầm gỗ thì lớp cách ẩm đặt dưới dầiri gỗ 1,2 lớp gạch hoặc ngang đáy dầm. Nếu là sàn bêtông cốt thép thì áp dụng như sàn đặc. Ngoài ra để nền và tường dưới nền rỗng được khô ráo thì có thể làm các cửa thông hơi ở tường móng.

 

 


xaydung