Cửu Long Co LTD
Cung cấp hoá chất xử lý nước thải PAC
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Triệu chứng cơ năng học bộ máy hô hấp

I. Triệu chứng cơ năng

Là những triệu chứng mà bệnh nhân cảm thấy, nhận biết rồi khai lại với thầy thuốc và là nguyên nhân đưa bệnh nhân đi khám.

1. Ho

1.1. Định nghĩa

Là một phản xạ có điều kiện, mục đích là tống đàm hay chất lạ ra khỏi đường hô hấp.

1.2. Nguyên nhân

- Tổn thương đường hô hấp:

+ tổn thương đường hô hấp trên như : Họng, thanh quản, Amygdal 

+ viêm  Khí phế quản cấp hay mạn tính, giãn phế quản, u phổi, hen phế quản, các thương tổn chủ mô phổi, bệnh màng phổi, trung thất.

- Các bệnh về tim mạch : Các bệnh tim mạch làm tăng áp lực tuần hoàn ở phổi như hẹp van hai lá, suy tim trái, nhồi máu phổi.

1.3. Các dạng ho

- Ho khan (không có đàm)

- Ho có đàm : Trong đàm có chất nhầy, mủ, máu...

- Ho gà  : Là ho từng chuỗi kế tiếp nhau, càng lúc càng nhanh rồi yếu dần, sau đó có  giai đoạn hít vào thật  sâu nghe như tiếng gà gáy. Sau cơn ho thì mặt đỏ môi tím, hai mí mắt sưng, tỉnh mạch cổ nối.

- Ho lưỡng thanh (hai âm) : âm trầm và âm cao xen lẫn nhau do thương tổn dây thần kinh quặt ngược.

Ho tắt tiếng, khán tiếng :

2. Khạc đàm

Do viêm yết hầu hay thanh quản.

2.1. Định nghĩa

Đàm là chất tiết của đườnghô hấp gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu, mủ... được tống ra khỏi đường hô hấp sau khi ho.

2.2. Nguyên nhân

- Áp xe phổi : đàm có mủ lẫn máu, số lượng có thể nhiều hay  từng bãi nhỏ như hình đồng xu, có mùi tanh hay rất hôi thối.

- Nhồi máu phổi : đàm có màu đỏ bầm, không có bọt.

- Phù phổi cấp : đàm thường lỏng, có bọt, màu hồng.

- Viêm phổi : đàm màu gỉ sắt, lượng ít và khó khạc.

- Hen phế quản : đàm dính, có lợn cợn những hạt gọi là đàm ngọc, sau khi khạc đàm thì  khó thở giảm và bệnh nhân thấy dễ chịu.

- Giãn phế quản : đàm số lượng nhiều, mùi tanh, khạc nhiều vào buổi sáng, khi để vào ống nghiệm thấy có 4 lớp  từ dưới lên là mủ đặc, nước nhầy, mủ nhầy và trên là bọt

2.3. Các loại đàm

- Đàm thanh dịch : là đàm lỏng, trong có ít bọt, tiết ra từ các phế huyết quản, gặp trong phù phổi cấp.

- Đàm nhầy.

- Đàm mủ : chất nhầy, bạch cầu, tế bào hoại tử, vi trùng có khi lẫn máu và cả Fibrin.

- Đàm máu : máu tươi hay đỏ sẩm, bẩm đen.

- Đàm bả đậu : có màu trắng ngà, nhuyễn và dịch nhầy trong trường hợp u lao vở.

3. Khó thở

3.1. Định nghĩa

Là cảm giác bị cản trở khi thở nên phải vận dụng đến sự hoạt động của các cơ hô hấp và cơ hoành. Đây là một triệu chứng chủ quan và cũng là triệu chứng khách quan mà thấy thuốc nhận biết qua sự thay đổi các yếu tố hô hấp bình thường. Bình thường nhịp thở từ 12-20 lần/ph, dưới 10 lần là khó thở chậm, trên 24 lần là khó thở nhanh, nhịp thở ở trẻ em nhanh hơn người lớn, người chơi thể thao nhịp thở chậm hơn người bình thường.

3.2. Phân loại khó thở

- Khó thở vào :thường gặp do thương tổn hay hẹp đường hô hấp trên như viêm yết hầu, thanh khí quản, bệnh bạch hầu, chèn áp thanh, khí - phế quản lớn.

- Khó thở ra : do co thắt các tiểu phế quản trong hen phế quản, viêm phế quản cấp... thường khó thở chậm.

- Khó thở cấp tính : là khó thở cả hai thì, khó  thở nhanh gặp trong các bệnh làm giảm thể tích hô hấp như viêm phổi, tràn khí, dịch màng phổi..., bệnh tim...

- Khó thở dạng Kussmaul : là khó thở sâu, chậm - thở vào - nghỉ- thở ra - nghỉ gặp trong trường hợp máu bị nhiễm toan.

- Khó thở dạng Cheynes - Stokes : nhịp thở nhanh dần rồi chậm lại dần- nghỉ và tiếp tục như thế - gặp trong thương tổn trung tâm hô hấp như nhiễm độc nặng, chấn thương sọ não.

- Khó thở từng cơn : gặp  trong hen phế quản.

- Khó thở khi gắng sức : trong suy hô hấp mạn, bệnh tim nhẹ.

- Khó thở thường xuyên : trong suy tim nặng, suy hô hấp nặng

4. Đau ngực

Là một triệu chứng hoàn toàn chủ quan , nên phải  hỏi kỷ tính chất của triệu chứng này như hoàn cảnh xuất hiện, ví trí, cường độ, hưởng lan, tính chất (liên tục hay từng cơn, thay đổi theo tư thế, gắng sức ...) và các triệu chứng kèm theo

4.1. Đau xóc ngực

Thường là đau nông, ở đáy ngực, xảy ra đột ngột  và nhiều kèmtheo khó thở cấp, gặp trong viêm phổi,tràn dịch màng phổi...

4.2. Đau như dao đâm

là đau sâu ở một bên ngực, đau dữ dội như có một vật nhọnđâm vào ngực, kèm theo khó thở vã mồ hôi, mạch nhanh gặp trong tràn khí màng phổi.

4.3. Đau thắt ngực

Cơn đau có thể đột ngột hay tăng dần lên ở phía sau xương ức hay vùng tim lan lên vai trái và chạy dọc theo mặt trong cánh tay trái,trong nhồi máu cơ tim.

4.4. Đau ran trước ngực

Thường đau âm ỉ, liên tục, đau nông, thường gặp trong cácbệnh phổi mạn tính.

Nhưng đau ngực có thể là một triệu chứng của các bệnh không phải hô hấp như áp xe gan,cơn đau quặn gan, đau thần kinh sườn, đau dạ dày.