Cửu Long Co LTD
Cung cấp hoá chất xử lý nước thải PAC
© 19/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Độ cao âm thanh

Về mặt vật lý, độ cao là do tần số dao động của một nguồn âm xác định. độ cao thấp của âm thanh phụ thuộc vào tần số giao động của thể rung. độ giao động càng nhiều âm thanh càng cao và ngược lại.

Hệ thống âm, hàng âm, bậc và âm cơ bản

Hệ thống âm

Qua quá trình lâu đời và hợp với những quy luật tự nhiên, con người đã lựa chọn ra những âm thanh dùng trong âm nhạc. Tùy từng thời đại, từng dân tộc, từng địa phương những âm thanh đó được xác định thành những hệ thống khác nhau: Hệ thống âm nhạc 5 âm (hay còn gọi là thang 5 âm), hệ thống âm nhạc 7 âm (hay còn gọi là thang 7 âm)… Hệ thống âm ban đầu chỉ hạn chế trong phạm vi giọng hát của con người, nhưng sau đó cùng với sự phát triển của khí  nhạc hệ thống âm cũng được mở rộng dần. Hệ thống âm của chúng ta đang dùng hiện có 97 âm với độ cao khác nhau (Tài liệu tóm tắt về tính chất vật lý của âm thanh).

Hàng âm

Các âm của hệ thống được sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao hoặc ngược lại hình thành hàng âm. Nhìn vào bàn phím đàn Pianô hoặc Oocgan để hình dung ra hàng âm của hệ thống âm, trên đàn có 88 phím đàn được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao tính từ trái sang phải. đây là những âm thanh có độ cao mà tai người có thể phân biệt được.

Bậc và các âm cơ bản

Số lượng âm thanh thì rất lớn chúng chỉ gồm có 7 bậc được gọi là 7 bậc âm cơ bản và được lặp đi, lặp lại tuần hoàn với 7 tên gọi theo thứ tự độ cao đi lên:

Đô

MI

FA

SON  

LA

XI (SI)

Ngoài tên gọi người ta còn dùng chữ cái để ký hiệu các bậc.

C

D

E

F

G

A

H

ðô

Mi

Fa

Son

La

Xi

Ở trên bàn phím đàn Pianô hoặc Oocgan các bậc cơ bản chính là những phím trắng và được phân thành nhóm, mỗi nhóm có 5 phím đen xen kẽ. Mỗi nhóm 7 âm cơ bản được coi là một quãng 8. Các bậc cơ bản tương ứng với các phím đàn màu trắng, các phím màu đen là các bậc hoá.

đế xác định một âm thuộc nhóm quãng tám nào trong hàng âm, người ta dùng ký hiệu chữ cái chỉ tên âm đó cùng với ký hiệu nhóm quãng tám như sau:

Quãng tám cực trầm: Chữ cái viết hoa thêm số 2 ở bên dưới

Ví dụ: C2, G2, A2, H2...

Quãng tám trầm: Chữ cái viết hoa thêm số 1 ở bên dưới.

Ví dụ: C1, D1, E1, G1...

Quãng tám lớn: Chứ cái viết hoa

Ví dụ: D, F, G, H...

Quáng tám nhỏ: Chữ cái viết thường

Ví dụ: c, d, e, g, h..

Các quãng tám thứ nhất tới quãng tám thứ năm: Chữ cái chỉ tên âm  viết thường với chữ số chỉ nhóm  ở phía trên.

Ví dụ: c1, g1; c2, f2; c3, a3; c4, h4; c5...

Quãng tám cực trầm và quãng tám thứ năm là các quãng tám không đủ âm.

Tầm cữ và khu âm

*Tầm cữ: là khoảng rộng về độ cao của các âm tính từ âm trầm tới âm cao nhất.

Tầm cữ nhạc: Là khoảng rộng có hàng âm của hệ thống âm (C2  - c5). Tầm cữ của một nhạc khí (tầm cữ đàn piano là  A2 - c5), một giọng hát (tầm cữ của giọng nữ cao là c1 - a2) đều nằm trong tầm cữ âm nhạc, là khoảng rộng về độ cao tính từ âm trầm

nhất của nhạc khí đó, giọng hát đó có thể phát ra được. Vì vậy tầm cữ của bất kỳ nhạc khí nào, giọng hát nào đều nằm trong tầm cữ nhạc.

Âm khu: trong một tầm cữ, thông thường người ta thường phân định ra các khu vực âm thanh mang màu sắc khác nhau. đây là các khu âm trầm, khu âm trung và khu âm cao. Ở mỗi loại giọng hát, nhạc khí việc phân định về âm khu không thể có qui định thống nhất.