Cửu Long Co LTD
Cung cấp hoá chất xử lý nước thải PAC
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Nhà máy phân đạm urê Phú Mỹ

Lịch sử hình thành và phát triển

Nhà máy Ðạm Phú Mỹ trực thuộc Công ty Cổ phần Phân Ðạm và Hoá chất Dầu khí, được đặt tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhà máy có vốn đầu tư 450 triệu USD, có diện tích 63 ha, là Nhà máy đạm đầu tiên trong nước được xây dựng theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, đồng thời cũng là một trong những Nhà máy hoá chất có dây chuyền công nghệ và tự động hoá tân tiến nhất ở nước ta hiện nay. Cung cấp 40% nhu cầu phân đạm urê trong nước, Ðạm Phú Mỹ có vai trò rất lớn trong việc tự chủ nguồn phân bón trong một nước nông nghiệp như Việt Nam. Trước đây, số ngoại tệ phải bỏ ra để nhập phân bón từ nước ngoài về là rất lớn trong khi nguyên liệu để sản xuất phân Đạm urê là nguồn khí đồng hành (Associated Gas) đang phải đốt bỏ ở các giàn khoan và nguồn khí thiên nhiên (Natural Gas) được phát hiện rất nhiều ở phía Nam. Sản phẩm của Nhà máy Ðạm Phú Mỹ hiện đang được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường trong nước, đặc biệt tại vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long.

Nhà máy được khởi công xây dựng theo hợp dồng EPCC (Chìa khóa trao tay) giữa Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và tổ hợp nhà thầu Technip/Samsung, hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất Amoniac với Haldoe Topsoe (công suất 1.350 tấn/ngày) và công nghệ sản xuất Đạm urê với Snamprogetti (công suất 2.200 tấn/ngày).

  • Khởi công xây dựng nhà máy:03/2001.
  • Ngày nhận khí vào nhà máy: 24/12/2003
  • Ngày ra sản phẩm amonia đầu tiên: 04/2004.
  • Ngày ra sản phẩm đạm urê đầu tiên: 04/06/04.
  • Ngày bàn giao sản xuất cho chủ đầu tư: 21/09/2004.
  • Ngày khánh thành nhà máy: 15/12/2004.

Các phân xưởng trong khu sản xuất phân đạm urê Phú Mỹ; bao gồm bốn phân xưởng

Phân xưởng tổng hợp Amoniac

Có chức năng tổng hợp Amoniac và sản xuất CO2 từ khí thiên nhiên và hơi nước. Sau khi tổng hợp, Amoniac và CO2 sẽ được chuyển sang phân xưởng đạm urê.

Phân xưởng tổng hợp đạm urê

Có chức năng tổng hợp Amoniac và CO2 thành dung dịch đạm urê. Dung dịch đạm urê sau khi đã được cô đặc trong chân không sẽ được đưa đi tạo hạt. Quá trình tạo hạt được thực hiện bằng phương pháp đối lưu tự nhiên trong tháp tạo hạt cao 105m. Phân xưởng đạm urê có thể đạt công suất tối đa 2.385tấn/ngày.

Phân xưởng phụ trợ

Có chức năng cung cấp nước làm lạnh, nước khử khoáng, nước sinh hoạt, cung cấp khí điều khiển, nitơ và xử lý nước thải cho toàn Nhà máy, có nồi hơi nhiệt thừa, nồi hơi phụ trợ và 1 tuabin khí phát điện công suất 21 MWh, có bồn chứa Amoniac 35.000 m3 tương đương 20.000 tấn, dùng để chứa Amoniac dư và cấp Amoniac cho phân xưởng đạm urê khi công đoạn tổng hợp của xưởng Amoniac ngừng máy.

Phân xưởng sản phẩm

Sau khi được tổng hợp, hạt đạm urê được lưu trữ trong kho chứa đạm urê rời. Kho đạm urê rời có diện tích 36.000m2, có thể chứa tối đa 150.000 tấn. Trong kho có hệ thống điều hoà không khí luôn giữ cho độ ẩm không vượt quá 70%, đảm bảo đạm urê không bị đóng bánh. Ngoài ra, còn có kho đóng bao đạm urê, sức chứa 10.000 tấn, có 6 chuyền đóng bao, công suất 40 tấn/giờ/chuyền.

Nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ được xây dựng trong khu công nghiệp Phú Mỹ I huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích quy hoạch 63 ha.