Cửu Long Co LTD
Cung cấp hoá chất xử lý nước thải PAC
© 20/4/2024 - Vietnam12h.com Application
Thị trường phân đạm urê Trung Quốc

Trung Quốc là nước có số dân đông nhất thế giới và một nền nông nghiệp lớn nhưng thiếu đất canh tác. để phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề do tăng dân số, Trung quốc coi ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp là một trụ cột của nền kinh tế. Ngành công nghiệp sản xuất phân vô cơ phân đạm urê của Trung quốc được ưu tiên phát triển hàng đầu. Sau 50 năm phát triển sản lượng phân vô cơ của Trung Quốc xếp hàng đầu thế giới và cơ bản đáp ứng được cầu phân bón cho nông nghiệp trong nước. Năm 1975, sản lượng phân vô cơ của Trung Quốc đạt 5,24 triệu tấn, trong đó phân đạm urê chỉ chiếm 4%; năm 1985 đạt 13,2 triệu tấn trong đó 11, 44 triệu tấn phân đạm. Sản xuất phân đạm phát triển mạnh, năm 1995 đã đạt 18,60 triệu tấn trong tổng số 25,5 triệu tấn phân vô cơ; đến năm 1998 đạt 21,8 triệu tấn phân đạm với 12 triệu tấn phân đạm urê trong tổng số 28,7 triệu tấn phân vô cơ. Cùng thời gian này, sản xuất phân hỗn hợp cũng phát triển. Nếu năm 1990 sản lượng phân đạm urê chỉ chiếm 33% phân đạm, thì đến năm 1998 đã chiếm 55,4%. Tính từ năm 1980 đến 1998, với mức tăng trung bình hàng năm 4,8% Trung Quốc là nước có ngành sản xuất phân vô cơ phát triển nhanh nhất với sản lượng đứng đầu thế giới. Nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân đạm chủ yếu là than đá trong nuớc. Trước năm 1982, đầu tư cho ngành sản xuất phân vô cơ chiếm tới 50% lượng đầu tư cho ngành công nghiệp hóa học và hoàn toàn do chính phủ tài trợ, kể cả 13 nhà máy sản xuất phân đạm urê nhập khẩu với công suất 1000 tấn amonia tổng hợp/ngày. Sau đó vốn đầu tư từ chính phủ thay đổi từ phân bổ sang cho vay. Từ năm 1996, luật về “Quĩ đầu tư” đòi hỏi vốn tự có của doanh nghiệp không dưới 25-30% tổng vốn đầu tư. Trong một thời gian dài, dưới nền kinh tế tập trung, các nhà sản xuất phân vô cơ phải sản xuất theo kế hoạch của chính phủ, các nhà nhập khẩu phân vô cơ phải nhập theo quota và phân phối cho nông dân theo qui định của chính phủ. Với cải cách kinh tế theo hướng thị trường, sản lượng dôi ra sau khi làm nghĩa vụ một phần với nhà nước được quyền bán theo giá qui định của từng địa phương. Từ cuối năm 1998, chính quyền quyết định giảm điều tiết từ quản lý thị trường trực tiếp sang gián tiếp, Uỷ ban kế hoạch nhà nước chỉ còn chịu trách nhiệm điều tiết vĩ mô, cân bằng sản xuất tổng thể và điều phối cung cầu giữa các tỉnh, các nhà máy lớn và những vùng cung phân vô cơ còn chưa đủ; quota cho sản xuất và thương mại được xoá bỏ; người sản xuất phân bón tự thiết lập hệ thống phân phối bán trực tiếp cho nông dân; các cơ quan nhập khẩu trước kia được quyền kinh doanh theo thị trường như một công ty nhập khẩu. Cải cách kinh tế đã chuyển đổi ngành sản xuất phân vô cơ của Trung Quốc vận hành theo những đòi hỏi của cơ chế thị trường.

Những vấn đề ngành sản xuất phân vô cơ, phân đạm urê của Trung Quốc còn gặp phải là:

Sản phẩm chưa đa dạng và sản lượng chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phân bón trong nước; sản lượng phân đạm tuy cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước nhưng phân chất lượng thấp còn chiếm tới 35% tổng sản lượng.

Sản phẩm NPK với tỉ lệ N:P2O5:K2O là1:0,3:0,16 còn bất hợp lý và kém hiệu quả sử dụng, trong khi nông nghiệp trong nước đòi hỏi tỉ lệ 1:0,37:0,25

Các nhà máy có qui mô nhỏ chiếm tới 91% và thiếu tập trung làm giảm khả năng cạnh tranh

Thiếu vật liệu đầu vào và cơ cấu vật liệu bất hợp lý, vật liệu sản xuất phân đạm chủ yếu là than đá, chiếm tới 60%, trong khi naphtha chiếm 5%, khí ga tự nhiên chỉ có 20%, vật liệu còn lại 4%.

Cơ cấu vốn bất hợp lý và các nhà máy phân bón phải chịu nợ lớn.

Công nghệ sản xuất phân bón lạc hậu