Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 18/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Cấu tạo và đơn giá thi công sàn bê tông cốt thép toàn khối nhà phố, nhà ở dân dụng

Đặc điểm việc thi công nhà phố, nhà ở với sàn bê tông toàn khối:

Sàn bêtông cốt thép toàn khối là loại sàn được áp dụng phổ biến trong xây dựng kiến trúc, nhà phố, biệt thự, nhà ở dân dụng và công nghiệp.

Ưu điểm việc thi công nhà phố, nhà ở với sàn bê tông toàn khối:

Cấu tạo đơn giản bền chắc có độ lớn cứng, đơn giá thi công nhà phố thấp.

Khả năng chống cháy tốt, không mục nát, ít phải bảo trì, dễ thoả mãn các yêu cầu về vệ sinh.

Vượt được khẩu độ tương đối lớn, diện tích rộng.

Nhược điểm việc thi công nhà phố, nhà ở với sàn bê tông toàn khối:

Đơn giá sữa chữa, cải tiến khó cho công trình nhà ở, nhà phố cao.

Khả năng cách âm không cao, cần có biện pháp cách âm cho sàn theo yêu cầu.

Giá thành cho ván khuôn và nhân công, thời gian thi công công trình nhà phố, biệt thự, nhà ở dân dụng chậm và chịu ảnh hưởng của thời tiết.

Tải trọng bản thân lớn., có thể chế tạo bằng bê tông nặng hoặc bêtông nhẹ ( như bêtông keramzit, bêtông xỉ, bêtông peclit. v. v.. )

Phân loại thi công nhà phố, nhà ở với sàn bê tông toàn khối:

Sàn bêtông cốt thép hình thức bản:

Sàn bêtông cốt thép bản kê hai cạnh: là loại toàn khối đơn giản nhất. Bản chịu lực theo một phương, với chỉ số chiều dài lơn hơn hay bằng hai lần chiều rộng. Nhịp của bản sàn nên lấy trong khoảng 2000-3000mm, sán có bề dày 60-100mm, được gác sâu váo tường tối thiểu ≥120mm. Loại sàn này thích hợp cho hành lang, sàn nhà vệ sinh hay các phòng có khẩu độ nhỏ.

Sàn bêtông cốt thép bản kê bốn cạnh: là loại sàn mà bản sàn chịu lực theo hai phương, tỷ số chiều dài nhỏ hơn hai lần chiều rộng, nhịp của bản sàn nên lấy 4000- 5000mm sàn có bề dày khoảng 80-120mm được gác sâu vào tường tối thiểu ≥120mm.

Loại sàn này thích hợp cho sàn nhà có mặt bằng gần vuông.

Hình4. 4. 2 Bản kê hai cạnh, Bản kê bốn cạnh

Sàn bêtông cốt thép hình thức sàn sườn :

Sàn bản dầm toàn khối

Là loại sàn có sườn gồm các bản và hệ dầm tạo thành trên mặt bằng những ô hình chữ nhật với tỷ số giữa 2 cạnh >2

Hình thức bản dầm được áp dụng trong trường hợp nhịp của sàn tương đối lớn, nếu dùng hình thức bản thì thì độ dày của bản sẽ lớn không tinh tế, do đó phải thêm các dầm để giảm bớt chiều dài nhịp của bản.

Với sàn có kết cấu theo hình thức bản dầm sẽ đạt được hiệu quả kinh tế khi sàn có nhịp trung bình. Tuy nhiên sẽ tốn gỗ ván khuôn hơn loại sàn thình thức bản. Mặt dưới của sàn không bằng phẳng và phải làm trần treo khi có yêu cầu

Theo hình thức chịu lực có thể phân thành 2 loại: Sàn 1 hệ thống dầm và Sàn 2 hệ thống dầm

Sàn một hệ dầm: Áp dụng khi mặt bằng sàn hẹp. Cần chọn phương chịu lực để có nhịp của dầm ngắn nhất với khoảng cách giữa các dầm từ 1m đến 2. 5m. Khi khoảng cách giữa hai dầm liền kề < 1,2m thì người ta gọi đó là sàn dày sườn.

Sàn hai hệ dầm :Áp dụng khi mặt bằng sàn rộng, sơ đồ kết cấu được xem như là bản kê lên dầm phụ, dầm phụ gối lên dầm chính, dầm chính đặt lên cột hoặc tường.

Phương của hệ dầm được chọn tuỳ thuộc vào sự bố trí chung của ngôi nhà và các yêu cầu khác.

Khi đặt dầm chính theo phương dọc nhà, trần nhà và cả gian nhà được chiếu sáng tốt hơn nhưng có thể phải kê một số dầm phụ lên phần tường trên ô cửa ở tường dọc, lúc đó cần đặt lanh tô khoẻ để chịu lực từ mút dầm phụ truyền xuống. Trong trường hợp đặt dầm chính theo phương ngang nhà làm tăng độ cứng ngang của nhà. Khoảng cách giữa các dầm chính từ 4m đến 6m.

Ngoài ra khi bố trí cột để đỡ dầm trong nhà cần quan tâm đến những yêu cầu sử dụng ngôi nhà như sự sắp xếp dây chuyền sản xuất việc sư dụng không gian của phòng ốc.

Trong phạm vi mỗi nhịp của dầm chính có thể bố trí một, hai hoặc ba dầm phụ, và nên xếp đặt dầm phụ thế nào cho có một dầm phụ đặt theo trục cột. Khoảng cách giữa các dầm phụ từ 1,5m đến 3m.

Kích thước tiết diện dầm và bản :

Dầm chính : Chiều cao dầm lấy bằng 1/8-1/12chiều dài dầm hdc = (1/8-1/15)ldc ; bdc = (1/2-1/3)hdc

Dầm phụ : Chiều cao dầm lấy bằng 1/15-1/20 chiều dài dầm hdp = (1/15-1/20)ldp ; bdp = (1/2-1/3)hdp

Bản: Chiều dày bản 6-10 cm tuỳ theo khẩu độ bản nhỏ hay lớn, 5cm đối với sàn mái.

Khi sàn kê trực tiếp lên tường, đoạn kê lê tường gạch là: 120mm đối với bản, 220mm đối với dầm phụ, 340mm đối với dầm chính. Nếu bề dày tường không đủ thì làm thêm bổ trụ. Mút dầm chính phải được đúc liền toàn khối với cột bê tông cốt thép đặt ở trong tường hoặc sát tường.

Hình 4. 4. 2 Sàn bêtông cốt thép hình thức bản dầm

Sàn ô cờ (két sông):

Có hai loaị sàn ô cờ: kiếu bản kê bốn cạnh và kiểu lưới ô nhỏ.

Sàn ô cờ kiểu bản kê bốn cạnh: Là loại sàn sườn trong đó dầm chính, dầm phụ lấy bằng nhau và chổ gặp nhau của dầm ngang dọc là các cột đỡ. Lưới cột thường dùng tạo nên một mạng lưới ô vuông hay ô chữ nhật gần vuông với diện tích ô không quá 36m2. Bản có chiều dày 8-15cm, Loại sầnn này có ưu điểm tạo nên mặt trần có hệ dầm đều đẹp dễ trang trí hay áp dụng trong những không gian lớn có thể bố trí cột như tiền sảnh, khách sạn, bệnh viện, truờng học.. v. v.

Sàn kiểu lưới ô nhỏ: Là một loại sàn sườn trong đó các sườn ngang dọc lấy cao bằng nhau, tạo thành một lưới ô vuông từ 80cm -2m. Chiều cao các sườn lấy bằng 1/30-1/35l ( bước cột, khẩu độ lớn của phòng). Bản sàn chỉ dày 5cm và cả tấm sàn tựa trực tiếp lên bốn tường hay các gối tựa xung quanh. Sàn có thể phủ trên một phòng có diện tích 60-70m2 mà không cần cột đỡ giữa, nó chỉ dùng khi phòng có hình thức vuông hay gần vuông có yêu cầu mỹ quan cao ( vì loại sàn này kém kinh tế hơn các sàn toàn khối kể trên) sàn thi công phức tạp, tốn cốp pha.

Các sườn có thể đặt song song với các cạnh phòng hay đặt chếch 450 so với cạnh phòng

Cũng có thể kết hợp kiểu sàn kê bốn cạnh và ô cờ để phủ lợp các phòng có diện tích lớn bằng cách tạo nên một lưới ô vuông với khoảng cách các cột 6-9m và từ cột

này sang cột kia có dầm nối liền. Loại sàn này cũng chỉ áp dụng trong các phòng như tiền sảnh, gian triển lãm. v. v.

Hình 4. 7 Sàn ô cờ

Sàn nấm: gồm một bản dày có mặt bằng vuông hoặc tròn được đặt ở trên một đầu cột chịu lực ở trung tâm bản, chỗ sàn tựa vào đầu cột, ứng suất cục bộ sẽ rất lớn có thể đâm thủng sàn, để khắc phục cấu tạo mũ cột loe ra theo góc 450, rộng 0. 2-

0. 3 bước cột, Chiều dày bản sàn thường lấy bằng 1/35- 1/40 khoảng cách cột, thường bằng 150-200mm, với một số trường hợp bản sàn có thể dày hơn, bản sàn tựa lên một lưới cột 6000x6000mm, 8000x8000mm. Loại sàn này thích hợp cho công trình kiến trúc có mặt bằng tương đối lớn như siêu thị, chợ hoặc xưởng chế tạo.

Loại sàn này có ưu điểm mặt trần phẳng, mỹ quan và có khả năng chịu lực chấn động cũng như tải trọng lớn. Nhưng có nhược điểm không tinh tế vì tốn vật liệu. Sàn nấp áp dụng trong trường hợp khi sàn phải chịu tải trọng lớn haycó yêu cầu đặc biệt.

Hình 4. 4b Sàn nấm


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT