Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 25/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Chất xây dựng trong thành phần chất tẩy rửa

Chất xây dựng đóng vai trò như là chất làm mềm nước cứng: kết tủa hoặc tạo phức với các ion Ca2+, Mg2+... có trong nước, loại bỏ ảnh hưởng của các ion này đối với chất hoạt động bề mặt, đặc biệt là chất hoạt động bề mặt anion, tween polysorbate 80, triethanolamine tea.

Chức năng của chất xây dựng:

Kết tủa tạo thành muối không tan và tách ra khỏi dung dịch chất tẩy rửa.

Tạo thành các phức bền tan trong dung dịch, ngăn không cho chúng tương tác với chất hoạt động bề mặt. Quá trình tạo phức có ý nghĩa hơn vì muối kết tủa có xu hướng bám lại trên bề mặt cần làm sạch.

Giữ ổn định pH của dung dịch. Các vết bẩn axit làm giảm pH của dung dịch tẩy rửa xuống thấp hơn mức tối ưu để chất hoạt động bề mặt có hoạt tính tốt nhất. Chất xây dựng tác động như chất đệm, trung hòa axit giữ pH ở mức đã định.

Phân chia các khối vết bẩn lớn thành các phần nhỏ để quá trình tẩy rửa được dễ dàng hơn.

Chống tái bám bẩn lên bề mặt đã làm sạch. Các chất xây dựng gia tăng điện tích âm cho các hạt bẩn, làm các hạt bẩn đẩy nhau, tránh kết hợp lại với nhau hoặc tái bám trên bề mặt sạch.

Phân tán các hạt bẩn hoặc giữ các hạt ở trạng thái lơ lửng trong dung dịch.

Các chất xây dựng bao gồm một vài loại sau:

Các hợp chất vô cơ:

Các polyphosphat như tripolyphosphat (P3O10), pyrophosphat, diphosphat (P2O7) không chỉ là các tác nhân phức hóa rất tốt mà còn có khả năng giữ chất bẩn lơ lửng trong dung dịch tốt. Khi vết bẩn đã bị tách khỏi vải sẽ bị giữ lơ lửng trong dung dịch bởi lực đẩy tĩnh điện, và do đó ngăn vết bẩn bám trở lại bề mặt vải. Dưới đây là một số phosphat chính có mặt trong thành phần chất tẩy rửa.

Các cacbonat như kali cacbonat, natri cacbonat được sử dụng để tăng khả năng tẩy rửa. Tác dụng của chúng dựa trên cơ sở là các chất bẩn và vải dễ nhiễm điện âm hơn khi pH tăng lên, kết quả làm tăng lực đẩy tĩnh điện. Các muối cacbonat làm kết tủa các ion nước cứng, tuy nhiên nó lại dẫn đến phá hủy vải sợi do tạo thành lớp cặn cứng bám trên vải, hiện tượng này càng rõ ràng hơn sau nhiều chu kỳ giặt trong nước cứng. Các cacbonat có khả năng đệm pH tốt.

Các Aluminosilicat là các chất trao đổi ion làm mềm nước cứng nhưng lại không có tác dụng tạo độ kiềm cần thiết nên thường được dùng kết hợp với các cabonat. Chúng không tan trong nước, thường tồn tại ở dạng hạt rắn lơ lửng. Điển hình cho loại hợp chất này là Zeolit A, tỷ lệ Al/Si là 1:1, và có công thức là Na12(SiO2)12(AlO2)12.27H2O.

Các hợp chất hữu cơ:

Các phosphat là các chất xây dựng rất tốt tuy nhiên chúng có nhược điểm là độc hại, khả năng phân hủy sinh học kém. Ngày nay, các phosphat dần được thay thế bằng các hợp chất hữu cơ có tác dụng tương đương và thân thiện với môi trường (khả năng phân hủy sinh học tốt).

Các aminocacboxylat như NTA (Nitrilo Tri-Axetic), EDTA (Etylen Diamin Tetra-Axetic) là những chất tạo phức tốt với hầu như tất cả các ion kim loại. Hơn nữa, chúng rất ổn định về mặt hóa học đối với quá trình oxy hóa khử,  và chúng không nhạy cảm đối với các axit và bazơ. EDTA có khả năng tạo phức tốt nhưng rất khó phân hủy sinh học trong khi đó NTA thì rất nhanh phân giải sinh học.

Các hydrocacboxylat (axit citric, axit tartric, axit gluconic...) rất thân thiện với môi trường nhưng khả năng tạo phức của chúng kém hơn các aminocacboxylat. Axit citric là chất tạo phức với ion kim loại khác ngoài canxi, và thường được dùng trong trường hợp cần loại bỏ các kim loại chuyển tiếp như đồng, kẽm, sắt.

Ngày nay, các chất xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về khả năng phân hủy sinh học cũng như các chỉ tiêu khác về an toàn đối với người và sinh vật, phải có hiệu lực tương đương với EDTA và giá thành rẻ. MGDA (Metyl Glycin Diaxetic Axit) là một trong các sản phẩm chứa phần lớn các điều kiện đó, có khả năng phân hủy sinh học, khả năng tạo phức chỉ kém

Việc tìm kiếm những tác nhân phức hợp mới này phải phù hợp với các điều kiện sau đây: Phân giải sinh học tốt. Có tính hiệu lực cao (cần phải ngang với hiệu lực của EDTA). Giá thành hợp lý.

Hiện nay một trong những sản phẩm chứa phần lớn các điều kiện ấy là MGDA (Methyl Glycine Diaxetic Acid). Phân tử MGDA có thể phân huỷ sinh học.

Các chất trao đổi ion.

Từ nhiều năm nay, việc sử dụng những chất trao đổi ion trong nhiều sản phẩm tẩy rửa đã gia tăng đáng kể vì những lý do môi trường. Những nguyên liệu mới không tan này (các zeolit) là những silico-aluminat natri .


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
HDBM