Phương Nam Co LTD
Thi công xây dựng phần thô
© 17/4/2024 - Vietnam12h.com Application
 Mẫu thiết kế nhà đẹp để làm tốt việc bảo tồn các phố cổ, phố cũ...

Bảo tồn các mẫu thiết kế nhà phố các phố cổ, phố cũ...

Đi sản văn hoá của mỗi dân tộc thế hiện muôn vàn khía cạnh khác nhau của đặc tính dân tộc ấy, đồng thời lại thể hiện sợi dây bí hiểm liên kết tất cả những gì mà dân tộc ấy đã sáng tạo qua các thế kỉ với tất cả những gì mà nó có thể tạo ra trong tương lai. Việc gìn giữ đi sản mẫu thiết kế nhà phố các phố cổ, phố cũ... này là một hoạt động gắn liền với sức sống và sức sáng tạo đặc thù của mỗi dân tộc. Đô thị nhà ở cổ, những thành phố có lịch sử lâu đời lại là những đi sản văn hoá tựu trung được rõ nhất và đầy đủ nhất những khía cạnh đó, thế mà các đi sản đó, dù là những công trình xây dựng đơn lẻ, những quần thể kiến trúc, những cảnh quan đô thị luôn luôn đứng trước nhiều nguy cơ bị huỷ hoại mà nguyên nhân một phần do tác động hao mòn của thời gian, một phần khác quan trọng hơn là hành động vô trách nhiệm, thiếu kiến thức của con người trong quá trình đô thị hoá hối hả, hiện đại hoá ồ ạt. Trước những mối nguy hiểm đó, đã xuất hiện trên quy mô toàn cầu một ý thức mới về việc cần phải gìn giữ tích cực hơn các đi sản văn hoá và tự nhiên. Việt Nam chúng ta, một trong số ít quốc gia còn giữ lại được nhiều đi sản kiến trúc đáng tự hào (nhà ở phố cổ Hà Nội, Huế và Hội An, đi sản kiến trúc thuộc địa Pháp ở Hà Nội, nhà ở thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác, các công trình kiến trúc tôn giáo...) đang đứng trước những thách thức như vậy. Để giải quyết, trước tiên cần có hiểu biết đúng đắn về khái niệm bảo tồn đi sản.

Bảo tồn có hai ý nghĩa lớn. Trước hết đó là cách đánh giá năng động quá trình tiến hoá của sự cộng sinh giữa con người và thiên nhiên, chính là cách quy hoạch và quản lí tài nguyên để thoả mãn nhu cầu phát triển tương lai (Bảo tồn đi sản tự nhiên và sinh quyển). Ý nghĩa thứ hai hẹp hơn, xoay quanh bảo tồn các công trình xây dựng, cá thế hoặc quần thể cùng các mối cảnh nhân tạo quanh chúng (bảo tồn đi sản văn hoá kiến trúc). Bảo tồn công trình kiến trúc, mẫu thiết kế nhà phố các phố cổ, phố cũ... có ý nghĩa cao hcm bảo lưu. Đó là sự giữ lại với chủ định không chi làm cho sự vật tồn tại mà còn giúp nó tiếp tục hiện diện hữu ích, cũng có nghĩa không đơn giản chỉ là sự phục chế, trùng tu hoặc giữ nguyên đi sản.

Trên thế giới hiện tồn tại các quan điểm bảo tồn mẫu thiết kế nhà phố các phố cổ, phố cũ... sau:

Không đụng chạm vào mẫu thiết kế nhà phố các phố cổ, phố cũ... gì cả

Phương pháp này trên thực tế hơi khó vì khi phát hiện ra giá trị của công trình thi phần lớn công trình đã có sự đụng chạm của con người, đã bị biến dạng... Rõ ràng phương pháp này không còn có thể áp dụng cho những nơi đã khá nổi tiếng và đã được cải tạo, tuy nhiên nó có thể tiến hành được ở những nơi chưa kịp trở thành mục tiêu của kinh doanh du lịch, đặc biệt ở các nước kém phát triển cách này thường áp dụng cho các khu phế tích, khu đi chỉ khai quật, các khu vực văn minh cổ bị lãng quên... mới phát hiện.

Lưu giữ các khu cổ ‘mẫu thiết kế nhà phố các phố cổ, phố cũ...’ như là bảo tàng sống

Một cách tiếp cận khác cho rằng việc duy trì lối sống, hoàn cảnh điều kiện cũ cho toàn bộ dân cư trong khu cổ trên thực tế là không thể làm nổi. Do đó nên chăng chỉ cố gắng giữ nguyên các cơ sở cũ hãy còn nguyên gốc để làm "bảo tàng sống", còn dân cư thì tuỳ ý hành nghề theo lối sống hiện đại: Các nơi chưa bị chỉnh trang, cải tạo nhiều sẽ cố gắng giữ nguyên hay trùng tu năng cấp, khỏi phục những hình thức cũ phía ngoài mang tính lịch sử gốc, còn cách khai thác các không gian bên trong và bên ngoài công trình Khu cận kể vẫn là không khthoạt động đương đại. Muốn vậy nhà nước thường phải mua lại các công trình đi sản giá trị, duy tu và biến chúng thành tài sản quốc gia có chế độ bảo tồn khai thác chủ động theo dự kiến, để tránh cho chúng trở thành các bảo tầng tiêu điều, và làm cho sinh khí khu phố hồi phục... tái hiện quá khứ trong chừng mực có thể.

Báo tổn đi sản theo cách này thường kéo theo quá trình thướng mại hoá lịch sử. Rất nhiều mẫu thiết kế nhà phố các phố cổ, phố cũ... nơi cổ trở thành địa điểm buôn bán nhộn nhịp có nhiều của hàng lưu niệm bán các đồ cổ quý giá, các văn hoá phầm phục vụ du lịch, các quán cà phê, phòng trưng bày triển lãm cùng nhà ăn đặc sản, được phục vụ theo truyền thống dân tộc... các quốc gia châu Âu đã đi theo hướng này. Hội An của ta có thể áp dụng.

Gìn giữ và tôn tạo các công trình kiến trúc và hạ tầng kinh tế xã hội để chúng trở về gần với nguyên dạng

Đây là quan điểm Bảo tồn theo chiều sâu, quan tâm đến phục hồi một môi trường vật chất có thuần nhất và chính xác, cả nội dung bên trong và hình thức bên ngoài. Có rất nhiều những đài kỉ niệm, công trình văn hoá lịch sử như cung điên, đình chùa... đã được bảo tồn theo cách này và gần đây ở một số nước người ta đã phát triển từ công trình đơn chiếc sang giải quyết cả một tổng thể lớn, toàn bộ một khu nhà ở “ mẫu thiết kế nhà phố các phố cổ, phố cũ... “ hay một đoạn phố cổ. Người ta phải tiến hành điều tra kỹ lưỡng về lịch sử công trình, về loại hình (typologic và morphologil) để tìm kiếm một cách Bảo tồn chiều sâu có kết hợp với các chức năng sử dụng khai thác tích cực khác của cuộc sống hiện đại ở mức độ thấp để bảo lưu được cái hồn; các không khthoạt động xưa một cách tối đa.

Tuy nhiên cách này cũng gặp những trờ ngại. Việc cải tạo không khéo lại vô tình khoác cho đi sản bối cảnh mới, hình dáng chung tuy có giữ được nhưng bộ mặt thì mới vì vật liệu và màu sắc. Cái cũ có thể thành cái mới và của thật có thể thành của rởm. Việc gìn giữ dáng vẻ và bộ mặt kiến trúc còn dễ, chứ sự lưu giữa dáng vẻ và linh hồn cuộc sống cũ khó khăn hơn nhiều, tuy nhiên kinh doanh khai thác du lịch lại muốn như thế nhằm làm thỏa mãn óc tò mò của du khách.

image184

Ngoài những thách đố về mặt vật chất và xã hội như trên thì các mâu thuẫn về mức độ bảo tồn các khu cổ thể hiện ở chỗ làm thế nào để có thỏ khôi phục giá trị đích thực lịch sử, vì thông thường Bảo tồn là phải có chọn lựa có sự tỉa tốt tháo gở những bộ phận mới cấy thêm một cách thiếu văn hoá. Và kết quả là quá khứ có thể bị cường điệu hoá lên khác hẳn hiện thực vốn của nó, làm mất đi tính chân thưc lich sử và sự toàn vẹn hữu cơ cua đi sản văn hóa.

Chấp nhận sự cộng sinh và bảo vệ tính liên tục lịch sử cho mẩu nhà các khu phố cổ

Quan niệm này xem đô thị, mẫu thiết kế nhà phố các phố cổ, phố cũ...  được hình thành dần dần từ một quá trình dài lâu (khác hẳn một công trình đơn lẻ hay một quẩn thế kiến trúc cụ thế được hoàn thành trong một thời gian hạn chế) có sự phát triển liên tục và sự đóng góp của nhiều thế hệ tiếp nối với những đấu ấn văn hoá mang tính lịch sửỗ Đó là sự "cộng sinh" của nhiều thế loại, nhiều hình thức, nhiều kĩ thuật công nghệ, nhiều nền văn hoá do tính đặc thù phát triển của nó.

Chính vì thế hãy để dành và bảo lưu vị trí cho các dạng kiến trúc đặc thù và tiêu biểu cho từng thời kì tiến hoá của lịch sử một thành phố. Trên quan điểm đó người ta chấp nhận có sự đan xen, sự phong phú mang tính "đa nguyên" của văn hoá kiến trúc nhiều nguồn gốc và truyền thống ứng với nhiều thời điểm khác nhau. Người ta sẽ chi gạt bỏ những gì là sự tuỳ tiện, kém chất lượng và chắp vá, không chính thống và giữ lại những cái hay, cái đẹp, cái điển hình có giá trị đích thực. Mẫu thiết kế nhà phố các phố cổ, phố cũ... Hà Nội hiện nay chính là bước khám văn hoá đa nguyên của thiết kế kiến trúc cổ hàng phố truyền thống, mẫu kiến trúc nhà ống trung Hoa, mẫu kiến trúc thuộc địa Pháp Nhật, mẫu kiến trúc triết trung, mô déc và hiện đại, thậm chí hậu hiện đại v.v... Đó phải chăng cũng có nét đạc thù, cái riêng tự nhiên và hợp lí của nó. Bangkok, Sigapore là những ví dụ của quan điểm này.

Áp dụng kĩ thuật mới, quan điểm mới để tái hiện mẫu thiết kế nhà phố các phố cổ, phố cũ..., quần thể kiến trúc theo tinh thần truyền thống dậm đà màu sắc dân tộc...

Đây là một quan điểm Bảo tồn vừa lãng mạn cực đoan vừa thực tế; cho rằng kiến trúc cổ với kì thuật lạc hạu không có khá năng bảo lưu lâu dài, con người hiện đại cũng không thể sống theo lối cũ trong một môi trường đô thị phát triển cao với nhịp sống khẩn trương... Vì thế nên xoá bỏ những đi tích không thể Bảo tồn được, thiết kế xây dựng lại mẫu khu phố hiện đại trên tinh thần văn hoá truyền thống bằng vật liệu kĩ thuật tiên tiến nhằm có thể bảo lưu chúng lâu dài, đề cao những nét đẹp truyền thống còn phù hợp với xã hội phát triển như Bangkok và Singapore đã làm. Những thi công công trình này sau một thời gian sẽ trở thành đi sản cho các thế hệ tương lai có điều kiện tổn tại lâu dài.

Với các hướng tiếp cận đa dạng trên đây rõ làng từng quan điểm đều có những khía cạnh đúng và tích cực của nó, có thể áp dụng tốt cho từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào hoàn cảnh từng nước và điều kiện kinh tế.

Vấn đề Bảo tồn đi sản văn hoá, đặc biệt bảo tồn kiến trúc, Bảo tồn phố cổ, phố cũ của Việt Nam rõ ràng không thể chọn lựa, tiến hành theo duy nhất một phương pháp cụ thế nào: phò cổ Hà Nội không thể bão tồn như phố cổ Hội An: phố cũ Thủ đô không thể xứ lí như phố cũ Sài Gòn; đi tích Tháp Chàm có plurơng pháp bảo dưỡng tôn tạo không thể như cách bảo tồn Cung điện cố đô Huế... Đó là vì từng đối lượng cần bảo tồn tuy có chung một loại hình nhưng có những điều kiện riêng rất khác nhau.

Cũng như các nước kém phát triển hay các nước đang công nghiệp hoá, vấn đề bảo tồn phố cổ ở Việt Nam còn có màu sắc riêng: đó là sự băn khoàn giữa giá trị tinh thần đích thực của đi sản và giá trị thực dụng của đông đảo quần chúng đang khai thác sử dụng chúng như là nguồn sõng chính, là sự sổng còn của gia đình. Người ta có thể chấp nhận câu nói rất chí lí: "Một thành phố mà không có cõng trình cổ thì cũng như một người không có kí ức” nhưng lại cho rằng "có thực mới vực được đạo". Đó chính là cái khồ nhất của việc bảo tồn phố cố Hà Nội, trung tâm buôn bán lâu đời của Thủ đở, mà mỗi tác đất giá trị một tấc vàng, không ai muốn rời bỏ nó tuy trong thâm tâm họ đều muốn được cải thiện điều kiện ở.

Việc cải tạo năng cấp và Bảo tồn giá trị văn hoá kiến trúc của phố cổ Hà Nội chỉ có thể làm được khi chọn được một phương pháp tích cực đúng đắn và có sự hợp tác tích cực của Nhà nước, địa phương và người dân trong khu vực vì lợi ích của chính chúng (giá trị đi sản) iợi ích cộng đóng (đáp ứng giá trị sử dụng và nhu cầu xã hội đang lên) lợi ích cá nhân (sự đổn bù thích đáng về mặt kinh tế của chủ hộ) song song với viôc nâng cao dân trí, tuyên truyền giáo dục để mọi người lliấy hết ý nghĩa của việc lưu giữ, bảo tồn các đi sản hiếm hoi vì quyển lợi của không chỉ quốc gia mà củíi cả nhàn loại.

Riêng Trường hợp phố cố Hà Nội, chúng ta đã có nhiều chương trình và dự án Bảo tồn tôn tạo được nghiện cứu rất công phu, có cơ sở khoa học và sức thuyết phục, song để thực hiện thành công chắc còn phải tiếp tục nghiện cứu và hoàn thiện thêm tính khả thi. Nên chăng cần suy nghĩ thêm các khía cạnh:

Có hơi cường điệu quá giá trị mẫu thiết kế kiến trúc nhà ống, nhà phố, biệt thự, truyền thống vốn không cồn giữ lại được bao nhiêu để xác định giới hạn phố cổ cần bảo vệ quá lớn trong khi thực chất chỉ cần báo lưu tôn tạo tập trung vào một vài đoạn phố còn giữ lại được nhiều hơn các nguyên mẫu và khung cảnh linh hồn sống truyền thống đặc thù?

Có nên quy định đồng loạt độ cao kiến trúc mặt phố 12m và 16m cho những công trình nằm ở phía sau trong khi lộ giới phố phưởng Hà Nội không dùng chung độ rỗng, dẫn tới người ta có thể cao bằng phố cổ với mức cao tối đa cho phép và Phố phải sẽ còn đâu nét duyên dáng nên thơ của sóng mái lô xô và rêu phong, những đường cắt nhấp nhô độc đáo hằn rõ nét trên nền trời Hà Nội đã rất thân quen đối với nhiều thế hệ người Việt Nam như một kí ức đẹp.

Không nên dàn trải nghiện cứu nhiều vấn đề trong khi "lực bất lòng tâm", nên chăng tập trung sức lực và trí tuệ giải quyết thực thi thí điểm một phần nhỏ, tạo ra sức thuyết phục bằng kết qủa tổng hợp của khu vực thực nghiệm để từ đó cho loang dần ra sau khi đã tổng kết rút kinh nghiệm.

Có thể Nhà nước sẽ phải mua lại một đoạn phố cổ, cả hai mặt đường. Nhà nào còn tốt thì tu bổ khôi phục lại nguyên dạng gốc. những nhà đã hư hỏng nhiều, bị biến dạng qua nhiều đợt tu sửa chắp vá, nên mạnh dạn phá rỡ, xây dựng lại theo nguyên mẫu, tạo ra một tổng thể kiến Trúc có hình thể và linh hồn phố phường Thăng Long thời kì trước cuộc cách mạng Thẳng Tám thành công. Chúng ta sẽ lưu giữ được một đoạn phố với tính đích thực lịch sử của nó bằng vật liệu mới (có thể cả bê tông cốt thép) nhưng dáng vẻ bên ngoài có sự tôn trọng kiến trúc truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Những nơi khác sẽ dần dần được hoàn chính bộ mặt ngoài và nội thất không gian theo tinh thần "cộng sinh đa nguyên" của một tổng thể kiến trúc có sự đóng góp liên tục của nhiều thế hệ với nhiều dòng ảnh hưởng sau khi đã gạt bỏ những gì tạp nham và không có giá trị văn hoá.


Link Đọc file PDF hoặc tải file pdf về máy tính
XDKT